Đặc trưng văn xuôi nghệ thuật Bình Nguyên Lộc - pdf 16

Download miễn phí Luận văn Đặc trưng văn xuôi nghệ thuật Bình Nguyên Lộc



MỤC LỤC
Trang
DẪN NHẬP
1.Lí do chọn đề tài . 1
2.Lịch sử vấn đề . 4
3.Phạm vi nghiên cứu . 8
4.Phương pháp nghiên cứu . 10
5.Đóng góp của luận văn . 12
6.Kết cấu luận văn . 13
NỘI DUNG
CHƯƠNG I. QUAN NIỆM CỦA BÌNH NGUYÊN LỘC VỀ VĂN CHƯƠNG,
NGHỆ THUẬT VÀ NGƯỜI NGHỆ SĨ. 14
1.Quan niệm của Bình Nguyên Lộc về văn chương,nghệ thuật . 18
2. Quan niệm của Bình Nguyên Lộc về người nghệ sĩ . 25
CHƯƠNG II.MỘT SỐ NỘI DUNG TƯ TƯỞNG CHỦ ĐẠO TRONG
VĂN XUÔI NGHỆ THUẬT BÌNH NGUYÊN LỘC . 33
1.Quan niệm của Bình Nguyên Lộc về lòng yêu nước . 34
2.Quan niệm của Bình Nguyên Lộc về đất nước . 40
CHƯƠNG III.QUAN NIỆM NGHỆ THUẬTVỀ CON NGƯỜI TRONG
VĂN XUÔI NGHỆ THUẬT BÌNH NGUYÊN LỘC . 49
1. Quan niệm của Bình Nguyên Lộc về con người nhỏ be . 51
2. Quan niệm của Bình Nguyên Lộc về mối quan hệ giữa con người và
thế giới khách quan . 55
3. Quan niệm của Bình Nguyên Lộc về con người nhận thức . 59
CHƯƠNG IV. KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT VÀ THỜI GIAN NGHỆ THUẬT
TRONG VĂN XUÔI NGHỆ THUẬT BÌNH NGUYÊN LỘC . 69
1.Không gian nghệ thuật . 69
2.Thời gian nghệ thuật . 83
CHƯƠNG V. NGÔN TỪ NGHỆ THUẬT TRONG VĂN XUÔI NGHỆ THUẬT
BÌNH NGUYÊN LỘC. 89
1.Các dạng thức đa thanh,phức điệu trong lời văn nghệ thuật
Bình Nguyên Lộc . 89
2.Các dạng thức cú pháp trong văn xuôi nghệ thuật Bình Nguyên Lộc . 103
KẾT LUẬN . 116
TÀI LIỆU THAM KHẢO . 119



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

“chân trời quen thuộc” , bị ném vào một chân trời mới, lập tức cái
mô hình về thế giới trong ý thức anh ta ( phản ánh cái “chân trời quen
thuộc” của anh ta )sẽ xung đột với không gian mới.Người ta vẫn thường
gọi đó là những cú “shock văn hoá” .Để thoát khỏi “shock” , người ta có
ba cách giải quyết : một là, lãng quên cái mô hình cũ, nạp vào mô hình
mới.( Dĩ nhiên, phương pháp này không thể tiến hành một sớm một
chiều.Hơn nữa,nhà văn gọi những kẻ theo phương án này là những …kẻ
vô loài ! ) ; hai là , tạo ra cái không gian cũ trong không gian mới để tự
an ủi mình ; ba là, trở về với không gian cũ của mình .Phương án thứ hai
và thứ ba là phổ biến nhất ,và nhà văn cũng chỉ thương những người nào
theo hai phương án đó thôi. Trên thực tế ,chúng ta bắt gặp rất nhiều
“không gian văn hoá Việt Nam” tại Pháp,Mĩ, Nga,Đông Aâu… do “những
đứa con thương của đất mẹ” mang đi. Đọc “Chiến tranh và Hoà bình” của
