Hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới ở Thái Bình hiện nay - pdf 17

Download miễn phí Luận văn Hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới ở Thái Bình hiện nay



Theo số liệu điều tra nông nghiệp, nông thôn Thái Bình năm 2003 cho thấy, diện tích đất nông nghiệp bình quân một nhân khẩu khoảng 573 m2/ người (riêng diện tích trồng lúa khoảng trên 100 m2/ người). Diện tích đất canh tác tính bình quân một hộ nông nghiệp chỉ từ 6 - 8 sào Bắc Bộ (khoảng 2160 m2 - 2880 m2 đất), nhưng lại bị phân thành nhiều thửa ruộng (trung bình 3 thửa) nên sản xuất nông nghiệp còn manh mún. Sản lượng lương thực hàng năm thường xuyên đạt trên 1 triệu tấn, nhưng mới chỉ có trên 30 vạn tấn lương thực là hàng hóa, chất lượng chưa đảm bảo nên không xuất khẩu được. Như vậy, bình quân ruộng đất thấp, thời gian nông nhàn nhiều, sản xuất hàng hóa chưa phát triển nên nhu cầu dịch vụ và liên kết giữa hộ nông dân với HTX, DNNN chưa cấp bách. Do vậy, sự gắn bó giữa xã viên với HTXNN còn rất mờ nhạt, không vững chắc. Tình trạng xã viên danh nghĩa còn tồn tại phổ biến ở khắp các HTXNN.
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

