Thực trạng pháp luật về chào bán cổ phần ra công chúng ở Việt Nam - pdf 17

Download miễn phí Khóa luận Thực trạng pháp luật về chào bán cổ phần ra công chúng ở Việt Nam



MỤC LỤC
 
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG I 2
NHỮNG vẤn ĐỀ CHUNG VỀ PHÁP LUẬT CHÀO BÁN 2
CỔ PHẦN RA CÔNG CHÚNG 2
1. Khái niệm về cổ phần và chào bán cổ phần ra công chúng 2
1.1. Khái niệm và phân loại cổ phần 2
1.1.1. Khái niệm 2
1.1.2. Phân loại cổ phần 4
1.2. Chào bán cổ phần ra công chúng 7
1.2.1. Định nghĩa chào bán cổ phần ra công chúng 7
1.2.2. Đặc điểm của hoạt động chào bán cổ phần ra công chúng 7
1.2.3. Hình thức chào bán cổ phần ra công chúng 8
1.2.4. Ý nghĩa của chào bán cổ phần ra công chúng 10
1.2.5. Vai trò của chào bán cổ phần ra công chúng 11
1.2.6. Vai trò của chào bán cổ phần ra công chúng với nền kinh tế 12
2. Pháp luật về chào bán cổ phần ra công chúng 13
2.1. Các văn bản pháp luật quy định về chào bán cổ phần ra công chúng 13
2.2. Nội dung pháp luật chào bán cổ phần ra công chúng 15
2.2.1. Chủ thể của hoạt động chào bán cổ phần ra công chúng 15
2.2.2. Điều kiện chào bán cổ phần ra công chúng 17
2.2.3. Thủ tục chào bán cổ phần ra công chúng 18
2.3. Vai trò của pháp luật với hoạt động chào bán cổ phần ra công chúng 19
CHƯƠNG II 21
THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ CHÀO BÁN CỔ PHẦN 21
RA CÔNG CHÚNG Ở VIỆT NAM 21
1. Chủ thể chào bán cổ phần ra công chúng 21
1.1. Công ty cổ phần 21
1.2. Công ty nhà nước cổ phần hóa 22
2. Điều kiện về chào bán cổ phần ra công chúng 23
2.1. Điều kiện về chào bán cổ phần lần đầu ra công chúng 23
2.1.1. Công ty cổ phần 23
2.1.2. Công ty nhà nước cổ phần hóa 25
2.2. Điều kiện về chào bán thêm cổ phần ra công chúng 25
2.3. Điều kiện về chào bán cổ phần ra nước ngoài 27
3. Thủ tục chào bán cổ phần ra công chúng 28
3.1. Hồ sơ đăng ký chào bán cổ phần ra công chúng 28
3.1.1. Bản cáo bạch 28
3.1.2. Báo cáo tài chính 30
3.2 Phân phối cổ phần ra công chúng 32
3.3. Đình chỉ, hủy bỏ hoạt động chào bán cổ phần ra công chúng 34
4. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hoạt động chào bán cổ phần ra công chúng 35
4.1. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức phát hành 35
4.1.1. Quyền của tổ chức phát hành 35
4.1.2. Nghĩa vụ của tổ chức phát hành 37
4.2. Quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư 39
4.2.1. Quyền của nhà đầu tư 39
4.2.2. Nghĩa vụ của nhà đầu tư 40
4.3. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức bảo lãnh phát hành (nếu có) 41
4.3.1. Quyền của tổ chức bảo lãnh 41
4.3.2. Nghĩa vụ của tổ chức bảo lãnh 42
5. Quản lý Nhà nước về hoạt động chào bán cổ phần ra công chúng 42
5.1. Chính phủ 42
5.2. Bộ tài chính 43
5.3. Ủy ban Chứng khoán Nhà nước 44
5.4. Trung tâm giao dịch chứng khoán 45
CHƯƠNG III 46
MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT 46
VỀ CHÀO BÁN CỔ PHẦN RA CÔNG CHÚNG 46
1. Căn cứ kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về chào bán cổ phần ra công chúng 46
1.1. Đường lối chính sách của Đảng về chứng khoán và thị trường chứng khoán 46
1.2. Thực trạng của thị trường chứng khoán Việt Nam 47
1.3. Yêu cầu hội nhập kinh tế thế giới và hội nhập WTO 49
2. Một số kiến nghị cụ thể nhằm hoàn thiện pháp luật về chào bán cổ phần ra công chúng 50
2.1. Ban hành nghị định mới thay thế nghị định 187/2004/NĐ-CP của Chính phủ 50
2.2. Sửa đổi bổ sung quy định về chào bán thêm cổ phần ra công chúng 51
2.3. Bổ sung quy định về bảo lãnh phát hành 52
KẾT LUẬN 53
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 54
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

hay có từ một trăm cổ đông trở lên (không kể cổ đông là nhà đầu tư chuyên nghiệp) với vốn điều lệ đã góp từ mười tỷ đồng trở lên. Công ty đại chúng có đặc điểm là đã thực hiện chào bán cổ phần ra công chúng hay chưa chào bán cổ phần nhưng quy mô và số lượng cổ đông lớn.
