Báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam hiện hành và những điều kiện cơ bản để vận hành chế độ BCLCTT trong quản lý hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp - pdf 17

Download miễn phí Đề tài Báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam hiện hành và những điều kiện cơ bản để vận hành chế độ BCLCTT trong quản lý hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp




MỤC LỤC TRANG
Lời mở đầu.1
Phần nội dung.2
Chương I: Tổng quan về Báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo chế độ hiện hành
tại Việt Nam.2
I. Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn.2
1. CƠ SỞ LÝ LUẬN.2
2. CƠ SỞ THỰC TIỄN.2
II. Bản chất và ý nghĩa của báo cáo lưu chuyển tiền tệ.3
1. KHÁI NIỆM.3
2. MỤC ĐÍCH .3
3. Ý NGHĨA .4
4. VỊ TRÍ CỦA BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ TRONG HỆ THỐNG BÁO CÁO KẾ TOÁN.4
III. Nội dung của báo cáo lưu chuyển tiền tệ.4
1. BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ TỪ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH.5
2. BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ TỪ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ.5
3. BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ TỪ HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH.5
4. CÁC CHỈ TIÊU BỔ SUNG.5
IV. Cơ sở và phương pháp lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ .6
1. CƠ SỞ LẬP .6
2. NGUYÊN TẮC LẬP .6
3. PHƯƠNG PHÁP LẬP .6
4. ƯU, NHƯỢC ĐIỂM CỦA TỪNG PHƯƠNG PHÁP .11
Chương II: Thực trạng việc thực hiện chế độ báo cáo lưu chuyển tiền tệ ở Việt Nam.13
I. KẾ TOÁN VIỆT NAM VÀ NHỮNG ĐÒI HỎI MỚI .13
II. BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM .14
1. TÍNH BẮT BUỘC .14
2. THÁI ĐỘ NHẬN THỨC VỀ BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP .14
III. Quan điểm của quốc tế về báo cáo lưu chuyển tiền tệ được áp dụng ở Việt Nam .15
1. CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ SỐ 7( IAS 7) .15
2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẦN QUAN TÂM KHI XÂY DỰNG VÀ HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ Ở VIỆT NAM .15
IV.So sánh hệ thống kế toán Việt Nam (VAS) và các chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS) trong trường hợp báo cáo lưu chuyển tiền tệ .18
Chương III: Điều kiện vận hành báo cáo lưu chuyển tiền tệ trong quản lý hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp .20
I. Đánh giá chung về báo cáo lưu chuyển tiền tệ .20
1. ĐÁNH GIÁ VỀ CẤU TRÚC CỦA BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ .20
2. ĐÁNH GIÁ VỀ NỘI DUNG BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ .20
3. ĐÁNH GIÁ VỀ PHƯƠNG PHÁP LẬP BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ .20
II. Điều kiện vận hành báo cáo lưu chuyển tiền tệ .21
1. BAN HÀNH CHẾ ĐỘ BẮT BUỘC CHUNG CHO TẤT CẢ CÁC DOANH NGHIỆP 21
2. CẦN CÓ CHẾ ĐỘ HƯỚNG DẪN, KHUYẾN KHÍCH CỤ THỂ .21
3. THAY ĐỔI THÁI ĐỘ CỦA DOANH NGHIỆP .22
III. Phương hướng và giải pháp hoàn thiện báo cáo lưu chuyển tiền tệ .22
1. NHỮNG HẠN CHẾ .22
2. QUAN ĐIỂM VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN .23
3. NHỮNG KIẾN NGHỊ .24
Phần kết luận .26




Tiền đã trả cho người bán: Phần đã trả bằng tiền trong kỳ báo cáo.
Tiền đã trả cho công nhân viên: Căn cứ vào tổng số tiền đã trả công nhân viên thông qua tài khoản 334 "Phải trả công nhân viên", trong kỳ báo cáo.
Tiền đã nộp thuế và các khoản khác cho Nhà nước: Căn cứ tổng số tiền đã nộp thuế và các khoản khác cho Nhà nước trong kỳ báo cáo, trừ khoản nộp khấu hao cơ bản TSCĐ đối với doanh nghiệp Nhà nước.
