Đặc điểm văn hoá doanh nghiệp của các Chaebol Hàn Quốc - pdf 17

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
Trang
PHẦN MỞ ĐẦU 3
Chương 1: Lý luận chung về văn hoá doanh nghiệp 8
1.1. Định nghĩa về văn hoá doanh nghiệp 8
1.2. Vai trò của văn hoá doanh nghiệp 9
1.3. Những yếu tố cấu thành văn hoá doanh nghiệp và phân loại văn hoá doanh nghiệp
1.3.1. Những yếu tố cấu thành văn hoá doanh nghiệp
1.3.2. Phân loại văn hoá doanh nghiệp
1.4. Tính chất “mạnh” “yếu” của văn hoá doanh nghiệp 11
Chương 2. Đặc điểm văn hoá doanh nghiệp của các Chaebol Hàn Quốc 20
2.1. Quá trình hình thành và phát triển của các Chaebol Hàn Quốc 20
2.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển văn hoá doanh nghiệp của các Chaebol Hàn Quốc
2.2.1. Điều kiện tự nhiên
2.2.2. Truyền thống văn hoá xã hội
2.2.3. Vai trò của chính phủ
2.2.4. Đặc điểm môi trường kinh doanh Hàn Quốc
2.2.5. Trình độ khoa học kỹ thuật 24
2.3. Đặc điểm cơ bản về văn hoá doanh nghiệp của các Chaebol Hàn Quốc
2.3.1. Xây dựng doanh nghiệp theo mô hình “đại gia đình” mang tính gia trưởng
2.3.2. Coi trọng yếu tố “nhân hoà”
2.3.3. Một số đặc điểm khác
2.3.3.1. Khuynh hướng chính thức hoá
2.3.3.2. Coi trọng trình độ học vấn, đặc biệt quan tâm đến công tác giáo dục và bồi dưỡng nguồn nhân lực
2.3.3.3. Quý trọng các quan hệ đặc biệt như : họ hàng, thân thích, đồng hương hay đồng môn 32
2.4. Nhận xét về văn hoá doanh nghiệp của các chaebol Hàn Quốc. Phương hướng xây dựng văn hoá doanh nghiệp trong các Chaebol Hàn Quốc hiện nay 46
2.4.1. Nhận xét 46
2.4.2. Phương hướng 51
Chương 3. Gợi ý một số vấn đề khi nghiên cứu văn hoá doanh nghiệp Việt Nam 54
3.1. Thực trạng nghiên cứu văn hoá doanh nghiệp Việt Nam 54
3.2. Một số vấn đề của văn hoá doanh nghiệp Việt Nam
3.2.1. Các yếu tố tác động đến văn hoá doanh nghiệp Việt Nam
3.2.2. Nhận xét về văn hoá doanh nghiệp nước ta hiện nay
3.3. Những kinh nghiệm từ Hàn Quốc và phương hướng xây dựng văn hoá doanh nghiệp Việt Nam trong thời đại mới
3.3.1. Những kinh nghiệm rút ra từ Hàn Quốc
3.3.2. Phương hướng xây dựng văn hoá doanh nghiệp Việt Nam trong thời đại mới 56
PHẦN KẾT LUẬN 64
TÀI LIỆU THAM KHẢO 66

nhiều doanh nghiệp lớn của Hàn Quốc đang nỗ lực thực hiện nhằm để tạo ra một bản sắc riêng cho mình góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh trong bối cảnh toàn cầu hoá diễn ra ngày càng gay gắt như hiện nay.
2.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển văn hoá doanh nghiệp của các Chaebol Hàn Quốc.
2.2.1. Điều kiện tự nhiên:
Hàn Quốc nằm ở phía Nam bán đảo Hàn với diện tích 98.480km2 (chiếm khoảng 45% tổng diện tích lãnh thổ của bán đảo), trong đó diện tích núi chiếm gần 70%, diện tích đất trồng trọt không quá 21,8% và đất đai lại không bằng phẳng. Hơn nữa, khí hậu Hàn Quốc tuy mùa hè có nắng ấm, mưa nhiều thuận lợi cho công tác canh nông, song mùa đông không phát triển trồng trọt được do thời tiết quá lạnh và khô. Vùng Nam Bộ Hàn Quốc mỗi năm chỉ trồng được 2 vụ, vùng Bắc Bộ 2 năm chỉ trồng được 3 vụ hay mỗi năm một vụ. Đây là những đặc điểm cơ bản hạn chế sự phát triển nông nghiệp Hàn Quốc cũng như gây khó khoăn cho sự sinh tồn của con người nơi đây.