L.Tônxtôi, ta gặp những nhân vật có thể thích ứng với mọi không
56
gian,tiêu biểu là Nikolai Rostov : chàng thể hiện mình ở trung đoàn
không như ở nhà ,ở nông thôn không như ở Moskva ,khi chàng ở nơi
khiêu vũ hay ở chiến trường,hành vi của chàng không chỉ được tính cách
của chàng quyết định mà còn bị những tiêu chuẩn ứng xử chung của
những không gian ấy cụ thể ấy chi phối ( 14, 292 ).Ở các nhân vật của
Bình Nguyên Lộc thì khác,những nhân vật mà ông yêu quý chỉ và chỉ
được mô hình thế giới trong ý thức của chúng chi phối, do đó chúng chỉ
tìm được cõi bình an trong tinh thần khi sống trong không gian của riêng
mình.Như chúng tui đã trình bày ở chương trước,trong tư tuởng nghệ thuật
của Bình Nguyên Lộc, đô thị là một không gian văn hóa phi bản sắc nên
cái mô hình thế giới mà nó tạc vào ý thức người thị dân là một mô hình
có tính chất quốc tế .Do đó,con người của nó có thể rong ruổi ở tất cả các
đô thị trên thế giới mà không bao giờ bị shock văn hoá.Nhưng những kẻ
ấy lại không chịu đựng được khi được trở về không gian thôn dã của dân
tộc,tựa như chàng Tập trong truyện “Hương hành kho” ,sinh trưởng tại
Paris, quen với mùi đô thị,cũng mở miệng nói về “lòng yêu nước” nhưng
khi nhìn thấy một làn khói trắng,một mùi hương hành kho thì lại dị
ứng.Nhưng con người như thế,khi trở về đất mẹ sẽ lại thương nhớ một
cách ngược đời quê hương của người khác .Thái độ của Bình Nguyên Lộc
là hết sức dứt khoát : những kẻ như thế “thực ra là một thằng Pháp-Lăng-
Sa”( 9,1005).Đứng một thực tế là tuy người ta không thể lựa chọn cha
mẹ,dân tộc,nhưng người ta có thể thay đổi không gian văn hoá của
mình,thì với nhà văn, con người Việt Nam đẹp nhất là con người biết níu
giữ một “cuống rún chưa lìa” với quê cha đất tổ bằng mọi giá. Nếu như
“con người yêu nước”trong văn Nguyễn Quang Sáng (“Chiếc lược ngà”)
, trong văn Đoàn Giỏi ( “Đất rừng phương Nam” ) là con người biết đứng
lên cầm vũ khí, thì “con người yêu nước” trong văn Bình Nguyên Lộc là
con người biết gìn giữ bản sắc văn hoá của dân tộc trong tâm hồn mình
một cách tự giác và bằng cả tấm lòng.Đoạn văn sau đây,nếu không chú
ý,ta sẽ có cảm tưởng nhà văn ái ngại cho những ngừơi nông dân ,nhưng
thực ra thái độ của ông là khẳng định :
“Luôn luôn dân quê ra chợ phải lạc hướng trọn đời của họ và chỉ có
thế hệ sau mới nhuộm được màu chợ chớ họ không thể đổi màu chớp
57
nhoáng như loài tắc kè vậy đâu.( Lối so ánh này là một minh chứng cho
thái độ đồng tình của nhà văn với lòng trung thành của người thôn dã ).
