Vốn để phát triển nông nghiệp ngoại thành Hà Nội trong giai đoạn hiện nay - pdf 17

Download miễn phí Luận văn Vốn để phát triển nông nghiệp ngoại thành Hà Nội trong giai đoạn hiện nay



MỤC LỤC
 
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: VỐN ĐỐI VỚI QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP 5
1.1. Vốn và vai trò của nó đối với phát triển nông nghiệp 5
1.1.1. Khái niệm về vốn 5
1.1.2. Cơ cấu nguồn vốn và các cách huy động vốn trong nước 10
1.1.3. Vai trò của vốn đối với phát triển nông nghiệp 19
1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc huy động vốn để phát triển nông nghiệp 26
1.2.1. Nhu cầu vốn quyết định qui mô, tốc độ tăng trưởng nguồn vốn 26
1.2.2. Đặc điểm của sản xuất nông nghiệp chi phối khả năng huy động vốn 28
1.2.3. Khả năng cung ứng của các nguồn vốn và trình độ phát triển của hệ thống tài chính ảnh hưởng trực tiếp đến huy động vốn 28
1.2.4. Chính sách của Nhà nước ảnh hưởng đến việc huy động vốn 30
1.3. Kinh nghiệm của một số nước trong việc tạo vốn để phát triển nông nghiệp 31
Chương 2: THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN ĐỂ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP NGOẠI THÀNH HÀ NỘI 35
2.1. Điều kiện tự nhiên, xã hội và tình hình phát triển nông nghiệp ngoại thành Hà Nội thời gian qua 35
2.1.1. Điều kiện tự nhiên, xã hội 35
2.1.2. Tình hình phát triển nông nghiệp ngoại thành thời gian qua 37
2.2. Thực trạng huy động vốn để phát triển nông nghiệp ngoại thành Hà Nội 41
2.2.1. Thực trạng huy động vốn thông qua nguồn ngân sách nhà nước để phát triển nông nghiệp ngoại thành 42
2.2.2. Thực trạng huy động vốn tín dụng nhà nước để phát triển nông nghiệp ngoại thành 45
2.2.3. Thực trạng huy động vốn từ doanh nghiệp và hợp tác xã để phát triển nông nghiệp 51
2.2.4. Thực trạng huy động vốn từ dân cư để phát triển nông nghiệp 54
2.2.5. Đánh giá chung 57
Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU HUY ĐỘNG VỐN CÓ HIỆU QUẢ NHẰM ĐẨY MẠNH PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP NGOẠI THÀNH HÀ NỘI TRONG THỜI GIAN TỚI 65
3.1. Định hướng phát triển nông nghiệp ngoại thành Hà Nội và dự báo nhu cầu về vốn 65
3.1.1. Định hướng phát triển nông nghiệp ngoại thành 65
3.1.2. Dự báo nhu cầu về vốn 68
3.2. Phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm huy động có hiệu quả các nguồn vốn, để phát triển nông nghiệp ngoại thành Hà Nội trong thời gian tới 69
3.2.1. Một số phương hướng chủ yếu để huy động vốn có hiệu quả để phát triển nông nghiệp ngoại thành Hà Nội 69
3.2.2. Những giải pháp chủ yếu huy động có hiệu quả các nguồn vốn để phát triển nông nghiệp ngoại thành trong thời gian tới 79
KẾT LUẬN 98
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 100
PHỤ LỤC 106
 