Hàn Quốc cũng rất khan hiếm tài nguyên thiên nhiên, nguồn nguyên liệu quan trọng cho nền công nghiệp. Nếu phân các nước trên thế giới làm 4 loại A, B, C, D theo mức độ giàu, cùng kiệt về tài nguyên thiên nhiên và trình độ kỹ thuật thì có thể xếp một số nước như Mỹ, Nga vào loại A là những nước giàu tài nguyên thiên nhiên và có trình độ kỹ thuật phát triển. Loại B gồm một số nước như Braxin, Indonesia là những nước có tài nguyên thiên nhiên phong phú nhưng kỹ thuật thấp kém. Những nước này có tiềm lực kinh tế mạnh mẽ nhờ nguồn tài nguyên thiên nhiên giàu có. Một số nước Châu Âu và Nhật Bản thuộc loại C, là những nước thiếu tài nguyên thiên nhiên nhưng trình độ kỹ thuật tốt. Loại D là những nước vừa thiếu tài nguyên vừa thiếu kỹ thuật như ấn Độ, Ai Cập. Hàn Quốc trước đây thuộc loại D, nay được xếp vào loại C nhờ trình độ kỹ thuật phát triển hơn. Hàn Quốc cũng không có nhiều tài nguyên khoáng sản. Các loại tài nguyên quan trọng hiện nay như dầu lửa, than đá (đốt cháy có khói), Banxit, lưu huỳnh thì hầu như phải nhập khẩu hoàn toàn.
Sự khan hiếm tài nguyên thiên nhiên cùng với điều kiện phát triển nông nghiệp khó khăn đã tạo nên đức tính cần kiệm, vượt khó của dân tộc Hàn. Người Hàn Quốc không có “rừng vàng biển bạc” để tự hào song họ có ý chí, lòng quyết tâm lớn để khắc phục cùng kiệt đói vươn lên. Có thể nói, chính điều kiện tự nhiên không thuận lợi đã hình thành nên bản lĩnh sống, bản sắc văn hoá không thể hoà trộn của dân tộc này và do đó nó cũng là yếu tố ảnh hưởng đến văn hoá doanh nghiệp Hàn Quốc.
2.2.2. Truyền thống văn hoá - xã hội.
Một đặc tính của VHDN là được xây dựng dựa trên các giá trị truyền thống, nói cách khác sự hình thành VHDN không tách rời khỏi những yếu tố truyền thống của một dân tộc. Hàn Quốc là một đất nước có lịch sử, truyền thống văn hoá lâu đời đã và đang là những yếu tố có ảnh hưởng rất sâu sắc đến văn hoá doanh nghiệp của chính quốc gia này (cả mặt tích cực lẫn tiêu cực). Những yếu tố ấy biểu hiện ở đặc trưng văn hoá nông nghiệp, cơ cấu xã hội đẳng cấp, lịch sử chống ngoại xâm kiên cường và ảnh hưởng của tư tưởng nho giáo.
2.2.2.1. Nền văn hoá nông nghiệp:
Hàn Quốc mới chỉ trở thành một quốc gia công nghiệp phát triển trong khoảng vài ba thập kỷ trở lại đây. Trước đó, trong hàng nghìn năm lịch sử, Hàn Quốc chỉ là một quốc gia nông nghiệp. Do vậy, những đặc trưng của văn hoá nông nghiệp truyền thống đã ăn sâu vào từng tính cách người Hàn Quốc và vẫn còn tồn tại đến ngày nay. Trong các doanh nghiệp Hàn Quốc, sự ảnh hưởng đó cũng không nhỏ. Nó thể hiện ở tinh thần tương thân tương ái giữa các đồng nghiệp tạo thành tinh thần tập thể; tính cần cù của người lao động. Tuy nhiên, nó cũng tạo ra mặt trái như thói quen được chăng hay chớ, thiếu trách nhiệm, gây trở ngại cho doanh nghiệp trong quản lý chất lượng sản phẩm.