chỉ thuần túy thu lợi nhuận cho HTX; quyền lợi và nghĩa vụ của xã viên và HTX được cụ thể hóa; mối quan hệ giữa cấp ủy, chính quyền địa phương và HTX được đổi mới, phân công, phân cấp rõ ràng hơn.
Bên cạnh chức năng dịch vụ cho kinh tế hộ là chủ yếu, nhiều HTX đã mở rộng phạm vi hoạt động sang sản xuất công nghiệp và các dịch vụ khác để tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho xã viên, tăng tích lũy cho kinh tế tập thể và xây dựng nông thôn mới.
Thứ hai, ổn định tổ chức bộ máy. Sau khi chuyển đổi, các HTXNN đã tổ chức lại bộ máy quản lý theo hướng tinh giản số lượng các ban gián tiếp, tăng cường về chất lượng đội ngũ cán bộ phù hợp với yêu cầu hoạt động dịch vụ, tạo lập tư cách pháp nhân để tiến hành sản xuất - kinh doanh, kịp thời cung cấp các dịch vụ thiết yếu cho kinh tế hộ.
Vốn, quỹ và cơ sở vật chất - kỹ thuật của HTXNN được tăng cường về số lượng và được quản lý chặt chẽ hơn. Vốn của HTX được hình thành từ nhiều nguồn: từ các HTX cũ chuyển sang, từ sự hỗ trợ đầu tư của Nhà nước, từ huy động vốn góp của xã viên, từ vay ngân hàng…Tuy còn rất hạn chế, song các HTX đã có vốn ban đầu để hoạt động dịch vụ.
Thứ ba, về định hướng hoạt động. Tuy có sự khác nhau về tên gọi, hình thức, quy mô và phạm vi hoạt động nhưng tất cả các HTXNN đã chuyển đổi và thành lập mới trong tỉnh đều lấy nội dung hoạt động chính là làm dịch vụ cho kinh tế hộ nông dân, phù hợp với cơ chế thị trường và Luật HTX.
Nhiều HTXNN đã bước đầu xây dựng mô hình hoạt động và các phương án sản xuất - kinh doanh đa dạng, phù hợp với các điều kiện thực tế về trình độ và đặc điểm sản xuất của từng ngành, từng vùng; về kết cấu hạ tầng như hệ thống thủy nông, đường sá…; về máy móc, lao động, vốn… nhằm đáp ứng được nhu cầu của các đối tượng khác nhau một cách tốt nhất trong điều kiện hiện có của mình.
Các HTX đã tiến hành kiểm kê vốn quỹ, làm rõ công nợ, bước đầu thực hiện quy chế dân chủ, công khai kinh tế nội bộ, xóa bỏ bao cấp, thực hiện hạch toán độc lập, lấy thu từ hoạt động dịch vụ sản xuất và kinh doanh ngành nghề để chi cho bộ máy quản lý. Các định mức kinh tế kỹ thuật và đơn giá các khâu dịch vụ được các HTX xác định lại hợp lý hơn.
Nét mới trong hoạt động kinh doanh của nhiều HTXNN là vừa bảo đảm nguyên tắc lấy thu bù chi vừa tạo nền tảng phục vụ tăng trưởng chung của cộng đồng chứ không chỉ kinh doanh thuần túy vì lợi nhuận của HTX. Vì vậy, sau vài năm chuyển đổi hay thành lập mới theo Luật, mặc dù tỷ trọng kinh tế của các HTX hiện còn nhỏ và không còn giữ vai trò trực tiếp tổ chức và điều hành sản xuất tập trung mà chuyển sang chức năng làm dịch vụ, nhưng những tác động tích cực thúc đẩy kinh tế hộ phát triển đã chứng minh tính đúng đắn trong định hướng hoạt động của các HTXNN.
Thứ tư, nội dung hoạt động của các HTXNN đa dạng, phạm vi hoạt động được mở rộng, chất lượng dịch vụ có tiến bộ. Hầu hết các HTXNN đã đảm nhiệm những dịch vụ nông nghiệp có tính cộng đồng, trực tiếp phục vụ sản xuất nông nghiệp. Cùng với việc cung ứng các dịch vụ, một số HTXNN kiểu mới đã mở rộng phạm vi hoạt động, kinh doanh tổng hợp, trong đó có các hoạt động sản xuất như sản xuất giống, ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp chế biến nông sản, nuôi trồng thủy sản…
Ví dụ: HTX chăn nuôi Đông Kinh (Đông Hưng); HTX giống cây trồng Vũ Chính (thành phố); HTX tiêu thụ thực phẩm nông sản Thái Bình.
Hầu hết các hoạt động dịch vụ do HTXNN kiểu mới đảm nhiệm đã thể hiện được tính ưu việt của kinh tế tập thể như thủy nông, bảo vệ thực vật, khoa học kỹ thuật, giống cho hộ xã viên. Kết quả khảo sát thực tế tại các HTXNN chuyển đổi và thành lập mới cho thấy, cách và giá cả dịch vụ do HTXNN điều hành thuận tiện và thấp hơn dịch vụ của tư nhân trên cùng địa bàn. Phỏng vấn 536 hộ nông dân ở 22 HTX thuộc 8 huyện, thành phố năm 2005 cho thấy: 65% số người được hỏi cho rằng việc cung ứng giống cây trồng, con vật nuôi, vốn phục vụ sản xuất, làm đất, cung ứng vật tư, tiêu thụ sản phẩm của HTX tốt hơn tư nhân, doanh nghiệp. Chỉ có 31 hộ (chiếm 5,78%) tự làm được một số khâu dịch vụ; số hộ còn lại đề nghị cần có các thành phần kinh tế khác phục vụ [35].
Thứ năm, tỷ lệ HTXNN kinh doanh có lãi đã tăng dần. Tính chung cả tỉnh, năm 2005 có 266/315 (84,4%) HTX có lãi, bình quân 1 HTX lãi 28.619 nghìn đồng. Số HTX lỗ là 34 HTX (10,7%), lỗ bình quân 1 HTX là 8.061 nghìn đồng [35]. Một số HTXNN có vốn lớn, có đội ngũ cán bộ quản lý khá, am hiểu kinh tế thị trường đã mạnh dạn đầu tư mở rộng phạm vi kinh doanh sang các địa phương và dịch vụ khác ở nông thôn như điện, tín dụng, khuyến nông, chuyển giao công nghệ, dịch vụ tiêu thụ nông sản, cung ứng vật tư, hàng hóa… vừa phục vụ tốt nhu cầu kinh tế hộ vừa tạo thêm việc làm tăng thu nhập cho HTX. Tính đến năm 2005, doanh thu bình quân 1 HTX đạt 878.660 ngàn đồng; có 6 HTX doanh thu đạt trên 2 tỷ đồng; 21 HTX doanh thu đạt từ 1,5 tỷ đến 2 tỷ đồng; 66 HTX doanh thu đạt từ 1 tỷ đến 1,5 tỷ đồng, cao hơn các năm trước [35].
Thứ sáu, thông qua hình thức cung cấp dịch vụ, các HTXNN thực sự đã bắt đầu phát huy được vai trò "bà đỡ" cho kinh tế hộ phát triển. Tuy tỷ trọng kinh tế HTXNN còn bé, vai trò tổ chức điều hành trực tiếp sản xuất nông nghiệp không còn nhiều, nhưng vai trò "hậu cần" cho kinh tế hộ lại nổi lên khá rõ nét. Thực tế là ở địa phương nào HTXNN phát triển thì các dịch vụ làm đất, tưới tiêu, bảo về thực vật, giống cây trồng, vật nuôi, cung ứng vật tư nông nghiệp và đặc biệt là ứng dụng tiến bộ KHCN vào sản xuất nông nghiệp được thực hiện có tổ chức, đồng bộ và hiệu quả cao hơn so với những nơi không có HTX. Tính tự phát, manh mún, mạnh ai lấy làm, cạnh tranh không lành mạnh, chi phí dịch vụ cao, chất lượng giống cây trồng không đảm bảo, năng suất cây trồng, vật nuôi thấp do làm ăn cá thể tạo ra được khắc phục hay hạn chế. Nhờ làm tốt dịch vụ cho kinh tế hộ nên các HTXNN đã góp phần quan trọng trong phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới theo hường CNH, HĐH.
Thứ bảy, HTXNN góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn và sản xuất nông nghiệp theo hướng tích cực. Mặc dù vị thế kinh tế còn yếu nhưng các HTXNN đã đóng góp trực tiếp cũng như gián tiếp vào tăng trưởng chung về kinh tế nông nghiệp, nông thôn, đóng vai trò tích cực trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế cây trồng, vật nuôi, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho xã viên. HTXNN bước đầu đáp ứng được nhu cầu phát triển lực lượng sản xuất, áp dụng tiến bộ KHCN vào sản xuất nông nghiệp, đổi mới cách kinh doanh, củng cố quan hệ sản xuất ở nông thôn. Các HTXNN đã từng bước tổ chức cho hộ xã viên sản xuất theo quy hoạch và yêu cầu của thị trường, hướng dẫn hộ nông dân ứng dụng tiến b
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status