Hệ thống câu hỏi cảm thụ trong dạy học truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam ở lớp 11 - pdf 16

Download miễn phí Luận văn Hệ thống câu hỏi cảm thụ trong dạy học truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam ở lớp 11



Coi trọng và đánh giá cao vai trò của người đọc là một tư tưởng mới
mẻ, tiến bộ của tác giả trong điều kiện xã hội đương thời. Tất nhiên, tác giả
Thạch Lam dành sự ưu ái cho hạng độc giả biết suy nghĩ, tìm tòi. Những
người đọc này tìm đến với tác phẩm không phải để tiêu khiển, giải trí thông
thường hay để thỏa mãn một khát vọng tầm thường nào đó mà họ đến để đọc,
hiểu nhân vật, để tìm thấy sự đồng cảm và sẻ chia. Nếu như nhà văn là người
tạo ra tác phẩm thì chính công chúng là người cho tác phẩm sự sống. Độc giả
có trình độ, văn hoá đọc càng cao thì tác phẩm càng mới có sức bền vững với
thời gian. Hiểu sâu sắc điều này cho nên tác phẩm của Thạch Lam không chỉ
là sự phản ánh hiện thực mà đọc nó, ta thấy như một thông điệp, một nỗi lòng
khao khát được trao đổi, chia sẻ cùng bạn đọc tri âm. Ông từng đánh giá về
độc giả "họ có nhiều tức là văn chương phong phú và giá trị.".