- Công ty cổ phần tiền thân là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài:
Pháp luật hiện hành chỉ quy định hai trường hợp chào bán cổ phần ra công chúng của công ty cổ phần do doanh nghiệp nước ngoài chuyển đổi thành bao gồm: Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện chuyển đổi thành công ty cổ phần kết hợp chào bán cổ phần ra công chúng và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chuyển đã chuyển đổi thành công ty cổ phần. Pháp luật về đầu tư cho phép nhà đầu tư nước ngoài khi thực hiện đầu tư trực tiếp vào Việt Nam được phép thành lập mọi loại hình doanh nghiệp theo Luật doanh nghiệp 2005 (Khoản 1 Điều 22 Luật đầu tư 2005) trong đó có hình thức công ty cổ phần nhưng pháp luật về chứng khoán đã hạn chế không cho nhà đầu tư nước ngoài có quyền thực hiện hoạt động chào bán cổ phần ra công chúng để thành lập mới công ty cổ phần tại Việt Nam. Có thể nói đây là quy định cần thiết để bảo vệ môi trường đầu tư trong nước. Nhà đầu tư nước ngoài sau khi thành lập công ty cổ phần tại Việt Nam phải thể hiện được khả năng kinh doanh của mình từ đó sẽ thực hiện chào bán cổ phần ra công chúng.
1.2. Công ty nhà nước cổ phần hóa
Về bản chất, công ty nhà nước cổ phần hóa cũng là công ty cổ phần, có vốn điều lệ chia thành nhiều phần bằng nhau. Tuy nhiên, công ty nhà nước cổ phần hóa được xếp vào nhóm riêng và tư cách chào bán cổ phần ra công chúng khác với công ty cổ phần thành lập theo Luật doanh nghiệp vì những lí do cơ bản sau:
Thứ nhất, công ty nhà nước cổ phần hóa được thành lập theo Luật doanh nghiệp nhà nước và đến trước khi thực hiện cổ phần hóa vẫn hoạt động theo Luật doanh nghiệp nhà nước trừ những nội dung do Luật doanh nghiệp 2005 điều chỉnh (Điều 166 Luật doanh nghiệp 2005).
Thứ hai, công ty nhà nước cổ phần hóa thực hiện hoạt động cổ phần hóa và chào bán cổ phần ra công chúng theo chủ trương của Nhà nước. Luật doanh nghiệp 2005 quy định các doanh nghiệp nhà nước được thành lập theo quy định của Luật doanh nghiệp Nhà nước 2003 phải chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn hay công ty cổ phần. Mục đích của sự chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần khác với mục đích chuyển đổi của công ty trách nhiệm hữu hạn thành lập theo quy định của Luật doanh nghiệp chuyển đổi thành công ty cổ phần. Đó là để thực hiện mục tiêu thu hẹp tối đa diện nhà nước độc quyền, xóa bỏ doanh nghiệp nhà nước làm ăn kém hiệu quả tăng gánh nặng cho ngân sách, tạo điều kiện cho người lao động trong công ty tự mình chịu trách nhiệm về hoạt động của doanh nghiệp.
Thứ ba, công ty nhà nước thực hiện cổ phần hóa chịu sự điều chỉnh của Luật chứng khoán 2006 và Nghị định số 187/2004/NĐ-CP là nghị định của Chính phủ quy định riêng về công ty nhà nước cổ phần hóa. Do đó, hoạt động cổ phần hóa của công ty nhà nước cổ phần hóa cũng chịu sự điều chỉnh của hai văn bản Luật nói trên.
Như vậy, công ty nhà nước cổ phần hóa tuy là công ty cổ phần song có tư cách chủ thể khác hẳn với các công ty cổ phần được thành lập theo Luật doanh nghiệp.
