Vấn đề công tác xã hội với người khuyết tật - pdf 16

Download miễn phí Đề tài Vấn đề công tác xã hội với người khuyết tật



MỤC LỤC
 
1. Khái niệm về người khuyết tật 0
2. Phân loại người khuyết tật 0
3. Một số đặc điểm tâm sinh lý, nhu cầu của người khuyết tật 2
5. Cơ sở pháp lý của việc bảo vệ người khuyết tật về mặt xã hội 4
6. Góc độ bảo vệ người khuyết tật về mặt y tế, xã hội 5
7. Góc độ quản lý các hoạt động quan tâm đến người khuyết tật 6
8. Công tác xã hội đối với thương binh 6
9. Tăng cường thực hiện chính sách về việc làm cho người khuyết tật 7
10. Thực trạng việc chăm sóc, chữa trị cho người khuyết tật vận động 12
11. Điển hình tiên tiến: một thương binh vì người nghèo và trẻ em khuyết tật 15
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

g hòa nhập vào cuộc sống xã hội của những người bình thường.
Ví dụ: Tổ chức các câu lạc bộ, các sinh hoạt giải trí, thể thao… để họ có dịp được gặp, tạo cơ hội để trẻ khuyết tật học chung lớp với trẻ em bình thường để xóa bỏ mặc cảm.
- Họ cần được học văn hóa, học nghề phù hợp với dạng tật: các công việc thủ công đòi hỏi sự tỉ mỉ, kiên nhẫn có thể phù hợp với họ. Việc làm vừa đem lại cho họ niềm vui trong lao động, vừa giúp họ có thu nhập… điều này giúp họ giảm bớt tâm lý bị phụ thuộc vào kinh tế, tâm lí bị bỏ đi…
- Môi trường cộng đồng và gia đình cũng cần được thích ứng với hoàn cảnh của người khuyết tật.
Ví dụ: Trong gia đình, tại trường học, các khu công cộng cần được thiết kế các phương tiện sinh hoạt phù hợp với nhu cầu người khuyết tật.
- Do sự thiếu hụt dẫn đến những cản trở trong sinh hoạt, lao động trên nên người khuyết tật thường bị ức chế dẫn đến bi quan, chán nản, tự ti hay cáu gắt, nóng nảy… Ngay cả khi này, họ cũng cần được chấp nhận, tôn trọng. Cộng đồng và xã hội cần giáo dục mọi người tránh cử chỉ, hành vi miệt thị xa lánh, cần loại bỏ những tên gọi theo dị tật như “thằng què, con cụt”… xúc phạm đến họ.
- Cần động viên khuyến khích, phát huy những mặt tích cực của than chủ. Bên cạnh những khó khăn trên mà người khuyết tật phải trỉa qua, nhưng họ lại là người rất giàu về nghị lực để vượt qua khó khăn của tật nguyên. Với sự hỗ trợ thích hợp của gia đình và xã hội một số người khuyết tật đã đạt được nhiều thành tích cao trong lao động và học tập.
- Mặt khác họ là người có đời sống nội tâm rất nhạy ảm và tế nhị, họ rất thông cảm với những khó khăn của người khác hơn cả so với người bình thường. Chính vì vậy, họ là những người hoạt động rất có hiệu quả trong các nhóm tự giúp. Tại đây họ giúp nhau vượt qua khó khăn của bệnh tật, chia sẻ kinh nghiệm với nhau để thích nghi tốt hơn.
5. Cơ sở pháp lý của việc bảo vệ người khuyết tật về mặt xã hội
- Những nhân vien Công tác xã hội phải nắm bắt được cac văn bản liên ngành về pháp lý xác định quy chế người khuyết tật.
Quyền lợi chung thuộc người khuyết tật được nêu trong Tuyên ngôn Liên Hợp Quốc “Về quyền lợi của người khuyết tật”.
- Một số điều trong văn kiện pháp lý quốc tế đã nêu rõ: “Người khuyết tật có quyền được tôn trọng nhân phẩm, có quyển công dân, quyền lợi chính trị, có quyền được hưởng các biện pháp nhằm có được sự độc lập tự chủ càng nhiều càng tốt, có quyền được hưởng sự điều trị về y tế, về kỹ thuật nhằm phục hồi sức khỏe và vị thế trong xã hội, có quyền được đi học, đào tạo nghề nghiệp, tư vấn, bố trí công ăn việc làm và phải được bảo vệ trước bất cứ hình thức bóc lột nào”
- Các văn bản nền tảng mang tính pháp lý cũng đã được áp dụng nhiều ở các nước trên thế giới trong đó có Việt Nam. Với ý nghĩa để xác định quyền hạn của người khuyết tật trách nhiệm của nhà nước, của các tổ chức từ thiện của các cá nhân với việc phục vụ xã hội đối với những người khuyết tật.
