Địa lý kinh tế xã hội thị xã Đông Hà, Quảng Trị - pdf 17

Download miễn phí Đề tài Địa lý kinh tế xã hội thị xã Đông Hà, Quảng Trị



Tỉnh quảng Trị có đường bờ biển dài 67,8km với 2 cửa lạch quan trọng là cửa Việt và Cửa Tùng. Ngư trường đánh bắt rộng lớn các loại hải sản có giá trị kinh tế cao như: tôm hùm, mực nang, cá thu, cá ngừ, hải sản, tảo Tổng trữ lượng cho phép khai thác hàng năm khoảng 13 - 18 nghìn tấn, song hiện tại mới chỉ khai thác đạt 10000 tấn (2005). Toàn tỉnh có diện tích mặt nước khoảng 140 nghìn ha, trong đó khoảng 400 ha nước lợ và một số đất nhiễm mặn có thể đưa vào nuôi trồng thủy sản.
Như vậy, với vai trò là trung tâm của tỉnh - nơi dân cư tập trung đông đúc, có cơ sở vật chất kĩ thuật hiện đại, giao thông thuận lợi có thể xây dựng tại Đông Hà những nhà máy chế biến thủy hải sản phục vụ nhu cầu tại chỗ và xuất khẩu. Thúc đẩy kinh tế tỉnh phát triển, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế .
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

