Một số phong tục ngày tết Nguyên Đán của người Trung Quốc - pdf 17

Download miễn phí Đề tài Một số phong tục ngày tết Nguyên Đán của người Trung Quốc



MỤC LỤC
 
I. PHẦN MỞ ĐẦU 1
II. NỘI DUNG 3
1. Nguồn gốc tết Nguyên Đán của người Trung Quốc 3
1.1. “Tết” là gì? 3
1.2. Nguyên Đán là gì? 3
1.3. Tết Nguyên Đán là gì? 3
1.4. Nguồn gốc ngày tết Nguyên Đán 3
2. Những phong tục trong tết Nguyên Đán của người Trung Quốc 4
2.1. Phong tục là gì? 4
2.2. Người Trung Quốc đón tết Nguyên Đán có những phong tục gì? 4
2.1.1. Phong tục cúng táo vương thần 4
2.2.2.Phong tục quét rác đón tết – nguồn gốc 5
2.2.3.Phong tục dán giấy hoa lên cửa sổ. 6
2.2.4.Dán câu đối Tết 7
2.2.4.1.Nguồn gốc của câu đối tết 7
2.2.4.2. Câu đối – nội hàm văn hóa. 8
2.2.5.Dán tranh tết 9
2.2.6. Phong tục trong đêm giao thừa (hay còn gọi là đêm trừ tịch) 10
2.2.6.1.Nguồn gốc 10
2.2.6.2.Các phong tục trong đêm giao thừa 10
2.2.7. Phong tục đốt pháo ngày tết 14
2.2.8.Phong tục chúc tết 15
III. SO SÁNH VỚI VIỆT NAM. 15
1. Nguồn gốc tết Nguyên Đán. 16
2. Một số nét khác biệt trong phong tục đón tết Nguyên Đán giữa Việt Nam và Trung Quốc . 16
IV. Ý NGHĨA 18
V. KẾT LUẬN 18
Tài liệu tham khảo 19