Dân quê ra chợ là những kẻ tự hi sinh mình ( Ở đây nhà văn dùng từ “hi
sinh” nhưng không hề có ý ngợi ca. Điều ông đồng tình là người nông
dân trở về với làng cũ như hành động của vợ chồng anh Mít sau đó )
,trong cái kiếp của mình ,cái kiếp nhớ khôn nguôi chân trời cũ ,cái kiếp
chịu đựng hoàn cảnh mới mà họ theo không được.” ( 9,1039 )
Đến đây chúng tui thấy có thể rút ra kết luận là : Bình Nguyên Lộc
có một quan niệm nghệ thuật cho rằng con người cần biết biến cảm
xúc thành trí tuệ , để khi rời xa làng quê con người vẫn biết cách lưu giữ
trong tâm hồn mình những cảm xúc bất chợt và dịu dàng về miền quê ấy
sao cho chúng cứ ngân lên, vang mãi, sao cho “ cuống rún “ dẫu đã đứt
nhưng vẫn “chưa lìa “ khỏi cơ thể bà mẹ Dân tộc.Cái quan niệm này chỉ
có thể gắn với mô hình “ Nhân vật rời không gian A đến không gian B rồi
trở về A “ hay “ Nhân vật tạo ra không gian A bên trong không gian B” .
Nó không thể gắn với một mô hình khác ,chẳng hạn như : “ Nhân vật A
làm việc B tại C vì D mà E “ .Điều ấy chứng tỏ mỗi mô hình có nội dung
riêng của nó.
3) Quan niệm nghệ thuật của Bình Nguyên Lộc về con
người nhận thức
Bên cạnh mô hình đã được phân tích ở phần trên, truyện ngắn Bình
Nguyên Lộc còn có một mô hình khác cũng khá quan trọng và phản ánh
một quan niệm nghệ thuật của nhà văn về con người .Đó là mô hình :
“Nhân vật chuyển từ nhận thức A sang nhận thức B”
Nội dung của mô hình này là sự chuyển đổi tư tưởng của nhân vật từ
trường nhận thức A, sản phẩm của không gian văn hoá A ,sang trường
nhận thức B nhờ những tác động từ bên ngoài và nhất là nhờ chính nỗ lực
tư tưởng của chính bản thân.Sự chuyển đổi này tạo ra bước ngoặt trong
đời sống tinh thần nhân vật ,do đó, nó không đơn giản chỉ là những diễn
biến tâm lí mà mang tính chất của một “hành động tinh thần”.Mô hình
này lại có hai dạng thức nhỏ .Dạng thứ nhất,nhân vật chuyển đổi về nhận
thức và sự chuyển đổi ấy lại đem lại cho nhân vật niềm thất vọng đau
58
đớn ê chề,nói cách khác,nhân vật vỡ mộng.Dạng thứ hai,ngược lại,sự
chuyển đổi ấy đem lại cho nhân vật một niềm thanh thản trong tinh thần.
Những truyện như : “Người đẹp ven sông”, ”Nắng chiều hấp hối”,
“Căn gác hồng của Lâm” , “Bên kia sự thật ”… thuộc về dạng thức thứ
nhất.Đó là câu chuyên của anh Tư Được ,ước cô gái nhu mì ,xinh đẹp
trên tấm bảng quảng cáo là một người vợ hiền lí tưởng của mình (“Người
đẹp ven sông” ) ; là câu chuyện của anh thi sĩ Minh nghĩ ái nữ của ông
chủ yêu mình vì mình có tài thơ (”Nắng chiều hấp hối” ) ; câu chuyện của
anh văn sĩ Lâm,nhìn cái bóng người trên một căn phòng của ngôi biệt thự
trước nhà ,ước mơ đó là một nữ sinh văn khoa lãng mạn và …yêu thơ mình
(“Căn gác hồng của Lâm” ) ; của hai anh văn sĩ tên Biền và Hồ ,mơ yêu
một thiếu phụ đoan chính. Cuối cùng ,tất cả đều vỡ mộng : cô gái trên
tấm bảng quảng cáo là một me Tây , ái nữ của ông chủ chỉ đùa giỡn với
nhà thi sĩ , cô nữ sinh văn khoa chẳng qua là một đứa ở dốt nát và người
thiếu phụ đoan chính lại là một me Mĩ.
Những truyện như “Căn bệnh bí mật của nàng” , “Con Tám Cù
Lần”,”Chiêu hồn nước” , “Những đứa con thương của đất mẹ” ,”Qua lối
cũ”… thuộc về dạng thức thứ hai .Truyện “ C
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status