Các dạng mâu thuẫn gia đình và hậu quả của sự ly hôn tìm hiểu được qua mục tâm tình với chị thanh tâm trên báo phụ nữ Việt Nam - pdf 16

Download miễn phí Tiểu luận Các dạng mâu thuẫn gia đình và hậu quả của sự ly hôn tìm hiểu được qua mục tâm tình với chị thanh tâm trên báo phụ nữ Việt Nam



MỤC LỤC
Trang
Lời nói đầu
Đặt vấn đề
Định nghĩa về gia đình
- Chức năng của gia đình
- Hôn nhân như một thiết chế
- Cấu trúc của hôn nhân
Các nguyên nhân chính dẫn tới ly hôn
1. Do không có con trai
2. Do vô sinh
3. Do tình dục
4. Do kinh tế
5.Do quan điểm sống không hợp nhau dẫn đến mâu thuẫn
6. Do mâu thuẫn trong gia đình nhà vợ hay chồng
7. mâu thuẫn do một trong hai người không chung thuỷ
Hậu quả của lya hôn với banr thân người ly hôn và con cái
Kết luận
Tài liệu tham khảo
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ta 9- 10 năm rồi, nhưng không có một chút liên hệ như vậy cô ta đã phủ nhận hoàn toàn quyền làm cha của ông ta nhưng ông ta vẫn muốn đòi được thằng bé. Với ông ta thì đứa con trai quan trọng hơn hạnh phúc gia đình và mù quáng tới mức không nghĩ tới người đàn bà quá lứa kia.
Con trai phải chăng đề đánh giá dòng giống, con trai là tất cả những gì mà người đàn ông muốn. Điều đó có thể đánh giá cho trình độ văn hoá, sự nhận thức của người đàn ông quá thấp hay đó chỉ là bức thư mang tính giáo dục? Ta chưa thể khẳng định được điều nay nhưng chúng ta cũng nêu hiện tượng có con ngoài giá thú là mới xuất hiện và được xã hội chấp nhận. Sự chấp nhận này phải trải qua bao nhiêu năm bao thăng trầm mới có được.
Có thể kể ra những câu chuyện đã “ xưa” quá rồi nhưng nghe rồi mà không lần nào rớt nước mắt. Lần ấy, chúng tui đi thực tập điền giả một tháng, đoàn tiền trạm có ba thầy giáo và năm sinh viên. Nhưng thầy giáo và sinh viên được chọn là những người có phong thái khá tốt, đảo mạo và nói chung là tin được. Đoàn tiền trạm liên hệ với nông trường trồng chè và trong cuộc nói chuyện với ban giám đốc, người ta tưởng rằng đoàn là một đoàn trung ương về thăm cơ sở nên đã nài nỉ: “các đồng chí hãy thương chúng tôi, hãy điều về đây vài đơn vị bộ đội các cô gái của chúng tui đều là thanh niên xung phong về, còn khoảng 50% các cô đã sang tuổi 18 – 19 mà hầu như chưa có một lần nào chưa cầm tay người đàn ông, còn lại các cô gái hầu như không có khả năng lấy chồng, họ cũng muốn “ tự túc”, nhưng đây quá xa các tuyến giao thông nên họ cũng bị hạn chế. Quả thực chuyện đó cũng xưa như trái đất, nhưng vẫn không thể không ngậm ngùi với hoàn cảnh của chị em, họ như sống như củ lao, không thể liên hệ với bên ngoài, tuổi xuân dần trôi đi trong niềm hy vọng một ngày nào đó được làm mẹ. Và lần đó đoàn tiền trạm đã ra đi không một lần quay về nơi đó với cảm giác tủi hổ của những người sung sướng nay nhìn thấy cảnh khổ của người khác mà mình không giúp được.
Từ việc tìm kiếm đứa con trai ở một nơi ngoài gia đình, ta thấy được khía cạnh khác của điều đó là hiện tượng có con ngoài giá thú. Tuy vậy, khi xã hội chấp nhận điều đó thì cũng có nghĩa là các vấn đề khác liên quan đến điều này cũng xãy ra như hiện con cái cùng bố không biết nhau dẫn đến yêu nhau và lấy nhau. Các chế độ trợ cấp với những người mẹ có con tự sinh, dư luận xã hội với những đứa con ngoài giá thú, sự lạm dụng chính sách với con ngoài giá thú ,….Đây cũng là những vấn đề đặt ra cần được giải quyết. Đối với một xã hội còn rơi rớt ảnh hưởng của chế độ phong kiến thì xã hội còn nhìn hiện tượng “con không cha” bằng con mắt không bình thường. Rồi còn tình trạng gia đình của những người đàn ông đã chấp nhận “cho con” cho những người đàn bà quá lứa liệu có dễ bị tan vỡ nếu như điều đó bị phát hiện? Như trường hợp đề cập qua thư ngày 26_8_1993, người chồng rất thương yêu vợ nhưng đã mềm lòng trước lời cầu xin của một người đàn bà quá lứa, và người đàn bà đó có con trai, gia đình nhà chồng rất vui mừng trước sự kiện này vì họ chưa có con trai. Người đàn ông đang đứng trước bờ vực thẳm, yêu vợ và không muốn bỏ vợ, nhưng người đàn bà kia lấy đứa con trai làm áp lực với gia đình của người đàn ông này, còn người vợ thì vô cùng đau khổ. Nguy cơ tan nát gia đình đang ập tới. Làm sao để bảo vệ được quyền làm mẹ cho người này, mà không làm tan vỡ hạnh phúc gia đình người khác?