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

làm lụng vất vả; vì vậy mà người ta gọi là “ăn Tết”.
1.2. Nguyên Đán là gì?
Theo cách giải thích bằng tiếng Hán Việt thì “nguyên” là bắt đầu, “đán” là “buổi sáng sớm”.
1.3. Tết Nguyên Đán là gì?
Tết Nguyên Đán là hết một vòng bốn mùa, là ngày đầu tiên của một năm. Ngày tết Nguyên Đán còn được gọi là “Tam Nguyên” ( 3 mở đầu) vì đó là ngày đầu năm, đầu mùa (mùa xuân), đầu tháng (tháng giêng).
1.4. Nguồn gốc ngày tết Nguyên Đán
Theo ý kiến của nhà nghiên cứu Nhất Thanh viết theo từ điển “Thượng Hải mục trung ngoại lịch đại niên sự biểu thị” thì khởi đầu lịch Tàu 3000 năm trước lịch Tây kỉ nguyên”. Thời nhà Hạ (2205 – 1818 trước Tây Lịch) lịch Tàu chọn tháng 1 là tháng Giêng nhưng đến thời Hán Vũ Đế lại chọn tháng Dần là tháng giêng và lưu truyền cho đến ngày nay.
đối với những người Trung Quốc mà nói, những ngày long trọng nhất, náo nhiệt nhất, vui vẻ nhất chính là ngày tết Nguyên Đán. Theo sách “phong tục – lễ nghi dân gian Trung Quốc” – nhà xuất bản Thanh Hóa thì nó bắt nguồn từ từ “lạp tế” (tế lễ tháng Chạp) của xã hội nguyên thủy. Mọi người trải qua một năm cần cù lao động, lúc giao thừa giữa cuối năm và đầu năm mới đem những thứ thu hoạch đựơc để thờ cúng thần linh và tổ tiên để cảm tạ sự ban ơn của tự nhiên, dần dần hình thành phong tục chúc mừng đầu năm.
Như vậy, tết Nguyên Đán hay còn gọi là tết âm lịch (ăn tết theo ngày âm chứ không phải ăn tết theo ngày dương như phương Tây) là một mĩ tục của người dân Trung Quốc. Cái tên “tết âm lịch” (xuân tiết tế) bắt đầu từ năm 1913. Lúc bấy giờ, ngài Chu Khải Khâm đưa tờ trình lên Viên Thế Khải là “định tứ thời tiết hạ trình” (tờ trình xin định ra ngày nghỉ của 4 mùa) và đã định ra ngày mùng 1 âm lịch của tháng đầu tiên trong năm là ngày tết.
2. Những phong tục trong tết Nguyên Đán của người Trung Quốc
2.1. Phong tục là gì?
Theo từ điển tiếng Việt (NXB Văn hóa – thông tin tái bản in năm2002) thì “phong tục” là những nếp cũ đã thành tục lệ được lưu truyền trong dân gian được mọi người hưởng ứng và làm theo.
2.2. Người Trung Quốc đón tết Nguyên Đán có những phong tục gì?
2.1.1. Phong tục cúng táo vương thần
Truyền thuyết dân gian nói Táo vương gia là thần được Ngọc Hoàng đại đế sai xuống trần gian xem xét thiện ác, hàng năm phải bay về trời và 23 tháng Chạp để báo cáo tình hình cho nên nhà nhà đều cúng ông Táo.
Tế Táo (cúng ông Táo) được tiến hành đêm 23 tháng Chạp. Tranh hình ông Táo được dán lên tường bếp ở phía đông hay phía tây của nhà chính, hai bên là câu đối “Lên trời nói việc tốt, trở về mang theo điều may mắn”. Lúc cúng tế, người ta thường phải đặt một mâm hoa quả và một bát canh mì sau đó đốt hương khấn vái. Trong tiếng pháo người ta làm lễ tiễn Táo vương gia lên trời, sau đó đốt bỏ thần bếp cũ, và đốt kèm theo một số ngũ cốc, lương thực, cỏ cây để nuôi ngựa của Táo vương gia. Sau khi đốt thần bếp cũ để đưa Táo vương gia cũ lên trời có người dán thần bếp mới ngay, có người để đến đêm 30 mới dán. Cúng ông Táo phần nhiều dùng thực phẩm ngọt, dính với ý nghĩa là để miệng Táo vương gia ngọt ngào nói toàn điều hay. đương nhiên, ý nghĩa chân chính của lễ cúng ông Táo không phải là để Táo vương gia nói toàn lời hay lời tốt, mà để lúc Táo vương gia trở về hạ giới “mang hết ngũ cốc lương thực trở về”, có thể nói là trở về với mọi điều tốt lành. Trong lúc cầu xin và cúng ông Táo còn có niềm mong mỏi một ngày mai tốt đẹp, ngũ cốc được mùa, một năm mới may mắn và hạnh phúc.
