Một số định hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về hành vi thương mại - pdf 17

Download miễn phí Khóa luận Một số định hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về hành vi thương mại



MỤC LỤC
Lời cảm ơn
Lời nói đầu
Chương 1 Những lí luận cơ bản về hành vi thương mại
1.1 Lịch sử hình thành và phát triển Luật thương mại
1.1.1 Quan niệm về Luật thương mại và hành vi thương mại
1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển Luật thương mại Việt Nam
1.2 Hành vi thương mại
1.2.1 Khái niệm hành vi thương mại
1.2.2 Thành tố của hành vi thương mại
1.2.3 Phân loại hành vi thương mại
1.2.4 Thương nhân, chủ thể chủ yếu của Luật thương mại
1.3 Sự phân biệt hành vi dân sự - hành vi thương mại và ý nghĩa của việc xác định hành vi thương mại
1.3.1 Sự khác biệt hành vi thương mại và hành vi dân sự
1.3.2 Ý nghĩa của việc xác định hành vi thương mại
Chương 2 Thực trạng pháp luật Việt Nam hiện nay về hành vi thương mại
2.1 Nguồn pháp luật về hành vi thương mại
2.1.1 Các văn bản quy phạm pháp luật
2.1.2 Điều ước quốc tế
2.1.3 Tập quán quốc tế
2.1.4 Điều lệ của thương nhân
2.2 Quy định pháp luật Việt nam hiện nay về hành vi thương mại
2.2.1 Quy định về hành vi thương mại
2.2.1.1 khái niệm về hành vi thương mại
2.2.1.2 Phân loại hành vi thương mại
2.2.1.3 Hàng hóa theo pháp luật Việt Nam
2.2.2 Quy định về thương nhân
2.2.2.1 Khái niệm thương nhân
2.2.2.2 Đặc điểm của thương nhân
2.2.2.3 Phân loại thương nhân
2.3 Thực trạng pháp luật về hành vi thương mại ở Việt Nam hiện nay
2.3.1 Thực trạng pháp luật về hành vi thương mại
2.3.2 Thực trạng pháp luật về thương nhân
Chương 3 Một vài định hướng và kiến nghị hoàn thiện pháp luật Việt Nam về hành vi thương mại
3.1 Sự cần thiết phải hoàn thiện pháp luật về hành vi thương mại
3.2 Một vài định hướng cho việc hoàn thiện pháp luật về hành vi thương mại
3.3 Một vài kiến nghị cho việc hoàn thiện pháp luật về hành vi thương mại
Kết luận
Danh mục tài liệu tham khảo
 
 
 
