Địa lý kinh tế - xã hội Việt Nam 2 (tổ chức lãnh thổ các ngành kinh tế) - pdf 17

Link tải luận văn miễn phí cho ae

CHƯƠNG 3
TỔ CHỨC LÃNH THỔ NÔNG - LÂM - NGƯ
3.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG

3.1.1. Đặc điểm của sản xuất nông nghiệp (SXNN)
- Sản xuất nông nghiệp được tiến hành trên phạm vi không gian rộng lớn . Đối với SXNN thì đất đai là tư liệu sản xuất cơ bản nhất, ở đâu có đất đai thích hợp ở đó có thể phát triển nông nghiệp. Vì vậy, trong việc phát triển và phân bố cần chú ý những vùng đất có qui mô lớn (đồng bằng châu thổ) nên tổ chức thành những vùng CMH’ SXNN để tạo ra khối lượng hàng hoá lớn; Những vùng đất hẹp cần phát triển nông nghiệp để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng tại chỗ ở mức độ nhất định. Phân bố nông nghiệp cần chú ý đến việc sử dụng hợp lý, tiết kiệm đất.
- Sản xuất nông nghiệp gắn chặt với môi trường tự nhiên. Môi trường tự nhiên (đặc biệt là đất đai, khí hậu, nguồn nước) tác động mạnh và thường xuyên đến phát triển và phân bố nông nghiệp. Vì vậy muốn phân bố hợp lý nền kinh tế nông nghiệp của một nước (một vùng), cần ng/cứu kỹ và hiểu rõ những điều kiện tự nhiên để phân bố các loại cây trồng-vật nuôi thích hợp; đồng thời phải có kế hoạch phòng chống, hạn chế những tác động tiêu cực của môi trường tài nguyên đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp.
- Sản xuất nông nghiệp mang tính thời vụ, thời gian lao động ngắn hơn thời gian sản xuất. Thời vụ là đặc trưng của sản xuất nông nghiệp, mỗi loại cây trồng đều phát triển theo mùa và thời gian sinh trưởng nhất định. Trong thời gian đó, cây trồng có thể tự phát triển mà không cần tới sự tác động của con người. Vì vậy lao động trong nông nghiệp có lúc dồn dập, có lúc nhàn rỗi, thời gian lao động bao giờ cũng ngắn hơn thời gian sản xuất. Để giảm tính thời vụ, sử dụng hợp lý nguồn lao động ở nông thôn cần xác định một cơ cấu cây trồng - vật nuôi hợp lý, kết hợp lao động với thời vụ. Để đạt hiệu quả cao trong SXNN cần thực hiện CMH’ với phát triển tổng hợp, đa dạng hoá SXNN, kết hợp giữa trồng trọt với chăn nuôi, thực hiện các biện pháp luân-xen-tăng-gối vụ, kết hợp tốt giữa N-L-N nhằm đa dạng hoá cơ cấu kinh tế nông thôn.
- Sản xuất nông nghiệp cần gắn CNCB’ và thị trường tiêu thụ (CNCB’). Gắn với CNCB’ sẽ tạo chu trình sản xuất nông- CN hợp lý. Hình thức tổ chức này sẽ làm tăng giá trị của sản phẩm nông nghiệp, nâng cao trình độ CMH’ sản xuất. Nước ta có nhiều vùng có thể hình thành chu trình nông – CN về sản xuất – chế biến như cao su, chè, cà phê, mía đường.v.v.
3.1.2. Đặc điểm tổ chức lãnh thổ các ngành sản xuất nông - lâm – ngư (N-L-N)
a. Ngành trồng cây lương thực (LT). Cây LT có địa bàn phân bố rộng thường trùng với địa bàn phân bố dân cư. Do đó cần phát triển cây LT (cả lúa và màu) nhằm giải quyết nhu cầu LT ở trong nước; Mặt khác còn tạo ra những mặt hàng xuất khẩu có giá trị, giải quyết nhu cầu tiêu dùng tại chỗ, hạn chế vận chuyển xa.Cây lương thực (trừ sắn) đều có thời vụ ngắn. Vì vậy, phân bố nên chú ý tới việc xen canh - gối vụ - thâm canh - tăng vụ, rút ngắn thời vụ; đồng thời tuỳ theo điều kiện sinh thái ở mỗi vùng mà bố trí cây trồng thích hợp. Sản phẩm cây lương thực khó bảo quản và chuyên chở, có nhiều phụ phẩm cho phát triển chăn nuôi. Vì vậy, phân bố cây lương thực phải kết hợp với các cơ sở công nghiệp chế biến; phải kết hợp với phân bố các cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm tạo ra sự cân đối giữa trồng trọt - chăn nuôi trong từng vùng.
