Nâng cao khả năng cạnh tranh trong đấu thầu công trình xây dựng ở Công ty Cầu I Thăng Long - pdf 17

Download miễn phí Chuyên đề Nâng cao khả năng cạnh tranh trong đấu thầu công trình xây dựng ở Công ty Cầu I Thăng Long



MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CẠNH TRANH TRONG ĐẤU THẦU XÂY DỰNG
I. ĐẤU THẦU CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG
1. Khái niệm đấu thầu .
2. Vai trò của đấu thầu
3. Mục tiêu cơ sở trong đấu thầu .
4. Hình thức lựa chọn nhà thầu
5. cách đấu thầu
II. TRÌNH TỰ CỦA TỔ CHỨC ĐẤU THẦU
1. Sơ tuyển nhà thầu .
2. Lập hồ sơ mời thầu
3. Gửi thư mời thầu hay thông báo mời thầu
4. Nhận và quản lý hồ dự thầu
5. Mở thầu
6. Đánh giá xếp hạng nhà thầu
7. Trình duyệt kết quả đấu thầu
8. Công bố trúng thầu và hoàn thiện hợp đồng
9. Trình duyệt nội dung hợp đồng và ký hợp đồng
III. CẠNH TRANH TRONG ĐẤU THẦU XÂY DỰNG
1. Quan niệm về cạnh tranh .
2. Quan niệm về cạnh tranh trong đấu thầu
3. Cạnh tranh trong đấu thầu của các doanh nghiệp xây dựng trong cơ chế thị trường .6
4. Chỉ tiêu đánh giá khả năng cạnh tranh trong đấu thầu
IV. ĐIỀU KIỆN LÀM TĂNG KHẢ NĂNG CẠNH TRANH
1. Sức mạnh về kỹ thuật và công nghệ
2. Cạnh tranh về tài chính
3. Tổ chức quản lý
4. Cạnh tranh về nhân sự
5. Ưu thế về Mảketing
6. Ưu thế về vị trí của doanh nghiệp
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG KHẢ NĂNG CẠNH TRANH TRONG ĐẤU THẦU XÂY DỰNG Ở CÔNG TY CẦU I THĂNG LONG
I. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CẦU I THĂNG LONG
1. Lịch sử hình thành
2. Các giai đoạn phát triển ở Công ty Cầu I Thăng Long .
II. NHỮNG NHÂN TỐ CHỦ YẾU ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG CẠNH TRANH TRONG ĐẤU THẦU XÂY DỰNG Ở CÔNG TY CẦU I THĂNG LONG
2.1. Cơ cấu tổ chức quản lý
2.2. Cơ cấu nhân lực
2.3. Cơ sở vật chất kỹ thuật
2.4. Cơ cấu vốn kinh doanh
2.5. Đặc điểm sản xuất kinh doanh
2.6. Tổ chức sản xuất
III. TÌNH HÌNH ĐẤU THẦU VÀ CẠNH TRANH TRONG ĐẤU THẦU XÂY DỰNG Ở CÔNG TY CẦU I THĂNG LONG
1. Kết quả đấu thầu trong những năm qua ở Công ty Cầu I Thăng Long
2. Tình hình cạnh tranh trong đấu thầu ở công ty Cầu I Thăng Long .
III. NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ VỀ CẠNH TRANH TRONG ĐẤU THẦU XÂY DỰNG Ở CÔNG TY CẦU I THĂNG LONG 59
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH TRONG ĐẤU THẦU XÂY DỰNG Ở CÔNG TY CẦU I THĂNG LONG .61
1. Tìm kiếm nhà cung cấp vật liệu với giá rẻ
2. Đổi mới hoạt động tài chính .
3. Điều chỉnh các loại chi phí .
4. Nâng cao hiệu quả của công tác tổ chức tham gia đấu thầu
5. Nâng cao chất lượng hồ sơ dự thầu
6. Xây dựng hệ thống thông tin .
KẾT LUẬN



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

có hợp lý, đạt chi phí nhỏ nhất mà hiệu quả cao là trách nhiệm rất nặng nề cho các nhà lãnh đạo trong công tác của mình.