Đại học quốc gia Hà Nội
Trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn
Khoa Lịch sử
---------------
Bài tập giữa kỳ
Môn : Địa lý
Mở đầu
Đông Hà là trung tâm hành chính của tỉnh Quảng Trị - một tỉnh thuộc vùng bắc Trung bộ Việt Nam. Phía Bắc giáp tỉnh Quảng Bình, phía Nam giáp tỉnh Thừa Thiên - Huế, phía Tây giáp tỉnh Savannakhet (Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào) và phía Đông giáp biển Đông.
Quảng Trị có nhiều tiềm năng lợi thế để phát triển kinh tế. Nằm ở vị trí chiến lược quan trọng - đã và đang giữ vai trò trọng yếu trong việc bảo vệ và khai thác biển Đông; là nơi giao lưu giữa 2 miền Nam – Bắc của đất nước cũng như lưu thông thuận lợi với các nước phía Tây bán đảo Đông Dương và các nước khác trong khu vực Đông Nam á, trên thế giới - qua Lao Bảo hành lang Quốc lộ 9 ra cảng Cửa Việt. Tuy nhiên, hiện nay Quảng Trị đang gặp rất nhiều khó khăn do hậu quả của chiến tranh nặng nề; xuất phát điểm quá thấp; cơ sở hạ tầng thiếu thốn không đủ điều kiện để khai thác và phát huy những tiềm năng sẵn có.
Hiện nay tỉnh Quảng Trị đang đề ra chiến lược phát triển Đông Hà thành trung tâm kinh tế - văn hóa - chính trị của toàn tỉnh, tiến tới xây dựng Đông Hà trở thành một thành phố trực thuộc tỉnh, giúp thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước để khai thác và phát huy tiềm năng kinh tế.
Phần I: Nội Dung
1. Khái quát về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên.
a. Vị trí địa lý.
Thị xã Đông Hà chính là tỉnh lị của tỉnh Quảng Trị - nằm ở ngã ba Quốc lộ 1A và Quốc lộ 9. Nằm cách 598km về phía nam của của thủ đô Hà Nội và 1.112km về phía Bắc của thành phố Hồ Chí Minh. Vị trí như cầu nối trung chuyển giao thông Bắc - Nam. Quảng Trị còn là tỉnh ven biển - Đông Hà trở thành điểm dừng của con đường vận chuyển hàng hóa sang các nước trong khu vực và trên thế giới. Đây là một vị trí hết sức thuận lợi để có thể khai thác và thúc đẩy kinh tế phát triển.
Như vậy, thị xã và toàn tỉnh Quảng Trị cần có những biện pháp xây dựng và cải tạo hệ thống cầu, cảng, đường bộ - nhà kho và cơ sở kĩ thuật hạ tầng để sẵn sàng là điểm dừng chân cho các chuyến hàng lưu thông giữa nước ta và các nước khác. Nguồn lợi thu được từ việc cho thuê bến bãi cầu cảng sẽ được sử dụng để tiếp tục hoàn thiện kết cấu hạ tầng trong toàn tỉnh.
b. Điều kiện tự nhiên.
* Về khí hậu:
Đông Hà nằm gọn trong tỉnh Quảng Trị ,vì vậy khí hậu của Đông Hà hoàn toàn giống với khí hậu của tỉnh Quảng Trị. Nằm trọn vẹn trong khu vực nhiệt đới ẩm gió mùa, là vùng chuyển tiếp giữa 2 miền khí hậu, nên khí hậu phía Bắc của mùa đông lạnh và phía Nam nóng ẩm quanh năm. ở vùng này khí hậu khắc nghiệt, chịu hậu quả nặng nề của gió Tây – Nam: khô nóng, bão, mưa lớn, khí hậu biến động mạnh, thời tiết diễn biến thất thường. Vì vậy đời sống của nhân dân cũng như trong sản xuất gặp không ít khó khăn.
Do nằm trọn vẹn trong nội chí tuyến bắc bán cầu, hàng năm có 2 lần mặt trời đi qua đỉnh (tháng 5 và tháng 8), nên bức xạ cao (cực đại vào tháng 5, cực tiểu vào tháng 12). Trọng lượng bức xạ cả năm dao động trong khoảng từ 70 -80 kcal/cm2/năm. Những tháng mùa hè gấp 2 - 3 lần những tháng mùa đông. Tổng số giờ nắng trung bình năm ở đây dao động từ 1700 à 1800 giờ. Số giờ nắng lớn nhất vào tháng 7 (240 - 250 giờ).
Nhiệt độ trung bình hàng năm giao động 20 - 250C, tháng 6 là cao nhất, còn tháng 1 thấp nhất. Nhiệt độ tối cao trong năm vào các tháng nóng 34 à 350C, nhiệt độ thấp nhất trong năm có thể từ 8 à 100C.
Mùa mưa diễn ra từ tháng 9 đến tháng 11 với lượng mưa khoảng 75 à 85% lượng mưa cả năm. Các tháng mưa kéo dài thường là 9 -11 (khoảng 600mm). Tháng ít mưa nhất là tháng 2-7 (thấp nhất 40mm/táng). Tổng lượng mưa cả năm dao động từ 2000 - 2700mm, số ngày mưa từ 130 - 170 ngày.
Độ ẩm: độ ẩm tương đối trung bình, tháng ẩm 85 à 90%, còn tháng khô thường dưới 50%, có khi xuống tới 30%.
Như vậy đặc trưng thời tiết của Đông Hà là: gió Tây Nam khô nóng (gió Lào) - hiện tượng thời tiết đặc biệt khô nóng thổi từ Lào qua. Thường những ngày có gió Lào là ngày có nhiệt độ cao nhất trên 390C. Độ ẩm tương đối thấp dưới 50%. Mùa gió khô nóng vào tháng 3 - 9 và gay gắt nhất tháng 4 - 5 đến tháng 8. Hàng năm có từ 40 - 60 ngày khô nóng. Ngoài ra còn phải chịu rất nhiều bão. Mùa bão diễn ra từ tháng 7 đến tháng 11, trong đó tháng 9 và tháng 10 nhiều bão nhất. Theo số liệu thống kê trong 98 năm có 75 cơn bão đổ bộ vào khu vực Bình - Trị - Thiên - 0,8 cơn bão ảnh hưởng trực tiếp đến tỉnh Quảng Trị - Đông Hà. Có năm không có bão nhưng có năm liên tiếp 2 - 3 cơn bão đổ bộ trực tiếp. ảnh hưởng tai hại nhất là bão gây ra gió xoáy giật kéo theo mưa to, dài (2-5 ngày) gây ra lũ lụt nghiêm trọng. Tỉ lệ do mưa bão và áp thấp gây ra chiếm 40 à 50% tổng lượng mưa trong các tháng 7 - 10. Lượng mưa do một cơn bão gây ra khoảng 300 - 400mm có khi là 1000mm.
Thời tiết khô và nóng khiến cho kinh tế của Đông Hà gặp rất nhiều khó khăn đặc biệt là phát triển kinh tế nông nghiệp. Như thế, đòi hỏi toàn tỉnh phải có một phương hướng phát triển kinh tế mới thay cho kinh tế nông nghiệp cổ truyền để bộ mặt của toàn thị xã Đông Hà cũng như toàn tỉnh Quảng Trị thay đổi.
* Địa hình:
Nằm trong tổng thể các dạng địa hình của tỉnh Quảng Trị, Đông Hà mang những đặc trưng địa hình của toàn tỉnh. Cụ thể: đồi núi và đồng bằng chạy dài theo hướng Tây Bắc - Đông Nam và trùng với phương của đường bờ biển. Sự trùng hợp này diễn biến rõ trên đường phân thủy giữa Trường Sơn Đông và Trường Sơn Tây. ở Quảng Bình các đỉnh cao nhất đều nằm giữa đường biên giới Việt Lào nhưng ở Quảng Trị, các đỉnh cao lại nằm sâu trong lãnh thổ nước ta. Các sông lớn như Se băng luôn, Seepoon… đều bắt nguồn từ Việt Nam chảy qua Lào. Tính phân bậc của địa hình từ đông sang tây thể hiện khá rõ ràng. Nếu ở phía tây của đường phân thủy địa hình nghiêng khá thoải, bị phân cắt yếu thì ở phía đông của đường phân thủy chuyển nhanh từ núi trung bình xuống đồng bằng. Các bậc địa hình lại phân cách khá mạnh bởi mạng sông suối dày đặc với trắc diện dọc và ngang đều rối. Đồng bằng nhỏ và hẹp, phía đây thì lộ đá gốc, phía đông thì địa hình cát dải địa hình đồng bằng cấu tạo bởi phù sa, ở giữa lại thấp và dễ dàng bị ngập úng vào mùa mưa lũ.
* Đất: toàn tỉnh có đặc điểm rất đa dạng với việc hình thành 11 nhóm đất và 32 loại đất chính trong đó nhóm đất bazan khoảng trên 2000 ha tập trung ở Vĩnh Linh, Gio Linh, Hương Hóa, Cam Lộ, có thể trồng cây công nghiệp dài ngày. Đất phù sa ven sông, đất cát pha thịt có thể trồng cây lương thực, đất đồi phù hợp với trồng rừng và cây lâu năm.
Thị xã Đông Hà thuộc tỉnh Quảng Trị cũng có cùng những đặc điểm thổ nhưỡng song cũng mang những đặc trưng riêng. Hiện nay, vì mục đích phát triển kinh tế nên mục đích sử dụng đất của thị xã có nhiều thay đổi như chuyển đổi từ đất vùng nông nghiệp sang đất xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật, đất ở, đất xây dựng các nhà máy, x
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status