Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm ở Công ty may Thăng Long - pdf 17

Download miễn phí Chuyên đề Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm ở Công ty may Thăng Long



 
Mục Lục
Lời mở đầu 1
Phần I: Cơ sở lý luận về chất lượng sản phẩm 3
1.1. Kháiniệm và vai trò của chất lượng sản phẩm trong doanh nghiệp 3
1.2. Phân loại chất lượng sản phẩm 4
1.3. Quản lý chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp 5
1.4. Các phương pháp kiểm tra chất lượng sản phẩm ở doanh nghiệp 6
1.5. Các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm 9
1.6. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá chất lượng sản phẩm 10
1.7. Đặc điểm về quản lý chất lượng của Công ty May Thăng Long 12
Phần II: Phân tích tình hình chất lượng sản phẩm của Công ty May Thăng Long của Công ty May Thăng Long 16
2.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty May Thăng Long 16
2.2. Quá trình phát triển của Công ty May Thăng Long 16
2.3. Chức năng nhiệm vụ của Công ty May Thăng Long 18
2.4. Một số đặc điểm kinh tế kỹ thuật chủ yếu ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm ở Công ty May Thăng Long 26
2.5. Tình hình quản lý chất lượng của Công ty May Thăng Long 29
2.6. Phương pháp quản lý chất lượng sản phẩm ở Công ty May Thăng Long 31
2.7. Phân tích các chỉ tiêu đánh giá chất lượng sản phẩm của Công ty May Thăng Long 38
2.8. Đánh giá thực trạng chất lượng sản phẩm và quản lý chất lượng sản phẩm ở Công ty May Thăng Long 56
Phần III: Một số phương hướng và giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm ở Công ty May Thăng Long 61
3.1. Phương hướng phát triển của Công ty May Thăng Long trong thời gian tới 61
3.2. Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm ở Công ty May Thăng Long 64
3.3. Đào tạo nâng cao tay nghề và ý thức trách nhiệm cho công nhân 66
3.4. Áp dụng chế độ thưởng phạt về chất lượng hợp lý 72
3.5. Tăng cường quản lý về chất lượng của lãnh đạo Công ty 74
Kết luận 81
Tài liệu tham khảo 82
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

à tiêu thụ của sản phẩm may mặc tương đối lớn. Hàng năm lượng sản xuất và lượng tiêu thụ tăng với tỷ lệ tương đối ổn định. Lượng tiêu thụ tăng hàng năm điều này cho thấy chất lượng sản phẩm của Công ty đã được nâng lên một cách rõ rệt.
Cũng theo bảng tổng kết cho ta thấy lượng sản phẩm xuất khẩu rất lớn (số lượng xuất khẩu lớn hơn số lượng tiêu thụ ở thị trường nội địa), thị trường tiêu thụ của sản phẩm xuất khẩu rất lớn ở hầu hết các nước trên thế giới như: EU, châu á, châu Phi...
Sản phẩm may xuất sang các nước chủ yếu là do khách hàng đặt với số lượng và chỉ tiêu chất lượng định trước, sản phẩm may được kiểm tra rất kỹ qua nhiều khâu nhằm đảm bảo sản phẩm đáp ứng đầy đủ các yêu cầu chất lượng của khách hàng. Do đó ta thấy lượng tồn kho và các sản phẩm không đạt chất lượng của khách hàng yêu cầu chiếm tỷ lệ rất nhỏ.
Xét số lượng sản phẩm may trong các năm 2000 - 2002 ta càng thấy rõ điều đó.
2.6.1. Xét về mặt hàng xuất khẩu: Do ngày càng mở rộng sản xuất và mở rộng thị trường tiêu thụ nên việc sản xuất sản phẩm của Công ty ngày càng có quy mô và tỷ lệ ngày một tăng cả về sản lượng và chất lượng.