3. Tổ chức quản lý trong doanh nghiệp:
Sự thích nghi và linh hoạt trong tổ chức quản lý là rất cần thiết, khi môi trường hoạt động thay đổi tổ chức cũng phải thay đổi theo sao cho phù hợp thuận lợi nhất đến điều kiện xây dựng công trình giao thông.
Bầu không khí, nề nếp hoạt động trong tổ chức thúc đẩy rất lớn tới khả năng, tinh thần sáng tạo của mọi người thúc đẩy con người hưng phấn làm việc. Sự trung thành của người lao động làm tăng tính cạnh tranh tiềm ẩn trong công ty.
Trong công ty thống nhất từ trên xuống sẽ tạo khối đoàn kết vững chắc khi đó việc lập kế hoạch sẽ trở lên dễ dàng hơn, thống nhất được với nhau tạo ra sức mạnh chung nhằm đạt được mục tiêu. Nếu không thống nhất được với nhau sẽ rất khó khăn đưa ra kế hoạch chung khi ấy sức cạnh tranh sẽ giảm xuống làm mất ưu thế của doanh nghiệp trên thương trường.
Kinh nghiệm qua các dự án thắng thầu và bài học qua các dự án trượt thầu trong những năm qua đã để lại nhiều bài học cho doanh nghiệp có kế hoạch, hồ sơ dự thầu hoàn chỉnh hơn mang tính khả thi .
4. Cạnh tranh về nhân sự :
Những người tham gia chỉ đạo thi công công trình đưa ra đấu thầu, các cán bộ lãnh đạo chủ chốt trong môi trường cạnh tranh tất yếu phải nắm bắt được các thông tin trong môi trường kinh doanh tất cả phải nắm bắt được các thông tin trong môi trường cạnh tranh, luôn tiếp cận với những giải pháp kỹ thuật tiên tiến và khai thác, tìm tòi những kỹ thuật mới mẻ sáng tạo ra các giải pháp mà chưa có đối thủ nào tìm ra .
Do những đặc điểm kinh tế kỹ thuật trong sản xuất xây dựng có nhiều điểm khác biệt như điều kiện lao động nặng nhọc và có tính lưu động cao, các quá trình lao động trong xây dựng rất phức tạp và khó tổ chức chặt chẽ như các dây truyền sản xuất trong các nhà máy công nghiệp, các phương án tổ chức lao động luôn mang sắc thái cá biệt, địa bàn hoạt động rộng lớn... nên việc quản lý lao động trong xây dựng càng cần được đề cao.
Vấn đề quản lý lao động trong sản xuất kinh doanh có vai trò cực kỳ quan trọng vì con người là chủ thể của quá trình sản xuất kinh doanh. Quá trình đó diễn ra thông qua con người với những động cơ thái độ và trình độ nghề nghiệp nhất định. Với cùng một nguồn vật tư, máy móc và tiền vốn như nhau, nhưng người quản lý và lao động sản xuất khác nhau sẽ cho kết quả sản xuất khác nhau.
Trình độ kỹ thuật, cấp bậc tay nghề tạo cho doanh nghiệp một mặt bằng trong sản xuất. Trong khâu này doanh nghiệp luôn phải quan tâm đầu tư đúng mức, một phần không thể thiếu được khi sản xuất bởi máy móc rất quan trọng nhưng nó vẫn cần sự điều khiển của con người mới có thể hoạt động được. Luôn phải quan tâm đầu tư, cử người đi học thường xuyên để tiếp cận cái mới, các quản trị viên phải được trẻ hoá để tăng khả năng trúng thầu.
Lực lượng lao động phải phù hợp về mặt chất lượng và số lượng, sử dụng lao động một cách có hiệu quả với năng suất và chất lượng cao, đem lại kết quả cao cho doanh nghiệp và qua đó tạo điều kiện cho doanh nghiệp tăng khả năng cạnh tranh trong đấu thầu.
Tuyển dụng lao động phù hợp với nhiệm vụ của doanh nghiệp. Tổ chức phân công sử dụng lao động một cách khoa học .
Bồi dưỡng lao động về mặt vật chất, tinh thần, năng lực làm việc cho người lao động thể hiện chủ yếu thông qua chính sách xã hội đối với người lao động.