 
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ngành luật, trong đó có luật thương mại.Những quy định có liên quan đến chế dộ kinh tế và các quyền tự do trong Hiến pháp là cơ sở pháp lý cao nhất cho việc thực hiện quyền tự do kinh doanh của các chủ thể kinh doanh nói chung và các thương nhân nói riêng. Trong Hiến pháp đã ghi nhận những vấn đề quan trọng như :
- Xác định rõ định hướng cũng như mục đích xây dựng nền kinh tế của đất nước (điều 15,16)
- Xác định rõ chế độ sở hữu Nhà nước (điều 17, 18)
- ghi nhận các biện pháp khuyến khích và bảo hộ đầu tư (điều 22,23,25)
- Ghi nhận quyền tự do kinh doanh của công dân (điều 57)
Ngoài ra còn nhiều những quy định khác trong Hiến pháp quy định về hoạt động thương mại. Và Hiến pháp là một nguồn rất quan trọng của luật thương mại.
2.1.1b Bộ luật dân sự
Sau Hiến pháp, Bộ luật dân sự là đạo luật có vị trí quan trọng trong hệ thống pháp luật, liên quan mật thiết đến mọi mặt của đời sóng thường ngày của người dân, trong đó có lĩnh vực thương mại.
Đối với hành vi thương mại hay hoạt động thương mại, Bộ luật dân sự có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Thông qua những quy định về các vấn đề như tài sản, quyền sở hữu, bảo vệ quyền sở hữu, hợp đồng, sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ, chuyển quyền sử dụng đất…Bộ luật dân sự quy định các chuẩn mực pháp lý cho các quan hệ phát triển trong môi trường thuận lợi, đựa lại cho các giao dịch độ tin cậy pháp lý cao. Cùng với các văn bản pháp luật khác trong hệ thống pháp luật kinh tế, Bộ luật dân sự góp phần xây dựng lên khung pháp lý cần thiết cho sự vận hành của nền kinh tế thị trường, tạo nên môi trường pháp lý thuận lợi, thống nhất cho các thương nhân hoạt động và phát triển.
2.1.1c Các luật do Quốc hội thông qua
Ở Việt Nam hiện nay, các văn bản là nguồn của luật thương mại do Quục hội thông qua có một số lượng khá lớn:
- Các luật quy định về địa vị pháp lý của các thương nhân như: Luật doanh nghiệp Nhà nước 2003, Luật hợp tác xã 2003, Luật doanh nghiệp 2005…
- Các luật quy định cụ thể về các loiaj hành vi thương mại như: Luật thương mại 2005, Luật kinh doanh bảo hiểm 2000, Luật ngân hàng 1997 sửa đổi bổ sung năm 2003, Luật xây dựng 2003, Luật đầu tư 2005, luật kinh doanh bất động sản 2006, Luật chứng khoán năm 2006, Luật giao dịch điện tử năm 2005…
- Các quy định về thủ tục giải quyết yêu cầu phá sản đối với thương nhân lâm vào tình trạng phá sản được quy định tại Luật phá sản năm 2004.
2.1.1d Các văn bản dưới luật
Các văn bản dưới luật cũng là nguồn quan trọng của luật thương mại bao gồm Pháp lệnh của Ủy ban thường vụ quốc hội, nghị định của Chính phủ, quyết định của Thủ tướng Chính phủ và các thông tư của các bộ, cơ quan ngang bộ
- Pháp lệnh của Ủy ban thường vụ Quốc hội
Trong lĩnh vực thương mại còn tồn tại những hoạt động hiện chưa có văn bản luật điều chỉnh. Trong trường hợp đó, Ủy ban thường vụ Quốc hội đã ban hành các pháp lệnh để điều chỉnh các hoạt động đó. Hiện nay ở nước ta đang hiện hành khá nhiều pháp lệnh điều chỉnh các hoạt động cụ thể trong lĩnh vực thương mại như : Pháp lệnh về giá năm 2002, Pháp lệnh đo lường năm 2002, Pháp lệnh trọng tài thương mại năm 2003, Pháp lệnh về việc chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam năm 2004, Pháp lệnh về bảo vệ người tiờu dựng…
- Nghị định của Chính phủ
Để điều chỉnh một cách có hiệu quả các hoạt động thương mại và các hoạt động khác liên quan trực tiếp độn hoạt động thương mạ, Chính phủ đõ ban hành một loạt các nghị định. Nhìn chung, các nghị định này đóng vai trò hướng dẫn cụ thể việc thi hành các văn bản luật của Quục hội hay các pháp lệnh của Ủy ban thường vụ Quốc hội. Trong hoạt động cụ thể, khi chưa có văn bản luật hay pháp lệnh, nghị định của Chính phủ sẽ là văn bản chính để điều chỉnh các hoạt động đó. Hiện nay, ở Việt Nam còn hiện hành một số lượng lớn nghị định của Chính phủ liên quan đến hoạt động thương mại.như nghị định quy định về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, nghị định về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp, Nghị định hướng dẫn thi hành một số quy định của luật phá sản, nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật kinh doanh bất động sản…
Ngoài ra để hướng dẫn cụ thể các hoạt động mang tính chất nghiệp vụ thương mại, các bộ, các cơ quan ngang bộ còn ban hành các thông tư hướng dẫn. Các thống tư hướng dẫn đó của các bộ, các cơ quan ngang bộ cũng được coi là nguồn của Luật thương mại, quy định về hành vi thương mại.
2.1.2 Điều ước quốc tế
Điều ước quốc tế là sự thỏa thuận giữa các chủ thể của công pháp quốc tế (chủ yếu là các quốc gia) trên cơ sở bình đẳng, tự nguyện nhằm thiết lập nguyên tắc pháp lý bắt buộc, là cơ sở cho hoạt động thương mại.
Điều ước quốc tế có thể chi ra làm hai loại: Các điều ước có tính chất chỉ đạo, quy định những nguyên tắc chung về hoạt động thương mại giữa các quốc gia tham gia kí kết, ví dụ như Hiệp định thương mại hàng hải, Hiệp định thương mại Việt Mỹ… Và các điều ước điều chỉnh trực tiếp các quan hệ thương mại cụ thể như Công ước Viên năm 1980 về mua bán hàng hóa quốc tế, Hiệp định chung về thương mại dịch vụ GATS, thoả ước madrid về đăng ký quốc tế nhãn hiệu hàng hoỏ…
Ở Việt Nam, việc áp dụng điều ước quốc tế được pháp luật quy định: đối với điều ước quốc tế về thương mại Nhà nước đã tham gia kí kết và phê chuẩn, chúng ta sẽ tuân theo những quy định trong điều ước quốc tế. Còn đối với điều ước quốc tế mà Nhà nước vẫn chưa tham gia và chưa công nhận, chúng ta có quyền bảo lưu, không áp dụng những quy định trái với luật pháp Việt Nam.
2.1.3 Tập quán thương mại
Nói đến nguồn của Luật thương mại, không thể không nói đến tập quán thương mại. Tập quán thương mại có thể hiểu là thói quen được thừa nhận rộng rãi trong hoạt động thương mại trên một vùng, miền hay một lĩnh vực thương mại có nội dung rõ ràng được cỏc bờn thừa nhận để xác định quyền và nghĩa vụ của các bên trong hoạt động thương mại. Tập quán thương mại có ý nghĩa đặc biệt trong việc giải thích và bổ sung các nghĩa vụ hợp đồng. Trong hoạt động, nếu cỏc bờn đương sự cùng làm một nghề và cùng là thương gia, không viện dẫn rõ ràng một số điểm đã được thói quen chấp nhận thỡ cỏc bờn đó mặc nhiên công nhận tập quán.
Mặc dù hệ thống pháp luật nước ta không phải là hệ thống luật tập quán, cỏc ỏn lệ không được coi là nguồn của luật, nhưng trong hoạt động thương mại, tập quán thương mại thường được áp dụng, đặc biệt trong hoạt động với thương nhân nước ngoài, ví dụ, trong thanh toán theo thể thức L/C (thư tín dụng), quy tắc và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ (UCP) cũng thường được cỏc bờn thanh toán áp dụng hay trong giao nhận hàng hóa với thương nhân nước ngoài, INCOTERMS 2000 thường được áp dụng.
Pháp luật Việt Nam cũng có những quy định về việc áp dụng tập quán tr...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status