Khi một vấn đề xã hội nảy sinh thì đồng thời hàng loạt các vấn đề liên quan cũng nãy sinh theo. Người đàn ông, nhiều khi chỉ vì thỏa mãn tính ích kỹ của mình muốn có con trai hay nhiều khi chỉ vô tình mà gây ra sự đổ vỡ hạnh phúc gia đình của chính mình. Phải chăng chúng ta chỉ giaó giục, tuyên truyền là đủ để cho tâm lý trọng nam khinh nữ giảm bớt đi và triệt tiêu? Điều đó là không đủ, cần có cả giải pháp về kinh tế, chính trị, xã hội thì mới có thể làm giảm được chứ chưa nói đến việc làm triệt tiêu hẳn –tâm lý đó. Nhất là trong thời đại hiện nay khi mà mục tiêu mỗi gia đình chỉ có 1-2 con đang cần trở thành một chuẩn mực xã hội.
2, do vô sinh
tui phải đặt phần này liền với phần mâu thuẫn do không có con trai vì hai phần có quan hệ mật thiết với nhau, cùng nói lên thân phận của ngườiphụ nữ không được may mắn. Một đằng không có con trai và một đằng không có con. Khi đàn ông mắc bệnh vô sinh thì xem ra gia đình của họ không mấy thay đổi, các bà vợ chịu cam phận và họ có thể nhận con nuôi hay đi cấy tinh trùng để có thể có con, điều đó thực chất không làm xáo trộn gia đình của họ và họ vẫn có hạnh phúc. Tuy vậy điều đó thường không hay ít xảy ra với gia đình có người mắc bệnh vô sinh. Không biết có phải tâm lý đa thê vẫn còn trong đầu óc người đàn ông ngày nay hay không, nhưng có vẻ yêu thương vợ nhất trong số họ cũng có con với người đàn bà khác tuy không muốn bỏ vợ. Số thư gửi đến báo về vấn đề không con cái khá đa dạng, có thư nói về người phụ nữ không có con do nạo thai nhiều lần, chồng bỏ rồi lại yêu người yêu cũ cũng là người vô sinh, nhưng vợ của người này lại đi “tự túc” được 4 đứa con. Có bức nói về tình cảnh của người đàn ông yêu vợ, vợ vô sinh nhưng ông ta lại có con với người khác,…..
Ta có thể xem bảng dưới đây :
Năm
Số lượng
Thời gian chung sống(năm)
Ngề nghiệp
2000
1
10
Nông nghiệp
2001
1
12
Không rõ
2002
2
10 và8
Nông nghiệp,kỹ sư
2003
3
12,10,5
Diễn viên,kỹ sư và không rõ
Chúng ta thấy thời gian chung sống của họ khá dài và họ có một nghề nghiệp ổn định. Sự ổn định về kinh tế không tạo sự ổn định trong gia đình; chỉ vì không có con mà họ phát sinh nhiều mâu thuẫn không đáng có, và chịu thiệt thòi bao giờ cũng là các bà vợ. Trong số báo 32 năm 1984, có chuyện hai vợ chồng vô sinh nên xin con nuôi, nhưng gia đình chồng bắt anh ta bỏ vợ vì họ không tin rằng người đàn ông khoẻ mạnh như vậy lại không có con. Hai vợ chồng yêu thương nhau, nhưng sống ở một vùng quê Vĩnh Phúc, trình độ học vấn còn thấp, những tư tưởng lac hậu cổ hủ vẫn còn nặng nề, họ không biết giải quyết ra sao. Điều này người thành thị nghe thấy có vẻ ngô nghê, nhưng ở nơi mà tính chất “họ hàng làng nước” nhiều khi quan trọng hơn cả tình cảm cá nhân, họ không thể giải quyết mâu thuẫn với họ hàng làng nước về việc nuôi con nuôi để thờ cúng tổ tiên. Vô sinh đối với họ là một điều sỉ nhục, họ phải che dấu điều đó, và người đàn ông thường đi lấy vợ khác. Điều đáng lưu ý ở đây là người đàn bà nếu không có con thì nghĩa là chị ta đành phải chịu thiệt thòi và không thể làm gì được: sự bế tắc này rất dễ dẫn tới ly hôn. Bức thư đăng báo phụ nữ vịêt nam ngày 24-1-1994 cho thấy một người đàn bà do hậu quả của việc nạo thai nhiều nên không có con. Nạo thai nhiều do yếu tố nghế nghiệp, diễn viên múa, và do có thai tiền hôn nhân, khi nạo hút quá nhiều dẫn tới hậu ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status