Quyền bình đẳng nam nữ trong lĩnh vực giáo dục – thực trạng và giải pháp - pdf 17

Download miễn phí Tiểu luận Quyền bình đẳng nam nữ trong lĩnh vực giáo dục – thực trạng và giải pháp



MỤC LỤC
 
Trang
MỞ ĐẦU 2
NỘI DUNG 3
I. Một số khái niệm 3
1.1. Giới 3
1.2. Bình đẳng xã hội 3
1.3. Bình đẳng giới 3
II. Thực trạng về bất bình đẳng giới trong giáo dục 4
2.1. Trên thế giới 4
2.2. Ở Việt Nam 5
3. Những hệ quả của bất bình đẳng giới trong giáo dục 8
4. Một số nguyên nhân 9
III. Một số giải pháp cho vấn đề bất bình đẳng giới ở Việt Nam 10
KẾT LUẬN 13
TÀI LIỆU THAM KHẢO 14
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 2
NỘI DUNG 3
I. Một số khái niệm 3
1.1. Giới 3
1.2. Bình đẳng xã hội 3
1.3. Bình đẳng giới 3
II. Thực trạng về bất bình đẳng giới trong giáo dục 4
2.1. Trên thế giới 4
2.2. Ở Việt Nam 5
3. Những hệ quả của bất bình đẳng giới trong giáo dục 8
4. Một số nguyên nhân 9
III. Một số giải pháp cho vấn đề bất bình đẳng giới ở Việt Nam 10
KẾT LUẬN 13
TÀI LIỆU THAM KHẢO 14
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật. Đàn bà có quyền bình đẳng với đàn ông về các mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và gia đình”. Bình đẳng giới là một vấn đề rất quan trọng được cả xã hội quan tâm. Nếu vấn đề giải phóng phụ nữ và vấn đề cơ bản nhất trong các vấn đề đấu tranh của phụ nữ thì quyền bình đẳng giữa nam và nữ lại được xem là nội dung quan trọng nhất, cốt lõi nhất của vấn đề này. Sự bình đẳng nam- nữ trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng. Trong lĩnh vực giáo dục, vấn đề bình đẳng giới càng có ý nghĩa sâu sắc.
Giáo dục có vị trí, vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống xã hội của cn. Nhà xã hội học Pháp Emile Durkheim từng nói: “Giáo dục có chức năng xã hội hóa cá nhân, giáo dục giúp cho các thế hệ trẻ được chuẩn bị để bước vào cuộc sống xã hội, giáo dục có chức năng củng cố sự đoàn kết xã hội và duy trì trật tự xã hội.
Nghiên cứu bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục là một việc làm cần thiết trong xã hội hiện nay, nhằm mục đích tìm ra các biện pháp nâng cao bình đẳng giới trong giáo dục và trong xã hội. Với tư cách là một bộ phận của xã hội, sự nghiệp phát triển giáo dục hiện nay không thể không tính đến vấn đề giới.
Chính vì lý do trên em chon đề tài “ Quyền bình đẳng nam nữ trong lĩnh vực giáo dục – thực trạng và giải pháp” kết thúc học phần môn Các ngành luật cơ bản trong hệ thống giáo dục Việt Nam.
Em xin đi sâu vào nguyên nhân dẫn đến tình trạng bất bình đẳng giới giữa nam và nữ trong lĩnh vực giáo dục và một số giải pháp nhằm hạn chế tình trạng này.
2. Đối tượng nghiên cứu của tiểu luận.
Hiện nay, có rất nhiều đề tài khoa học nghiên cứu về vấn đề này, song trong các nghiên cứu của các tác giả chưa đi sâu vào nguyên nhân dẫn đến tinh trạng bất bình đẳng giới giữa phụ nũ và nam giới trong lĩnh vực giáo dục và giải pháp khắc phục vấn đề này.
3. Mục tiêu tiểu luận.
Làm rõ một số khái niêm về giới, bình đẳng xã hội và bình đẳng giới, từ đó đi sâu vào nguyên dẫn đến tình trạng bất bình đẳng giới trong giáo dục ở nước ta hiện nay nhằm đưa ra một số giải pháp góp phần làm giảm tình trạng trên ở việt nam.
4. Phương pháp nghiên cứu.
Tiểu luận sử dụng một số phương pháp như: phương pháp điều tra xã hội học, nghiên cứu tài liệu và quan sát thực tế.
5. Pham vi nghiên cứu.
Tiểu luận tập trung nghiên cứu về quyền bình đẳng nam nữ trong lĩnh vực giáo dục ở Việt Nam trong nhưng năm gần đây.
6. Kết cấu tiểu luận.
Nội dung tiểu luận chia làm 3 phần:
Chương I: Một số khái niệm.
Chương II: Thực trạng vấn đề bất bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục.
Chương III. Một số giải pháp về bất bình đẳng giới trong giáo dục.