5. ưu thế về marketing:
Chiến lược marketing là một chiến lược bộ phận, nó đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện tốt, giành ưu thế trong cạnh tranh và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Sử dụng những chiến lược thích hợp sẽ giúp cho doanh nghiệp chiếm giữ được vị trí trên thị trường so với các đối thủ cạnh tranh.
Chất lượng công trình, uy tín của những công trình được xây dựng trước đó cũng có một phần tạo khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp vì trong hồ sơ thầu có bản kê khai kinh nghiệm xây dựng.
Với mục đích và yêu cầu đã được đề ra, hệ thống Marketing phải đảm bảo đem lại những thông tin chính xác, kịp thời về sự phát triển của thị trường, xem xét những triển vọng, đánh giá về những người phân phối, các bạn hàng lớn, các đối thủ cạnh tranh, những nhà cung ứng và những nhân tố có liên quan khác.
Trong khi phát triển chiến lược marketing người chịu trách nhiệm phải thoả thuận với những người bán vật tư để đảm bảo chắc chắn là họ chỉ mua đủ nguyên vật liệu đáp ứng cho quá trình xây dựng và người quản lý tài chính thì đảm bảo đủ ngân sách dùng cho quảng cáo và khuyến khích.
6. ưu thế về vị trí cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường:
Biểu hiện cụ thể của yếu tố này là thị phần mà doanh nghiệp chiếm lĩnh, uy tín của doanh nghiệp đối với khách hàng, bạn hàng thậm trí cả với đối thủ cạnh tranh. Đây là một tài sản vô hình quan trọng, đặc biệt trong thời điểm cạnh tranh gay gắt như hiện nay. Nhân tố này được tích luỹ trong suốt quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy nó tạo ra lợi thế to lớn cho doanh nghiệp trong quá trình cạnh tranh trên thị trường, vị thế của doanh nghiệp có ưu thế hơn đối thủ thì doanh nghiệp ngày càng có khả năng mở rộng thị phần, nâng cao được doanh số tiêu thụ, góp phần tăng lợi nhuận của doanh nghiệp.
Những điều kiện trên có tác động rất lớn đến việc tạo ra các lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp trong đấu thầu xây dựng các công trình.
Chương II
thực trạng khả năng cạnh tranh trong
đấu thầu xây dựng ở Công ty Cầu I Thăng Long
I. Lịch sử hình thành và các giai đoạn phát triển của Công ty Cầu I Thăng Long:
1. Lịch sử hình thành:
Công ty Cầu I Thăng Long (BCI) thuộc Tổng công ty xây dựng Thăng Long - Bộ giao thông vận tải được thành lập tháng 6/1983, trên cơ sở hợp nhất Công ty đại từ Cầu I và công ty công trình 108. Công ty Cầu I Thăng Long là một trong nhữnh công ty xây dựng hàng đầu ở Vệt Nam, với chuyên ngành xây dựng các công trình giao thông, các công trình Công nghiệp và dân dụng.
Từ ngày thành lập đến nay công ty đã sửa chữa và xây dựng mới trên 100 công trình lớn nhỏ ở trong và ngoài nước gồm: Cầu Đường sắt, Cầu Đường bộ, Cầu Cảng biển, Cảng sông. Với tổng chiều dài thi công hàng chục nghìn mét được áp dụng các kỹ thuật tiên tiến nhất ở Việt Nam và của thế giới. Bất cứ công trình nào, bất cứ chủng loại nào công ty cũng thi công và hoàn thành đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng và an toàn.
Đặc biệt trong thời kỳ đổi mới tiến tới Công Nghiệp Hoá và Hiện Đại Hoá Công ty Cầu I Thăng Long đã hợp tác liên doanh liên kết với nhiều hãng, công ty, tập đoàn nước ngoài mạnh dạn đầu tư chiều sâu kỹ thuật, đổi mới công nghệ, mua sắm máy móc thiết bị tiên tiến và hiện đại, đã thi công và tham gia thi công nhiều công trình ở trong nước và nước ngoài có qui mô lớn, kỹ thuật cao.
Sau 20 mươi năm xây dựng và trưởng thành, đơn vị được Đảng, Nhà nước tặng thưở...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status