2.2.2.2. Cơ cấu xã hội:
Xã hội phong kiến Hàn Quốc thời Choson được chia làm 3 đẳng cấp lớn gồm: Quí tộc - Thường dân - Thứ dân, trong đó tầng lớp quý tộc (thường gọi là Yangban) là tầng lớp được hưởng ưu đãi nhất trong xã hội, kể cả những dòng quý tộc đã thất thế, cùng kiệt túng vẫn được cung kính, tôn trọng. Sự phân biệt đẳng cấp sâu sắc đó làm tăng khát vọng tiến thân của các thành viên trong xã hội, tạo nên tính hiếu học, ham lao động quyết tâm vươn lên của người Hàn. Những đặc điểm này có liên quan đến doanh nghiệp Hàn Quốc thể hiện ở chí hướng vươn lên của người Hàn Quốc và sự tăng năng suất của các doanh nghiệp Hàn Quốc. Tuy vậy, những đặc điểm này cũng dễ dẫn đến tư duy lệch lạc; coi “đồng tiền” “lợi nhuận” là trên hết, khiến người ta chỉ tập trung làm giàu bằng mọi cách mà không biết cân đối với những giá trị khác.
2.2.2.3. Lịch sử lâu đời:
Cũng giống như Việt Nam, Hàn Quốc có một lịch sử hàng nghìn năm chống ngoại xâm, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ và giữ gìn huyết thống dân tộc. Truyền thống lịch sử đó đã tạo ra đặc điểm đặc trưng của người Hàn Quốc, đó là ý chí sinh tồn và lòng tự tôn dân tộc cao tạo nên tinh thần tự tin, quyết tiến, tinh thần “nếu làm sẽ được” (can do spirit); dám đương đầu với mọi thử thách, mạo hiểm và quả cảm. Một đặc điểm nữa của người Hàn Quốc cũng ảnh hưởng ít nhiều đến VHDN là họ không coi trọng quá trình mà coi trọng kết quả, như một câu tục ngữ của họ là “đi đường nào cũng được, miễn là tới Seoul”, nghĩa là họ chú trọng mục tiêu, quyết tâm và mạo hiểm biến từ không thành có. Đây cũng là một trong những đặc điểm dẫn tới thành công cho kinh tế Hàn Quốc. Mặt khác, điều này cũng tạo ra nhược điểm như quá coi trọng kết quả trước mắt, mạo hiểm quá dẫn đến rủi ro.
Hàn Quốc là một trong số ít quốcgia trên thế giới chỉ gồm một dân tộc duy nhất thống nhất tiếng nói, chữ viết. Trải qua lịch sử gần 5000 năm mà cho đến ngày nay họ vẫn giữ được huyết thống thuần thiết của mình. Điều này tạo nên “ý thức đồng chất” (đồng bào) là nền tảng của sức mạnh đoàn kết nội bộ của dân tộc Hàn Quốc. Trong doanh nghiệp, tính đồng chất cũng tạo nên sức mạnh nội bộ của tổ chức, song mặt khác nó có nhược điểm là phân biệt đồng chất và dị chất tạo nên tính cục bộ, chỉ coi trọng thành tích của tổ chức mình mà thiếu hợp tác với tổ chức bạn làm giảm sức mạnh tổng thể.
2.2.2.4. ảnh hưởng của Nho giáo:
Nho giáo là một trong ba tôn giáo truyền thống nhập ngoại từ ngoài vào bán đảo Hàn (bao gồm Nho, Phật, Đạo). Nho giáo đã bám rễ sâu trong cấu trúc chính trị, đạo đức xã hội của dân tộc Hàn và trở thành yếu tố ảnh hưởng sâu sắc nhất đến suy nghĩ, hành động của các cá nhân cũng như ảnh hưởng đến triết lý và hành động kinh doanh Hàn Quốc. Những giá trị và chuẩn mực của nó dường như còn tiếp tục ảnh hưởng và dẫn dắt người Hàn qua nhiều thế kỉ bất chấp sự du nhập mạnh mẽ của văn hoá phương Tây vào Hàn Quốc trong thời kỳ hiện đại. Triết lí cơ bản của đạo Nho là Nhân - Nghĩa- Lễ - Trí – Tín. Khi triết lý này du nhập vào mỗi nước lại mang sắc thái khác nhau. Nếu như ở Việt Nam nhấn mạnh ở Nhân - Nghĩa thì Hàn Quốc lại đề cao Tín – Lễ. Điều đó được thể hiện ngay trong cách ứng xử hàng ngày ở Hàn Quốc “tam cương ngũ thường” được như sau:
ã Tam cương: Quân vi thần cương
Phụ vi tử cương
Phu vi thê cương
ã Ngũ thường: Quân thần hữu nghĩa - vua tui phải có nghĩa

e17k3uuJT6DIWv5
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status