b. Ngành trồng cây công nghiệp và cây ăn quả (cây CN)
- Đối với cây công nghiệp ngắn ngày, nên bố trí ở những vùng có độ dốc thấp, ở đồng bằng, nên xen – luân - gối vụ với cây lương thực.
- Đối với cây công nghiệp dài ngày (cả cây ăn quả), nên bố trí thành các vùng chuyên canh rộng lớn trên các loại thổ nhưỡng thích hợp với từng loại cây nhằm tạo ra khối lượng hàng hóa và giá trị sản phẩm cao nhất. Độ dốc có thể cao hơn cây hàng năm.
- Phân bố cây công nghiệp (đặc biệt là cây công nghiệp lâu năm) cần chú ý tới số lượng và chất lượng của nguồn lao động, truyền thống nghề nghiệp của dân cư . Bởi vì, sản xuất cây công nghiệp lâu cần nhân công có kĩ thuật, có tập quán kinh nghiệm và hao phí nhiều lao động hơn so với trồng cây lương thực, số ngày lao động thường gấp 2-3 lần so với trồng cây lương thực, điều kiện cơ giới hoá cũng khó khăn hơn; Khi mở rộng diện tích trồng cây công nghiệp phải tính đến việc bố trí lại nguồn lao động và sử dụng hợp lý các nguồn lao động theo thời vụ. Cây công nghiệp lâu năm đòi hỏi vốn đầu tư lớn, lâu thu hồi vốn; khi phân bố cần điều tra, tính toán tỉ mỉ hiệu quả sử dụng đất-vốn-lao động phù hợp với các điều kiện tự nhiên - kinh tế trong sử dụng lâu dài, ổn định. Phân bố cây công nghiệp phải đảm bảo đạt sản lượng hàng hoá cao (vì phần lớn các sản phẩm đều đưa ra khỏi vùng, chủ yếu để xuất khẩu), vì vậy phải lựa chọn những loại cây thích hợp với điều kiện tự nhiên cụ thể, chọn những giống tốt nhất, và đáp ứng được với nhu cầu thị trường. Sản phẩm cây công nghiệp rất đa dạng, phức tạp, khó chuyên chở và bảo quản, dễ hư hao và giảm chất lượng. Vì vậy, khi phân bố cây công nghiệp phải chú ý xây dựng đồng bộ các cơ sở CNCB’, tạo thành các hình thức liên kết nông – công nghiệp đa dạng.
c. Ngành chăn nuôi gia súc, gia cầm và thủy sản. Hoạt động chăn nuôi diễn ra liên tục không mang tính thời vụ như trồng trọt, nhưng ít nhiều cũng phụ thuộc vào tính thời vụ của trồng trọt. Tính chất 2 mặt của ngành chăn nuôi đòi hỏi phải bố trí LLLĐ thích hợp, ổn định từ khâu gieo trồng cây thức ăn, chế biến thức ăn đến chăn nuôi; phòng trừ dịch bệnh; tiêu thụ sản phẩm. Ngành chăn nuôi có quan hệ chặt chẽ với ngành trồng trọt (chăn nuôi cung cấp sức kéo, phân bón cho trồng trọt; ngược lại, trồng trọt cung cấp thức ăn cho chăn nuôi). Như vậy, cần cân đối về sức kéo - phân bón - thức ăn giữa chăn nuôi - trồng trọt. Ngành chăn nuôi có thể tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị khác nhau như sức kéo, phân bón, thịt, sữa, trứng, bơ, da, lông, .v.v. Tuỳ theo nhu cầu của thị trường và tiêu dùng của xã hội mà xác định cơ cấu, qui mô vật nuôi phù hợp với ĐKTN, kinh tế của từng vùng. Ví dụ: Những vùng thiếu sức kéo, thiếu phân bón, lại có đồng cỏ nên phân bố loại gia súc lớn. Những vùng có đồng cỏ nhân tạo nên phát triển đàn bò sữa. Những vùng công nghiệp tập trung và các thành phố lớn nên phân bố cơ sở chăn nuôi lợn, gia cầm, thịt bò, bò sữa .v.v. Các sản phẩm của ngành chăn nuôi (thịt, trứng, sữa ...) cần được chế biến và vận chuyển kịp thời. Vì vậy, cần bố trí gần các cơ sở chế biến, gần vùng tiêu thụ.
3.2. CÁC NGÀNH SẢN XUẤT
A. NÔNG NGHIỆP
1. VAI TRÒ CỦA SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP
TRONG NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN (KTQD)

Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất sớm nhất của xã hội loài người. Trên thế giới, cách đây khoảng 1 vạn năm con người đã biết thuần dưỡng động vật, trồng các loại cây dại và dần dần biến chúng thành vật nuôi - cây trồng. Ở Việt Nam, nông nghiệp ra đời trong văn hóa khảo cổ học Hòa Bình cách đây > 1 vạn năm. Bên cạnh việc trồng các cây có củ, con người đã biết đến lúa (là lúa hoang, lúa trời). Sau này, trong quá trình phát triển tiếp theo, VH Phùng Nguyên có vị trí quan trọng đối với việc hình thành nền "Văn minh lúa nước sông Hồng". Cách đây trên 4.000 năm, ở lưu vực S.Hồng và các phụ lưu, các bộ tộc Phùng Nguyên với kĩ thuật luyện kim và trồng lúa nước đã tạo nên những tiền đề vật chất và tinh thần đầu tiên cho thời đại các Vua Hùng. Tổ tiên ta từ Văn hóa Phùng Nguyên đã sớm chọn cây lúa nước làm nguồn SX chính, đặt nền móng cho nông nghiệp của nước ta phát triển như ngày nay (Lê Quốc Sử, 1998). Với sự phát triển của KH-KT, nông nghiệp ngày càng được mở rộng; các giống cây trồng-vật nuôi ngày càng đa dạng và phong phú. LT-cái ăn của con người thường được đặt lên hàng đầu.
• Vai trò của sản xuất nông nghiệp
- Nông nghiệp sản xuất ra LT - TP đáp ứng nhu cầu hàng ngày của con người. Đối với cả nước (nói chung) và từng thành viên cụ thể (nói riêng), LT có ý nghĩa rất quan trọng. Nhờ có chính sách phù hợp và sự tiến bộ trong sản xuất mà nền nông nghiệp nước ta phát triển không ngừng, từ chỗ thiếu đói triển miên, đến nay không chỉ đáp ứng đủ cho nhu cầu trong nước mà còn tham gia vào xuất khẩu với số lượng lớn. nông nghiệp còn có nhiệm vụ đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng trong khẩu phần ăn hàng ngày thông qua việc trồng các cây TP giàu đường, đạm, lipit cũng như việc chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản.
- Nông nghiệp đảm bảo nguồn nguyên liệu cho công nghiệp CB’LT–TP: Các ngành công nghiệp CB’TP, đồ uống, dệt, giấy, đồ dùng bằng da,... đều sử dụng nguồn nguyên liệu từ nông nghiệp. Vì thế trong chừng mực nhất định, nông nghiệp có ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố ngành CNCB’. Để đáp ứng cho nhu cầu của việc chế biến, các vùng chuyên canh đã được hình thành ở đồng bằng, TD-MN' (2 vùng trọng điểm lúa; 3 vùng chuyên canh cây công nghiệp; các vùng chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản).


1g1pml7050bg26P
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status