Nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long - pdf 17

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 2
NỘI DUNG 3
1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG VÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG 3
2. NGUỒN LỰC TỰ NHIÊN 5
2.1. Nguồn lực tự nhiên của vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng 5
2.2. Nguồn lực tự nhiên của vùng đồng bằng sông Cửu Long 8
3. NGUỒN LỰC DÂN CƯ VÀ LAO ĐỘNG 12
4. MỘT SỐ NGUỒN LỰC KHÁC 14
KẾT LUẬN 17
TÀI LIỆU THAM KHẢO 18
Nguồn lực của một quốc gia là tổng thể các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, hệ thống tài sản quốc dân, dân cư nguồn lao động cùng với các đường lối chính sách liên quan đến việc phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia đó. Nguồn lực được chia thành hai nhóm: nguồn lực bên trong (nội lực) và nguồn lực bên ngoài (ngoại lực), trong đó nội lực có vai trò quyết định. Các nguồn lực có mối quan hệ mật thiết với nhau, không tách rời nhau. Đến lượt mình, mỗi nguồn lực lại có vai trò riêng đối với việc phát triển kinh tế - xã hội. Phân tích và so sánh nguồn lực phát triển kinh tế xã hội giữa các vùng kinh tế với nhau sẽ giúp chúng ta có thấy được những điểm tương đồng và khác biệt, đồng thời qua đó sẽ phần nào lý giải và tìm ra nguyên nhân của sự khác biệt đó. Trong khuôn khổ của tiểu luận này, tui xin đi vào phân tích và so sánh nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội của hai vùng đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long. Đây là hai vựa lúa lớn nhất của cả nước, mang lại nguồn lương thực chính phục vụ cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Mỗi vùng đồng bằng mang trong mình những đặc trưng riêng dễ phân biệt, những đặc trưng đó đã tạo ra hướng đi riêng cho mỗi vùng đồng bằng. Sự khác biệt này bắt nguồn từ những nguồn lợi phát triẻn cơ bản từ nguồn lực về tự nhiên cho đến những nguồn lực về kinh tế - xã hội.


NỘI DUNG
1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG VÀ ĐỒNG BÀNG SÔNG CỬU LONG
Đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long là hai vùng đồng bằng lớn nhất trong cả nước, đây được coi là hai vựa lúa lớn của cả nước. Mỗi vùng đồng bằng đóng một vai trò chung nhưng đồng thời cũng đóng vai trò riêng trong sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước. Hai đồng bằng này có lịch sử hình thành ở những giai đoạn khác nhau.
Đồng bằng sông Cửu Long mới được tập trung khai thác khoảng 300 năm nay. Khoảng thế kỷ XVI, vùng đất này vẫn còn hoang sơ, hiu quạnh và “không có vật gì thuộc về sự sống” (Alexandre de Rhodes)
Đến đầu thế kỷ XVII mới dần dần hình thành một số cụm dân cư thưa thớt ở những vùng đất ven sông Tiền, sông Hậu và vùng giồng ven biển, nhưng về cơ bản vẫn chưa có hoạt động khai phá nào ở đây. Bởi lẽ hoạt động kinh tế cho đến lúc này chưa phải là canh tác nông nghiệp, mà chỉ là sự khai thác thô sơ theo cách săn bắn, đánh bắt, hái lượm các nguồn lợi trong rừng, dưới nước - những nguồn lợi cực kỳ phong phú của thiên nhiên hoang dã vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Đến nửa sau thế kỷ XVII, một lớp di dân mới khá đông đến định cư và lập nên những xóm ấp đầu tiên. Chính lớp dân cư này, chủ yếu là người Việt với truyền thống lúa nước, đã đánh dấu mốc mở đầu công cuộc khai khẩn với quy mô tương đối lớn và trên nhiều địa bàn khác nhau của đồng bằng sông Cửu Long. Tuy nhiên chỉ dưới thời Pháp thuộc thì vùng này mới được khai thác với quy mô lớn, dân số mới gia tăng và mở rộng đáng kể, làm thay đổi hẳn bộ mặt đồng bằng sông Cửu Long. Như vậy về mặt lịch sử, đồng bằng sông Cửu Long mới được hình thành cách đây ba trăm năm. Con số này nếu đem so sánh với đời người thì là quá lớn, đến (…)

3aDw688t9hR65tW
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status