Do đặc điểm là mặt hàng xuất khẩu nên tất cả các sản phẩm xuất khẩu đều đạt 100% loại I. Để tạo ra tất cả sản phẩm loại I, cán bộ phòng KCS Công ty và cán bộ KCS xí nghiệp đã kiểm tra phát hiện những sản phẩm không đạt yêu cầu sẽ đưa vào tái chế và sửa chữa lại. Quá trình kiểm tra sản phẩm may dệt kim được chia làm 2 giai đoạn:
Giai đoạn I (trước là - bao gói) khi sản phẩm được tạo ra do các quá trình sản xuất, cán bộ quản lý kiểm tra sản phẩm. Giai đoạn này sản phẩm sản xuất ra có tỷ lệ tái chế các sản phẩm lỗi (không đạt yêu cầu các chỉ tiêu chất lượng) khá cao. Cụ thể là:
Bảng 4: Lỗi trước khi bao gói
Năm 2001
Năm 2002
Năm 2004
Tỷ lệ tái chế lần I
18,3%
15,2%
13,6%
Tỷ lệ tái chế lần II
5,2%
3,6%
2,1%
Tỷ lệ tái chế cao vào năm 2001 và giảm dần với tỷ lệ giảm ổn định và năm 2003 chỉ còn 13,6%.
Với tỷ lệ sản phẩm không đạt yêu cầu sẽ được đưa vào tái chế lại lần I, tuy nhiên tái chế lần I cán bộ quản lý lại kiểm tra lần II, ta thấy tỷ lệ tái chế lần II khá cao vào năm 2001 và giảm dần đến năm 2003 chỉ còn 2,1%.
Sau tái chế lần II tỷ lệ loại I đều đạt 100% loại I, tức là thoả mãn yêu cầu của khách hàng, thoả mãn tất cả các thông số kỹ thuật, các chỉ tiêu chất lượng ( như đã nêu ở mục Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng sản phẩm chủ yếu của Công ty).
Với tỷ lệ tái chế lần I, lần II như vậy, cán bộ quản lý thống kê được lỗi chủ yếu do may, vệ sinh công nghiệp, kỹ thuật và một số lỗi khác. May do trình độ đội ngũ công nhân, do máy móc thiết bị, do quá trình quản lý chưa chặt chẽ dẫn đến một số lỗi như cắt chỉ vào đường may, may lệch, bỏ đường may, độ lệch can khi may, may sai quy cách... tỷ lệ lỗi nay chiếm trên 80%, trong các năm tỷ lệ này giảm không đáng kể năm 2001 tỷ lệ lỗi do may là 87,8%, năm 2003 tỷ lệ lỗi do may là 83,6%. Điều này cho thấy lực lượng lao động của Công ty không thay đổi và trình độ tay nghề không được nâng lên, ý thức trách nhiệm trong quá trình sản xuất không được cải thiện. Vệ sinh công nghiệp gây ra một phần lỗi là do dính dầu trong quá trình sản xuất, do môi trường làm việc cũng ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm của Công ty. Lỗi kỹ thuật và một số lỗi khác như lỗi sợi, mầu, lệch mầu giữa các chi tiết trên sản phẩm, lỗi về thêu...
Tất cả các lỗi trên đều ảnh hưởng chất lượng sản phẩm của Công ty.
Giai đoạn II ( sau là bao gói). Quá trình là bao gói được quản lý và kiểm tra, kiểm soát một cách chặt chẽ vì đây là quá trình cuối cùng để xuất hàng đến tay người tiêu dùng. Sản phẩm sau khi kiểm tra ở giai đoạn I được chấp nhận sẽ được đưa vào là để đóng gói, ở giai đoạn này quá trình là sản phẩm cũng ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Sau khi là bao gói việc kiểm tra chất lượng sản phẩm được tiến hành và những sản phẩm không đạt yêu cầu sẽ được đưa vào tái chế lại. Nhìn vào bảng ta thấy tỷ lệ sản phẩm không đạt yêu cầu còn khá cao khi là sản phẩm.