6. Góc độ bảo vệ người khuyết tật về mặt y tế, xã hội
- Hướng trợ giúp người khuyết tật về mặt y tế xã hội có một vị trí đáng kể trong tổng thể các biện pháp quan tâm xã hội về bố trí công ăn việc làm và về sinh hoạt đời sống cho những người khuyết tật.
- Người làm Công tác xã hội phải luôn sẵn sàng giúp đỡ người khuyết tật giải quyết hàng loạt vấn đề có tính chất pháp lý tâm lý học, sư phạm học, điều này rất quan trọng, có tính chất y tế, xã hội.
- Người làm Công tác xã hội phải nắm được các thủ tục gửi họ đi giám định y tế xã hội, xác định nguyên nhân và nhóm khuyết tật mức độ mất khả năng lao động, xác định các hình thức khối lượng và thời hạn phục hồi chức năng cho họ cũng như các biện pháp về mặt xã hội, nêu lên những kiến nghị và việc bố trí lao động cho họ.
- Sự trợ giúp về y tế, xã hội sẽ làm dịu đi nỗi đau của người khuyết tật, thúc đẩy quá trình phục hồi tâm lý cho họ. Phải đặt biệt quan tâm đến những gia đình người khuyết tật là trẻ nhỏ. Trẻ tàn tật cần được chăm sóc, theo dõi thường xuyên đảm bảo đầy đủ các nhu cầu về đời sống cho trẻ.
- Trong các trách nhiệm của người làm Công tác xã hội có việc tổ chức giúp đỡ y tế cho người khuyết tật, tổ chức khi tiến hành phục hồi chức năng trong điều kiện tập trung ở một số nơi quy định hay tại gia, giúp đỡ đi nghỉ ngơi, điều dưỡng chữa bệnh, mua sắm thiết bị luyện tập, chỉ bảo cụ thể cho cha mẹ trẻ khuyết tật, tổ chức sản xuất ở nhà cho họ…
7. Góc độ quản lý các hoạt động quan tâm đến người khuyết tật
- Sự quan tâm của xã hội… không thể thiếu các cơ quan quản lý. Hệ thống quản lý các công việc về người khuyết tật nhiều cấp nhiều góc độ này đảm bảo đáp ứng được các nh cầu của đối tượng đặc thù này. Song một vấn đề chính còn tồn tại là khâu tổ chức làm thủ tục đầy đủ chứng nhận mức độ khuyết tật.
- Đối với 1 con người khuyết tật phải có lòng bao dung, từ tâm tham gia vào việc đảm bảo cho người khuyết tật có những điều kiện cần thiết cho một cuộc sống theo đúng nghĩa của nó. Chính sách nhà nước đối với người khuyết tật được thực hiện thông qua các cơ cấu tổ chức nhà nước, tổ chức phi chính phủ và các hiệp hội. Hiện nay nhiều tổ chức xã hội, ở nhiều quốc gia đã có nhiều chương trình hoạt động tích cực đưa người khuyết tật hòa nhập vào cộng đồng (các kỳ PARAGAMES). Việc tiến hành được các hoạt động này là cả một quá trình mà các nhà Công tác xã hội đã bỏ nhiều công sức. Họ đã và đang cố gắng tìm được nhiều hơn những người, tổ chức, các nhà bảo trợ hướng tới việc giúp đỡ cho người khuyết tật.
- Sự bảo trợ xã hội và Công tác xã hội phải đảm bảo cho họ có được những khả năng, những điều kiện ngang bằng nhau trong việc thực hiện các quyền của họ, loại bỏ những hạn chế trong sinh hoạt, tạo mọi điều kiện cho họ được tham gia tích cực vào tất cả các mặt của đời sống xã hội. Họ cần được giúp đỡ để thích nghi với cuộc sống.
8. Công tác xã hội đối với thương binh
Việt Nam, một đất nước đã phải chịu đựng cuộc chiến tranh hủy diệt thật tàn khốc trong thế kỷ XX. Đây là một cuộc chiến tranh không cân sức, nhưng với truyền thống chống giặc ngoại xâm dân tộc Việt Nam đã anh hùng đánh thắng 2 đế quốc Pháp và Mỹ, giữ vững độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của dân tộc. Thương binh, đây là nhóm người đã hi sinh một phần cơ thể hay đã mang trên mình di chứng của chiến tranh. Đó chính là một bộ phận những người có công với cách mạng. Đóng góp của họ mãi được tôn vinh, Tổ quốc luôn ghi ơn và toàn xã hội phải có trách nhiệm nuôi dưỡng, chăm sóc, giúp đỡ họ.
- Nhà nước phải xây dựng một hệ thống chính sách trợ cấp thương binh (dựa vào từng loại thương tật). Hàng năm, có chế độ chăm sóc sức kh...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status