Tiền đã trả cho các khoản nợ phải trả khác: Phải trả cho các đơn vị nội bộ, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, nợ dài hạn đến hạn trả, các khoản ký quỹ, ký cược đến hạn trả và các khoản phải trả khác.
Tiền đã trả cho các khoản khác: Căn cứ vào tổng số tiền đã trả cho các khoản liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh chưa được phản ánh trong các chỉ tiêu trên như: Mua hàng trả tiền ngay, các khoản trả ngay bằng tiền không thông qua các tài khoản theo dõi nợ phải trả.
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động sản xuất, kinh doanh: Chỉ tiêu này phản ánh chênh lệch giữa tổng số tiền thu vào với tổng số tiền chi ra từ hoạt động sản xuất, kinh doanh trong kỳ báo cáo.
Phần II: Lưu chuyển từ hoạt động đầu tư
Phản ánh những chỉ tiêu liên quan đến luồng tiền tạo ra từ hoạt động đầu tư của doanh nghiệp.
Tiền thu hồi các khoản đầu tư vào các đơn vị khác: Căn cứ vào tổng số tiền đã thu về các khoản cho vay, góp vốn liên doanh, trái phiếu đến hạn, bán cổ phiếu, trái phiếu đã mua của các doanh nghiệp, các đơn vị khác trong kỳ báo cáo.
Tiền thu từ lãi các khoản đầu tư vào đơn vị khác: Căn cứ vào số tiền đã thu về các khoản lãi do cho vay, góp vốn liên doanh, nắm giữ các cổ phiếu, trái phiếu của các đơn vị khác trong kỳ báo cáo.
Tiền thu do bán TSCĐ: Căn cứ vào số tiền đã thu do bán, thanh lý TSCĐ trong kỳ báo cáo.
Tiền đầu tư và các đơn vị khác: Căn cứ vào tổng số tiền đã cho vay, góp vốn liên doanh, mua cổ phiếu, trái phiếu của các đơn vị khác.
Tiền mua TSCĐ: Căn cứ vào tổng số tiền đã chi ra trong kỳ báo cáo để mua sắm, xây dựng, thanh lý tài sản cố định.
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư: Phản ánh chênh lệch giữa tổng số tiền thu vào với tổng số tiền chi ra từ hoạt động đầu tư trong kỳ báo cáo.
Phần III. Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính
Phản ánh những chi tiêu liên quan đến luồng tiền tạo ra từ hoạt động tài chính của doanh nghiệp.
Tiền thu do liên doanh: Căn cứ vào tổng số tiền đã thu do đi vay các Ngân hàng, tổ chức tài chính, các đối tượng khác.
Tiền thu do các chủ sở hữu góp vốn: Căn cứ vào tổng số tiền đã thu do các chủ sở hữu của doanh nghiệp góp vốn dưới các hình thức chuyển tiền hay mua cổ phần của doanh nghiệp bằng tiền.
Tiền thu từ lãi tiền gửi: Căn cứ vào số tiền đã thu về các khoản lãi được trả do gửi tiền có kỳ hạn, hay không có kỳ hạn ở các ngân hàng, tổ chức tài chính hay các đơn vị khác trong kỳ báo cáo.
Tiền đã trả nợ vay: Căn cứ vào tổng số tiền đã trả cho các khoản vay của các ngân hàng, tổ chức tài chính và các đối tượng khác.
Tiền đã hoàn vốn cho các chủ sở hữu: Căn cứ tổng số tiền đã chi hoàn vốn cho các chủ sở hữu của doanh nghiệp dưới các hình thức bằng tiền hay mua lại cổ phần của doanh nghiệp bằng tiền.
Tiền lãi đã trả cho các nhà đầu tư: Căn cứ tổng số tiền đã chi trả lãi cho các bên góp vốn liên doanh, các cổ đông, chủ doanh nghiệp.
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính: Phản ánh chênh lệch giữa tổng số tiền thu vào với tổng số tiền chi ra từ hoạt động tài chính trong kỳ báo cáo. Chỉ tiêu này là tổng cộng của các chỉ tiêu thuộc phần lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính.
Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ: Phản ánh chênh lệch giữa tổng số tiền thu vào với tổng số tiền chi ra từ tất cả các hoạt động trong kỳ báo cáo.
Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ
=
Lưu chuyển tiền từ hoạt động SXKD
+
Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư
+
Lưu chuyển tiền từ HĐTC
Tiền tồn đầu kỳ: Căn cứ vào số dư vốn bằng tiền đầu kỳ báo cáo, có đối chiếu với chỉ tiêu "tiền tồn cuối kỳ" trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ kỳ trước và số dư đầu kỳ trên sổ kế toán thu, chi tiền kỳ báo cáo.
Tiền tồn cuối kỳ: Chỉ tiêu này bằng với số dư vốn bằng tiền cuối kỳ trên bảng cân đối kế toán kỳ báo cáo.
Tiền tồn cuối kỳ
=
Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ
+
Tiền tồn cuối kỳ
4. Ưu nhược điểm trong từng phương pháp
4.1. Phương pháp gián tiếp:
Ưu điểm: Do xuất phát từ lãi thuần sau đó tiến hành điều chỉnh các khoản thu, chi không phải bằng tiền nên phương pháp này có ưu điểm nổi bật là cho biết rõ nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau giữa kết quả lại đạt được trong kỳ với số tiền lưu chuyển thuần trong kỳ. Ngoài ra còn dễ làm, tốn ít thời gian.
Cho phép người sử dụng đoán được luồng tiền trong kỳ bằng việc bắt đầu đoán lãi thuần sau đó điều chuyển cho các khoản theo dự đoán.
Nhược điểm: Chỉ có biết được lượng lưu chuyển tiền thu tổng hợp trong kỳ mà không biết được quan hệ đó lượng tiền vào là bao nhiêu, chúng được thu từ đâu và lượng ra là bao nhiêu, chi cho những việc gì.
4.2. Phương pháp trực tiếp
Ưu điểm: Cho biết rõ số lượng tiền được sinh ra từ đâu mục đích dùng vào việc gì, cho biết tổng số tiền vào, số tiền ra và lượng lưu chuyển tiền thuần. Những nhà cho vay và chủ hộ rất quan tâm tới những thông tin liên quan đến vấn đề này.
Nhược điểm: Không lý giải được những lý do dẫn đến sự chênh lệch giữa lãi và lượng lưu chuyển ở tiền thuần của doanh nghiệp trong kỳ. Chính vì vậy mà nó không có khả năng cho phép đoán được luồng tiền trong tương lai. Phương pháp này cần nhiều thời gian và chi phí lớn.
Do ưu nhược điểm như vậy nên ở Mỹ hiện nay Hội đồng tiêu chuẩn kế toán tài chính khuyến khích doanh nghiệp sử dụng phương pháp gián tiếp.Và trên thực tế hiện nay ở Mỹ có tới 97% doanh nghiệp sử dụng phương pháp gián tiếp, khoảng 3% doanh nghiệp sử dụng phương pháp trực tiếp.
ở Việt Nam hiện nay không bắt buộc doanh nghiệp phải sử dụng phương pháp này hay phương pháp khác mà tuỳ theo đặc điểm hoạt động và trình độ kế toán viên của mình mà các doanh nghiệp có thể vận dụng các phương pháp cho thích hợp.
Chương II: Thực trạng việc thực hiện chế độ báo cáo lưu chuyển tiền tệ ở Việt Nam
I. Kế toán Việt Nam và những đòi hỏi mới
Từ những năm đầu của thập kỷ 90 nền kế toán Việt Nam đã có những thành công đáng kể và nhiều thay đổi rõ nét. Các doanh nghiệp đã thực sự bước vào cuộc chơi của nền kinh tế thị trường. Sự xuất hiện của các nhà đầu tư nước ngoài ngày càng nhiều, thị trường chứng khoán đang trong quá trình hình thành... Trước những đòi hỏi mới của nền kinh tế, hệ thống kế toán Việt Nam đã và đang hoàn thiện để đáp ứng những vấn đề mà thực tiễn đang và sẽ đặt ra.


jj5WNQNukt8XD71
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status