2. Điều kiện về chào bán cổ phần ra công chúng
2.1. Điều kiện về chào bán cổ phần lần đầu ra công chúng
Đối với từng loại doanh nghiệp, điều kiện chào bán cổ phần lần đầu ra công chúng là khác nhau:
2.1.1. Công ty cổ phần
Công ty cổ phần muốn chào bán cổ phần ra công chúng phải thỏa mãn những điều kiện sau:
Thứ nhất, vốn điều lệ đã góp đạt mười tỷ đồng trở lên tính theo giá trị sổ sách kế toán (Điểm a Khoản 1 Điều 12 Luật chứng khoán 2006). Trước đây, Nghị định 48/1998/NĐ-CP đã quy định doanh nghiệp cổ phần muốn chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng phải đạt mức vốn điều lệ tối thiểu mười tỷ đồng (Khoản 1 Điều 6 Nghị định 48/1998/NĐ-CP). Tuy nhiên, căn cứ vào điều kiện nền kinh tế Việt Nam lúc đó con số mười tỷ đồng không khả thi, không có tác dụng thúc đầy khuyến khích các doanh nghiệp thực hiện chào bán cổ phần tham gia vào thị trường chứng khoán. Tại thời điểm đó, phần lớn các doanh nghiệp trong nền kinh tế Việt Nam có quy mô nhỏ, tính trong bộ phận doanh nghiệp Nhà nước có tới 60% doanh nghiệp có vốn dưới 5 tỷ đồng [16]. Chính vì vậy trong khoảng thời gian dài từ năm 1998 đến năm 2003 rất ít doanh nghiệp Việt Nam thực hiện huy động vốn bằng cách chào bán cổ phần ra công chúng. Nghị định 144/2003/NĐ-CP ra đời thay thế Nghị định 48/1998/NĐ-CP giảm mức vốn điều lệ đã góp xuống còn năm tỷ đồng (Khoản 1 Điều 6 Nghị định 144/2003/NĐ-CP). Đây lại là một quy định không phù hợp vì điều kiện kinh tế toàn xã hội của Việt Nam từ năm 1998 đến năm 2003 đã có sự thay đổi rõ rệt, mức vốn mười tỷ đồng vào năm 1998 là quá lớn, cản trở sự phát triển của hoạt động chào bán cổ phần ra công chúng nhưng tại năm 2003 nó đã phù hợp với quy mô của đa số các doanh nghiệp trên thị trường. Chính vì vậy, Luật chứng khoán 2006 đã quay trở về mức mười tỷ đồng đối với vốn điều lệ đã góp.
Thứ hai, công ty phải có năng lực kinh doanh, cụ thể là: “Hoạt động của năm liền trước năm đăng ký chào bán phải có lãi đồng thời không có lỗ lũy kế tính đến năm đăng ký chào bán” ( Điểm b khoản 1 Điều 12 Luật chứng khoán 2006). Điều kiện này đã loại trừ những công ty làm ăn thua lỗ, góp phần đảm bảo chất lượng của cổ phiếu được chào bán ra công chúng.
Thứ ba, có phương án phát hành và phương án sử dụng vốn thu được từ đợt chào bán được Đại hội đồng cổ đông thông qua. Đại hội đồng cổ đông là cơ quan có quyền quyết định cao nhất của công ty cổ phần, có quyền quyết định những hoạt động quan trọng của công ty. Chào bán cổ phần nói chung và chào bán cổ phần ra công chúng là hoạt động ảnh hưởng rất lớn đến sự tồn tại và phát triển của công ty và lợi ích của toàn bộ cổ đông trong công ty. Vì vậy, phương án phát hành và phương án sử dụng vốn thu được phải do Đại hội đồng thông qua mới có giá trị pháp lý.
2.1.2. Công ty nhà nước cổ phần hóa
Điều kiện chào bán cổ phần lần đầu ra công chúng của các công ty nhà nước cổ phần hóa không có những quy định cụ thể như đối với công ty cổ phần thành lập theo Luật doanh nghiệp. Nguyên nhân là công ty nhà nước cổ phần hóa thành lập và hoạt động theo Luật doanh nghiệp nhà nước cho đến khi được cổ phần hóa. Việc cổ phần hóa của doanh nghiệp nhà nước hoàn toàn tuân theo quy định của Chính phủ mà cụ thể là theo Nghị định 187/2004/NĐ-CP đối với doanh nghiệp nhà nước chiếm tỷ lệ vốn góp chi phối, còn đối với doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thì thực hiện theo quy định đặc biệt của Chính phủ. Việc thực hiện chào bán cổ phần lần đầu ra công chúng của các doanh nghiệp Nhà nước cổ p...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status