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

nâng
cao, phát triển , nội dung truyện được cảm thụ sâu sắc khi người học thâm
nhập vào những điểm sáng nghệ thuật của truyện như hình tượng ông Huấn
với cái tài và cái tâm toả sáng giữa đêm tối tù ngục , cảnh cho chữ hiện lên
như một cảnh tượng xưa nay chưa từng có…
Nói tóm lại, mỗi một truyện ngắn cụ thể có một cách tổ chức kết cấu , một
cách vận hành riêng. Chính vì vậy khi dạy học, tuỳ từng tác phẩm và dựa trên
những yêu cầu có tính nguyên tắ c của việc xây dựng câu hỏi cảm thụ và việc
phân loại các câu hỏi cảm thụ mà người dạy có sự vận dụng hệ thống câu hỏi
cho phù hợp . Cần tránh trường hợp nhàm chán cứ lặp đi lặp lại qua từng tiết
học một mô hình câu h ỏi giống nhau cho những bài học khác nhau , phương
pháp dạy học kiểu ấy không chỉ làm thui ch ột khả năng cảm thụ văn học của
học sinh mà nó còn phản ánh năng lực sư phạm kém cỏi của người thầy.
2.1.2.Vận dụng hệ thống câu hỏi cảm thụ vào dạy học truyện ngắn Hai
đứa trẻ của Thạch Lam
2.1.2.1. Tác giả Thạch Lam – Sơ lược cuộc đời và sự nghiệp văn chương
Thạch Lam – một trong những cây bút xuất sắc của văn học Việt Nam
trong chặng đường nửa đầu thế kỉ XX. Tác phẩm của ông đã đem đến cho văn
xuôi nước nhà một phong cách mới, góp phần làm phong phú diện mạo của
nền văn học nước ta trong bước chuyển mình trên con đường hiện đại hóa.
Thạch Lam tên khai sinh là Nguyễn Tường Vinh, sau đổi thành Nguyễn
Tường Lân. Ngoài bút danh Thạch Lam ra, ông còn bút danh khác là Việt
Sinh. Thạch Lam sinh ngày 07 tháng 07 năm 1910, tại ấp Thái Hà, Hà Nội.
Ông là con thứ sáu trong gia đình có bảy người con của cụ Nguyễn Tường
Chiếu và bà Lê Thị Sâm. Ông sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh gia đình bắt
đầu sa sút về kinh tế. Thuở nhỏ, có thời gian ông cùng gia đình chuyển dời về
sống ở thị trấn Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương, một phố huyện nhỏ, nơi Thạch
Lam đã gắn bó gần nửa cuộc đời của mình, và cũng chính nơi đây đã để lại
dấu ấn sâu sắc trong sáng tác của ông từ cảnh vật thiên nhiên đến cuộc sống
của con người.
Năm 1931, Thạch Lam đỗ tú tài, bắt đầu viết báo, viết truyện. Sau đó,
ông cùng hai người anh là Nhất Linh và Hoàng Đạo lập ra nhóm Tự lực văn
đoàn, đây chính là cái nôi ươm mầm cho tài năng nghệ thuật của ông. Bắt đầu
từ năm 1933 đến 1941, ông liên tục có tác phẩm được xuất bản, bao gồm đủ
các thể loại, một số tác phẩm tiêu biểu như: Gió đầu mùa (tập truyện ngắn);
Nắng trong vườn (tập truyện ngắn); Ngày mới (tiểu thuyết); Theo Giòng (tập
tiểu luận); Hà Nội 36 phố phường (tập kí);…tất nhiên, thành công nhất của
Thạch Lam vẫn là ở thể loại truyện ngắn và kí.
Ông mất ngày 28 tháng 06 năm 1942 tại làng Yên Phụ vì bệnh lao phổi,
ông qua đời trong sự thương xót và nuối tiếc của bạn bè đồng nghiệp và độc
giả yêu văn chương của ông. Nhìn chung, đi sâu vào cuộc đời và sự nghiệp
văn chương của Thạch Lam, ta còn nhiều khía cạnh để bàn bạc và chia sẻ. ở
đây, ta chỉ điểm qua những mốc thời gian cùng những sự kiện nổi bật, làm cơ
sở để ta khám phá các giá trị của những sáng tác của ông, nhất là ở thể loại
truyện ngắn.
2.1.2.2. Quan niệm văn chương của Thạch Lam
Quan niệm văn chương của Thạch Lam không chỉ thể hiện bằng những
sáng tác mà nó còn được nêu lên như một tuyên ngôn trực tiếp của ông. Trong
lời nói đầu cho Gió đầu mùa, ông viết: “Bởi vì đối với tôi, văn chương không
phải là một cách đem đến cho người đọc sự thoát ly hay sự quên, trái lại, văn
chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có, vừa để tố
cáo và thay đổi một cái thế giới giả dối và tàn ác, vừa làm cho lòng người
được thêm trong sạch và phong phú hơn”.
Với quan niệm tích cực như vậy, ông đã tách mình ra và vươn xa hơn
so với các nhà văn thuộc khuynh hướng lãng mạn đương thời. Ông đã phủ
nhận loại văn chương thoát li, xa rời hiện thực đồng thời ông khẳng định vai
trò, sức mạnh cao cả của văn chương, đó là vừa tố cáo vừa cải tạo hiện thực
và vừa thanh lọc tâm hồn con người. Chẳng thế mà có ai đó cho rằng Thạch
Lam là một nhà văn lãng mạn bám rễ sâu vào hiện thực và cũng không ngạc
nhiên khi họ so sánh Thạch Lam với Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng,
Nam Cao, Hồ Chí Minh, Phan Bội Châu và cả nhà văn Lỗ Tấn của Trung
Quốc nữa. Nhìn từ góc độ lý luận văn học mà nói rằng, quan niệm văn
chương của Thạch Lam không chỉ mới mẻ ở chỗ ông phát hiện ra vai trò tích
cực của tác phẩm văn học mà ông còn thấy được đời sống, sự vận động của
nó trong mối liên hệ với tác giả và bạn đọc.
2.1.2.2.1. Nhà văn
Khi nói về phẩm chất của người nghệ sĩ, nếu như nhà văn Nam Cao đề
cao khả năng tìm tòi, đào sâu suy nghĩ và sáng tạo thì Thạch Lam đặc biệt coi
trọng tính thành thực. Một nhà văn không thành thực, không bao giờ trở nên
một nghệ sĩ. Chính quan niệm này đã đưa Thạch Lam đến gần đến chủ nghĩa
hiện thực.
Thành thực ở đây vừa là trung thành với hiện thực cuộc sống xã hội
vừa chân thành với chính tâm hồn của mình. Đây thực sự là một yêu cầu khó
không chỉ riêng đối với các nhà văn lãng mạn. Bước sang đầu thế kỷ XX, đời
sống xã hội có sự đổi thay nhiều mặt, nhất là khi nghề viết văn đã trở thành
phương tiện để mưu sinh. Để vượt qua được sự kiểm duyệt gắt gao của chính
quyền thực dân, tồn tại sau sự sàng lọc của nhà xuất bản và nhất là chạy theo
những thị hiếu của tầng lớp độc giả thành thị… nhiều khi ngay cả những nhà
văn có kinh nghiệm trong lĩnh vực sáng tác nhưng chưa chắc đã dám nói lên
sự thật, bộc lộ những suy nghĩ, trải nghiệm của đời mình trên trang giấy.
Đồng ý tài năng của Thạch Lam được ươm mầm từ mảnh đất của Tự
lực văn đoàn, song với quan niệm về nhà văn như trên đã khẳng định một
Thạch Lam khác hẳn, riêng biệt, không hòa lẫn, nếu như không nói ông đã
tuyên chiến với lối văn chương ủy mị, cầu kỳ, thoát ly hiện thực. Đối với ông,
mọi sự tô hồng cũng như bôi đen cuộc sống này đều là giả dối. Hãy đọc
những trang viết của Thạch Lam để thấy được con người ông sâu sắc đến
chừng nào. Ở đấy không có những chuyện tình thơ mộng kiểu kẻ tục người
tiên, không có bức tranh thiên nhiên hoa mĩ diễm lệ hay xây dựng những tình
huống xung đột một cách khuôn sáo mà trong tác phẩm của ông luôn là
những cảnh thực, người thực. Từ cảnh sống cùng quẫn, đói cùng kiệt của người
mẹ quê đông con (Nhà mẹ Lê) đến bức tranh chiều quê êm đềm, buồn bã, tẻ
nhạt (Hai đứa trẻ ) hay là một căn phòng trọ nhớp nháp, bẩn thỉu ( Tối ba
mươi)… tất cả là một sự thu nhỏ của hiện thực cuộc sống đang diễn ra từng
ngày, nó được thể hiện bằng cảm xúc chân thành của một trái tim nhân ái bao
la. Không có sự dũng cảm, thành thực trong nghề văn thì không thể làm được
điều ấy.
2.1.2.2.2.Tác phẩm
Khi đưa ra ý kiến về tác phẩm Tố Tâm của Hoàng Ngọc Phách , Thạch
Lam nói

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status