NỘI DUNG.
I. Một số khái niệm.
1.1. Giới
“Giới (gender): là một thuật ngữ chỉ vai trò, trách nhiệm và quyền lợi mà xã hội quy định chon am và nữ nhìn từ góc độ xã hội; giới đề cập đến sự phân công lao động, các kiểu phân chia nguồn lực và lợi ích giữa nam và nữ trong một bối cảnh xã hội cụ thể” TS. Trần Thị Kim Xuyến, tài liệu giảng dạy: “Giới và các vấn đề đô thị”.
Đặc trưng cơ bản nhất của giới là do dạy và học mà có, Vì vậy, những đặc trưng về giới mang tính xã hội, do xã hội quy định. Giới thể hiện các đặc trưng của xã hội của phụ nữ và nam giới nên rất đa dạng. Nó phụ thuộc vào đặc điểm văn hóa, chính trị, kinh tế, xã hội của mỗi quốc gia, các khu vực, các giai tầng xã hội. Các quan niệm, hành vi, chuẩn mực xã hội về giới hoàn toàn có thể thay đổi được.
1.2. Bình đẳng xã hội.
“Bình đẳng xã hội: là nói tới sự thừa nhận và sự thiết lập các định kiến, các cơ hội và các quyền lợi ngang nhau cho sự tồn tại và phát triển của các cá nhân, các nhóm xã hội” Lê Ngọc Hùng, Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Xã hội học về giới và phát triển, Nxb. ĐHQG HN
. Trên lý thuyết, bất bình đẳng xã hội có nghĩa là không bằng nhau, không ngang nhau về các khía cạnh cơ bản của đời sống xã hội giữa các cá nhân, các nhóm người. Trên thực tế, khái niệm bất bình đẳng xã hội được dùng chủ yếu để chỉ mối tương quan xã hội nào không ngang bằng nhau đến mức gây tổn hại đén quyền và lợi ích của bên yếu thế.
1.3. Bình đẳng giới
“Là một cách tiếp cận giải quyết các vấn đề đang đối diện với cả nam và nữ theo cách chia sẻ các lợi ích của phát triển một cách bình đẳng, bảo đảm chóng lại gánh nặng thiên lệch của những tác động tiêu cực” TS. Trần Thị Kim Xuyến, tài liệu giảng dạy: “Giới và các vấn đề đô thị”.
Trong đó, nam giới và nữ giới được bình đẳng với nhau về:
Các điều kiện để phát huy đầy đủ tiềm năng
Các cơ hội tham gia đóng góp và hưởng lợi từ các nguồn lực xã hội và quá trình phát triển.
Quyền tự do và chất lượng cuộc sống bình đẳng.
Được hưởng thành quả bình đẳng trong mội lĩnh vực của xã hội.
II. Thực trạng vấn đề bất bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục.
2.1. Trên thế giới
Theo một báo cáo của UNICEF, vào tháng 12 năm 2006, nhân dịp kỉ niệm 60 năm ngày thành lập của tổ chức này, việc loại bỏ sự phân biệt đối xử vè giới và nâng cao vị thế của phụ nữ sẽ tạo ra một sự tác động sâu sắc và tích cực đến sự sống còn và phát triển của trẻ em. Bà Ann M. Veneman – Giám đốc điều hành UNICEF phát biểu: “Khi vị thế của người phụ nữ được nâng lên để có một cuộc sống đầy đủ và hữu ích, trẻ em và giáo dục họ sẽ trở nên thịnh vượng”. Theo báo cáo này, mặc dù trong những thập kỉ gần đây đã có một số tiến biij về vị thế của phụ nữ nhưng cuộc sống của hàng triệu “trẻ em gái và phụ nữ vẫn bị đe dọa bởi sự phân biệt đối xử, việc bị tước quyền và cùng kiệt khổ. Hậu quả của sự phân biệt đối xử là trẻ em gái ít có cơ hội được học hơn. Ở các nước đang phát triển, gần như 1/100 trẻ em gái đi học ở trường tiểu học sẽ không theo học được hết cấp. Trình độ học vấn, theo báo cáo, tương quan đến sự cải thiện về các nguồn lực đầu tự cho sự sống còn và phát triển của trẻ em.
Sự phân biệt giới trong lĩnh vực giáo dục thường diễn ra gay gắt nhất trong nhóm nước nghèo. Một nghiên cứu gần đây về tỉ lệ đến trường của các bé gái và bé trai ở 41 quốc gia đã cho thấy, trong những nước này, sự pp về giới trong tỉ lệ đến trường giữa nhóm cùng kiệt thường lớn hơn giữa những nhóm không nghèo. Tuy sự bình đẳng trong giáo dục đã có sự cải thiện rõ rệt trong vòng 30 năm qua ở các nước ngày nay còn phụ thuộc diện thu nhập thấp, nhưng sự chênh lệch về số ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status