Xuất khẩu lao động của Việt Nam sang thị trường khu vực Đông Bắc Á - Thực trạng và giải pháp - pdf 17

Download miễn phí Luận văn Xuất khẩu lao động của Việt Nam sang thị trường khu vực Đông Bắc Á - Thực trạng và giải pháp



MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG 7
1.1. Xuất khẩu lao động - một hình thức hợp tác kinh tế quốc tế 7
1.2. Vai trò của hoạt động xuất khẩu lao động đối với các nước hữu quan 27
1.3. Kinh nghiệm của một số nước trong khu vực về xuất khẩu lao động 33
Chương 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG KHU VỰC ĐÔNG BẮC Á 40
2.1. Những kết quả đạt được trong hoạt động xuất khẩu lao động sang Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan và nguyên nhân 40
2.2. Những hạn chế, khó khăn trong hoạt động xuất khẩu lao động của Việt Nam sang Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan và nguyên nhân 51
2.3. Một số kinh nghiệm rút ra từ thực trạng hoạt động xuất khẩu lao động của Việt Nam sang thị trường khu vực Đông Bắc Á 67
Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG KHU VỰC ĐÔNG BẮC Á 70
3.1. Nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài của khu vực Đông Bắc Á và phương hướng xuất khẩu lao động của Việt Nam sang khu vực này 70
3.2. Những quan điểm về hoạt động xuất khẩu lao động cần được nhận thức đúng 76
3.2. Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu lao động của Việt Nam sang thị trường Đông Bắc Á trong thời gian tới 82
KẾT LUẬN 100
NHỮNG CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN VĂN ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ 102
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 103
PHỤ LỤC 109
MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Đẩy mạnh xuất khẩu lao động (XKLĐ) là một chủ trương của Đảng và Nhà nước, được coi là một chiến lược quan trọng, lâu dài, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập và cải thiện đời sống cho một bộ phận lao động, tạo nguồn thu ngoại tệ cho đất nước. XKLĐ còn là biện pháp để tiếp thu, chuyển giao công nghệ tiên tiến từ nước ngoài, giúp đào tạo đội ngò lao động có chất lượng và tăng cường các quan hệ hợp tác quốc tế của Việt Nam, tạo điều kiện cho Việt Nam hội nhập sâu hơn vào khu vực và quốc tế.
Khu vực Đông Bắc Á có các nước có trình độ cao về phát triển kinh tế, khoa học, kỹ thuật và công nghệ, trong đó Nhật Bản còn là nước công nghệ nguồn, là khu vực có nhu cầu nhập khẩu nhiều loại lao động. Vì vậy, XKLĐ sang khu vực này còn có mục đích tiếp thu các kiến thức khoa học công nghệ (KHCN), kỹ thuật sản xuất tiên tiến, kinh nghiệm quản lý, kinh doanh hiện đại từ các nước trong khu vực này, nâng cao tay nghề và rèn luyện tác phong công nghiệp cho người lao động. Thực tế, khu vực Đông Bắc Á là một thị trường XKLĐ khu vực quan trọng đối với Việt Nam, trong đó các nước nhập khẩu lao động (NKLĐ) chính là Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan. Từ đầu những năm 1990 đến nay, hoạt động XKLĐ của Việt Nam sang khu vực này chiếm tỷ trọng lớn và có tác động tích cực đối với người lao động cũng như đối với sự phát triển chung của các ngành, địa phương của Việt Nam. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả khả quan, hoạt động XKLĐ của Việt Nam sang khu vực Đông Bắc Á thời gian qua đã bộc lé những hạn chế, khó khăn, có những diễn biến phức tạp và phát sinh các tiêu cực, rủi ro. Xảy ra hiện tượng lao động Việt Nam bị phân biệt đối xử về tiền công, về điều kiện làm việc và sinh hoạt, bị lạm dụng, lao động tự ý phá hợp đồng, bỏ trèn ra ngoài làm việc và cư trú bất hợp pháp, v.v... Đặc biệt, số lượng lao động Việt Nam tù ý phá hợp đồng, bỏ trèn ngày càng lớn, đến mức các nước này đã nhiều lần lên tiếng sẽ đóng cửa thị trường nếu Việt Nam không tìm cách ngăn chặn và giải quyết dứt điểm, thậm chí Đài Loan đã tạm thời ngừng tiếp nhận lao động Việt Nam ở một số lĩnh vực. Những vấn đề đó đã tác động tiêu cực tới quan hệ hợp tác lao động của Việt Nam với các nước trong khu vực, là nguyên nhân gây ra nguy cơ bị đóng băng hay mất thị trường XKLĐ vào tay các nước XKLĐ khác, làm phức tạp thêm tình hình, gây khó khăn cho công tác quản lý lao động Việt Nam ở các nước này. Hơn nữa, xét về tầm chiến lược, những vấn đề đó nếu không được giải quyết triệt để sẽ làm mất uy tín của người lao động cũng như các doanh nghiệp XKLĐ của Việt Nam trên thị trường lao động quốc tế, tạo dư luận và tâm lý không tốt trong xã hội đối với hoạt động XKLĐ, ảnh hưởng xấu tới mục tiêu và hiệu quả của hoạt động XKLĐ của Việt Nam sang khu vực này trong thời gian tới.
Từ tình hình thực tế nêu trên, việc nghiên cứu, phân tích, đánh giá hoạt động XKLĐ của Việt Nam sang thị trường khu vực Đông Bắc Á để tìm ra những nguyên nhân của thành công và hạn chế, rót ra các bài học kinh nghiệm, đưa ra các giải pháp nhằm hạn chế những phát sinh tiêu cực, thúc đẩy hoạt động XKLĐ của Việt Nam sang thị trường khu vực này phát triển là rất có ý nghĩa và cần thiết trong bối cảnh hiện nay. Vì vậy, vấn đề "Xuất khẩu lao động của Việt Nam sang thị trường khu vực Đông Bắc Á - thực trạng và giải pháp" được chọn làm đề tài nghiên cứu luận văn thạc sĩ.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Ở nước ta trong những năm qua đã có một số công trình nghiên cứu về vấn đề XKLĐ, như: Nguyễn Lương Trào (1993): Mở rộng và nâng cao hiệu quả việc đưa lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài - Luận án tiến sĩ kinh tế; Cao Văn Sâm (1994): Hoàn thiện hệ thống tổ chức và cơ chế xuất khẩu lao động - Luận án tiến sĩ kinh tế; Trần Văn Hằng (1995): Các giải pháp nhằm đổi mới quản lý nhà nước về xuất khẩu lao động trong giai đoạn 1995-2010 - Luận án tiến sĩ kinh tế; Nguyễn Đình Thiện (2000): Một số vấn đề về xuất khẩu lao động của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay - Luận văn thạc sĩ kinh tế chính trị; Nguyễn Văn Tiến (2002): Đổi mới cơ chế quản lý nhà nước về xuất khẩu lao động - thực trạng và giải pháp - Luận văn thạc sĩ quản lý kinh tế; Nguyễn Phóc Khanh (2004): Xuất khẩu lao động với chương trình quốc gia về việc làm - Thực trạng và giải pháp - Đề tài khoa học cấp Bộ. Ngoài ra còn có một số đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở, các bài nghiên cứu đăng trên nhiều tạp chí viết về vấn đề này.

AWn776QB0QgK1nZ
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status