Như vậy, với tục tế Táo đã mở ra khúc dạo đầu cho sự phấn khởi đón năm mới.
2.2.2.Phong tục quét rác đón tết – nguồn gốc
Mỗi khi tết đến xuân về, nhà nhà đều muốn làm cuộc tổng vệ sinh quét dọn. Mọi người quét dọn nhà cửa, rửa sạch đồ dùng gia đình, giặt toàn bộ chăn màn ngày xuân gọi là “tảo niên”.
Quét rác đón Tết không chỉ vì sạch sẽ để đón năm mới mà nó còn có lịch sử cần chú ý.
Tập tục “tảo niên” bắt đầu từ thời vua Nghiêu, vua Thuấn. Do một loại nghi thức tôn giáo trừ dịch bệnh thời cổ đại diễn biến mà thành. Đến thời Đường, Tống, phong tục “tảo niên” thịnh hành, theo “Mộng lương lục” của Ngô Bạch Mục ghi lại: “Cuối tháng 12, binh sĩ thứ dân bất kể to hay nhỏ đều quét dọn nhà cửa, trừ khử ô uế, sạch nhà, sân… để chúc sự bình an của năm mới”. Đến nay dân gian còn lưu hành câu “ngày 24 tháng Chạp phải quét đất quét nhà cửa”.
Trong dân gian còn lưu truyền một truyền thuyết. Tập tục quét rác là do tá điền ở Thông Châu đón lương thực hàng năm của Ngọc Hoàng mà ra. Trước đây, những người tá điền cả năm đầu tắt mặt tối, ngoài lương thực nộp thuế ra, số còn lại không đáng là bao. Họ cầu khấn Táo vương khi lên thiên đình nói những lời hay lời đẹp để Ngọc Hoàng khai ân, từ kho trời ban xuống chút ân huệ, trước đêm 30 trút gạo trắng như tuyết xuống để họ ăn bữa cơm đoàn tụ no nê. Để nghênh đón ân huệ của Ngọc Hoàng, mỗi năm vào ngày 24 tháng Chạp những người tá điền đều quét dọn trong nhà ngoài sân sạch sẽ để đón chờ lương thực trời ban cho. Cứ như vậy từ năm này qua năm khác, quét rác đã trở thành một phong tục trong dân gian
2.2.3.Phong tục dán giấy hoa lên cửa sổ.
Để đón tết, người Trung Quốc không chỉ quét dọn nhà cửa cho sạch sẽ mà còn trang hoàng ngôi nhà của mình đẹp đẽ hơn, khang trang hơn để đón tết.
Về tập tục dân gian đón tết dán giấy hoa lên cửa sổ, có câu “trên song thiếp hồng chỉ hồ lô, phùng tiết quá tuế thu ôn dịch” ( Nghĩa là: cửa dán giấy đỏ hồ lô (bầu nậm), vào dịp tết thu lây bệnh dịch) (Theo sách “phong tục”- lễ nghi dân gian Trung Quốc – NXB Thanh Hóa – trang 20). Dán giấy hoa trong dân gian là một loại trang trí trên cửa của dân cư, trong tập tục hàng năm tiễn cũ đón mới ứng dụng phổ biến đặc biệt, mục đích chủ yếu là trừ bỏ cái cũ, đón cái mới, tìm điều tốt lành.
Đề tài nghệ thuật “song hoa” (cắt giấy) rất rộng. Có nhân vật, hoa cỏ, loài thú, lời chúc cát tường, mẫu hoa văn, nhưng hình thức trên bức họa tổng hợp người, chim, hoa, côn trùng, văn tự thì gặp nhiều nhất. Trong đó hình thức mang tính chất thay mặt nhất là “song hoa” chữ “hỉ”. Cắt chữ “hỉ” nói chung là dùng cho phong tân hôn nhưng năm mới là thời gian tốt nhất, rất nhiều người kết hôn, cho nên chữ “hỉ” cũng chính là vật trang sức đón năm mới. Hình tròn của chữ “hỉ” trong dân gian giải thích là “hồ lô”. “Hồ lô” nhiều hạt, nhiều phúc, từ xưa đến nay là tượng trưng của sinh mệnh và sinh sản. Cho nên chữ “hỉ” vừa có dáng hình “hồ lô” lại vừa hàm ý mang ý chúc mừng, vì vậy trở thành đề tài nghệ thuật cắt giấy dán cửa sổ.
Vì sao lại cắt chữ “hỉ”? “Hỉ” có nghĩa là: mừng, vui, việc mừng, thích, ưa, thích hợp. Cắt giấy chữ “hỉ” nói chung đều cắt thành chữ “song hỉ”. “Song hỉ” nói chung đều là sự tổng hợp của văn tự và văn hoa. Xử lý trên mẫu hoa văn chữ “hỉ” có nghệ nhân thể hiện sức tưởng tư...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status