Bảng 5: Giai đoạn sau bao gói
Năm 2001
Năm 2002
Năm 2003
Tỷ lệ tái chế lần I
8,2
6,73
5,3
Lỗi chủ yếu vẫn là quá trình là bao gói, trong quá trình là bao gói vẫn phát hiện ra lỗi do may, tỷ lệ này chiếm tỷ lệ khá cao. Ngoài ra, còn có một số nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm như vệ sinh công nghiệp, lỗi kỹ thuật, một số lỗi khác. Lỗi là bao gói chủ yếu là do công nhân làm việc gây ra lỗi đó, do tay nghề công nhân, do máy móc thiết bị sử dụng, do cán bộ quản lý, lỗi là bao gói chủ yếu là: là không phẳng, gấp sai quy cách, gấp ẩu, dính chỉ, dính bụi. Lỗi do may vẫn do các nguyên nhân của quá trình trước còn sót lại (không kiểm tra kỹ trong quá trình trước).
ở giai đoạn này lỗi vệ sinh công nghiệp, lỗi kỹ thuật, một số lỗi khác tăng hơn giai đoạn trước. Các dạng lỗi ở giai đoạn này có sự biến động thường xuyên qua các năm.
Với các dạng lỗi này lãnh đạo Công ty cùng toàn bộ cán bộ xí nghiệp may cần xem xét lại và tăng cường quản lý, đào tạo công nhân có tay nghề cao hơn, có các biện pháp giáo dục, có chế độ thưởng phạt rõ ràng để tạo ra các sản phẩm có chất lượng cao.
2.6.2 Xét về mặt hàng nội địa:
Sản phẩm hàng nội địa là các sản phẩm bán nội địa bao gồm hàng sản xuất mới, hàng xuất khẩu xuống loại và hàng tận dụng cắt trên mặt bằng xuất khẩu.
Do đặc điểm là tiêu thụ ở thị trường trong nước nên vấn đề kiểm tra, kiểm soát sản phẩm không chặt chẽ như sản phẩm xuất khẩu. Tiêu chuẩn và phân loại chất lượng sản phẩm hàng Dệt kim nội địa chủ yếu dựa trên tiêu chuẩn của hàng xuất khẩu, nhưng một số tiêu chuẩn không dùng đến để kiểm tra chất lượng sản phẩm.
Tất cả sản phẩm sản xuất ra khi đến tay người tiêu dùng đều đặt loại I 100% . Qua bảng ta thấy tỷ lệ sai hỏng, không đạt yêu cầu của mặt hàng nội địa có tỷ lệ thấp.
Bảng 6: Tỷ lệ sai hỏng
Năm 2001
Năm 2002
Năm 2003
Tỷ lệ sai hỏng
11,7%
9,1%
7,3%
Năm 2001 tỷ lệ sai hỏng đưa vào tái chế là 11,7%, năm 2002 tỷ lệ sai hỏng đưa vào tái chế là 9,1%, năm 2003 tỷ lệ sai hỏng đưa vào tái chế là 7,3%
Tỷ lệ sai hỏng ngày càng giảm, chỉ tiêu chất lượng ít, đòi hỏi công nhân may không khắt khe như may xuất khẩu.... Nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ phải đưa vào tái chế thấp và chỉ tái chế lần I đã đạt yêu cầu, có thể cung cấp cho thị trường, do thị trường trong nước nhận thức về chất lượng chưa cao, đời sống của người dân chưa cao, giá cả của sản phẩm... Sản phẩm không đạt yêu cầu của hàng nội địa chủ yếu là mắc lỗi nặng là do lỗi may(bỏ mũi may, xén mờ gấu bỏ mũi...) tỷ lệ này chiếm khoảng 80- 90%, nguyên nhân này cũng do tay nghề của công nhân, quản lý của lãnh đạo cùng các cán bộ xí nghiệp may, do ý thức trách nhiệm của công nhân. Qua dây ta thấy lỗi này giảm trong một vài năm trở lại đây ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status