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

Việt Nam trên địa bàn Hà Nội
Đơn vị: Tỷ đồng
1997
1998
1999
Toàn thành phố
- Từ Liêm
- Thanh Trì
- Gia Lâm
- Đông Anh
- Sóc Sơn
1.353,9
187,2
121,4
118,7
107,1
110,1
1.948,0
248,7
146,9
147,1
160,8
115,5
2.036,9
311,1
178,4
176,6
205,3
149,5
Nguồn: Số liệu thống kê của khối kinh tế - kế hoạch, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, Hà Nội, tháng 6/2000 [44].
Như vậy, tốc độ tăng trưởng tín dụng từ hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn toàn thành phố tăng lên khá nhanh. Năm 1997 chỉ huy động được 1.353,9 tỷ đồng, đến năm 1998 tăng lên 1.948 tỷ đồng và năm 1999 đạt 2.036,9 tỷ. Cụ thể, vốn huy động từ các huyện tăng khá nhanh, nhanh nhất là huyện Từ Liêm, tiếp đến là huyện Đông Anh, đến Thanh Trì, Gia Lâm và cuối cùng là Sóc Sơn. Tốc độ tăng trưởng tín dụng nhanh góp phần thúc đẩy việc huy động vốn để đầu tư phát triển nông nghiệp ngoại thành.
Để thấy rõ hơn tình hình huy động vốn để phát triển nông nghiệp, có thể xem xét tình hình cho vay của một số ngân hàng ngoại thành.
Biểu 6: Tình hình cho hộ nông dân vay vốn tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn; Ngân hàng người cùng kiệt 5 huyện ngoại thành Hà Nội
Chỉ tiêu
Đ.V tính
1992
1995
1996
1997
1998
1. Tổng số tiền cho vay
2. Tổng số lượt hộ vay
a. Vay ngắn hạn
- Số tiền
- Số hộ vay
b. Vay trung hạn
- Số tiền
- Số hộ vay
c. Vay dài hạn
- Số tiền
- Số hộ vay
Tỷ đồng
Lượt hộ
Tỷ đồng
Lượt hộ
Tỷ đồng
Lượt hộ
Tỷ đồng
Lượt hộ
1,671
2.868
-
-
-
-
-
-
288,519
28.606
246,584
24.900
41,721
3.748
0
0
310,556
32.909
263,188
27.849
45,320
4.033
0
0
217,974
25.522
134,541
19.351
47,547
5.011
0
0
267,944
29.052
209,730
22.770
58,630
6.288
0
0
Nguồn: Báo cáo khoa học đề tài: "Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp đầu tư, quản lý, sử dụng vốn vay cho sản xuất của Nhà nước đối với hộ nông dân ở Hà Nội. Hà Nội 2000 [60, 26].
Như vậy, giai đoạn từ 1992 - 1996, vốn huy động vào phát triển nông nghiệp (thông qua việc cho hộ nông dân vay) đã tăng lên rõ rệt. Nếu như năm 1992 chỉ huy động được 1,671 tỷ đồng vào phát triển nông nghiệp, với số hộ được vay là 2.868 hộ thì đến năm 1995 đã tăng lên 288,519 tỷ đồng, với 28.606 lượt hộ vay. Năm 1996 đạt cao nhất 310,556 tỷ đồng, với 32.909 lượt hộ vay. Với số vốn trên đã góp phần giải quyết tình trạng thiếu vốn sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, từ 1997 - 1998 lượng vốn vay có xu hướng giảm do tác động của thiên tai, của cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ châu á, do thị trường nông sản bị thu hẹp... Song, sự giảm sút đó là không lớn và có tính tạm thời. Trên thực tế, hộ nông dân vẫn luôn có nhu cầu vay vốn để đầu tư vào sản xuất, kinh doanh nông nghiệp.
Qua số liệu điều tra thực tế của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội, vốn vay ngắn hạn tập trung chủ yếu vào chăn nuôi gia cầm, trồng rau, hoa các loại. Vốn vay trung hạn nông dân sử dụng vào chăn nuôi cá, bò sữa, trồng cây ăn quả lâu năm.
Nhìn tổng thể, vốn tín dụng huy động vào phát triển nông nghiệp chủ yếu là vốn ngắn hạn. Lượng vốn tín dụng cho vay trung hạn chiếm tỷ lệ thấp. Điểm nổi bật là không có một ngân hàng nào ở ngoại thành cho vay dài hạn. Điều này, một mặt phản ánh tình trạng thiếu vốn tín dụng trung và dài hạn của hệ thống ngân hàng; các ngân hàng chưa thật sự sẵn sàng và chủ động trong việc huy động nguồn vốn tín dụng để đẩy mạnh phát triển nông nghiệp, nông thôn. Mặt khác, nó cũng gián tiếp khẳng định khả năng hấp thụ vốn tín dụng của nông dân nói riêng, của khu vực nông thôn nói chung còn thấp, làm cho ngân hàng chưa thực sự tin tưởng khi cho nông dân vay những khoản vốn trung và dài hạn đủ lớn để đầu tư chiều sâu, phát triển nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Vì vậy, nguồn vốn tín dụng trung và dài hạn còn rất thiếu so với nhu cầu cần vay vốn của hộ nông dân.
Trong những năm gần đây, Thành phố mở rộng hình thức cho vay tín dụng đối với các dự án kinh tế thông qua Quỹ quốc gia. Vì vậy, việc huy động nguồn vốn tín dụng này vào phát triển các dự án kinh tế nông nghiệp là một giải pháp tốt.
Biểu 7: Biến động của vốn vay Quỹ quốc gia 1996/1992
Năm 1992
Năm 1996
Dự án (cái)
Số vốn (tr.đ)
Lao động (người)
Dự án (cái)
Số vốn (tr.đ)
Lao động (người)
Toàn thành phố
Trong đó:
- 5 huyện ngoại thành
- Các đoàn thể quần chúng
43
21
2
3.707
2.363
800
4.030
3.703
700
362
221
3
26.595
13.969
350
24.363
11.396
195
Nguồn: Báo cáo khoa học đề tài "Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp đầu tư, quản lý, sử dụng vốn vay cho sản xuất của Nhà nước đối với hộ nông dân ở Hà Nội [60, 27].
Qua số liệu trên có thể thấy rằng, phần vốn vay từ Quỹ quốc gia để đầu tư cho các dự án nông nghiệp tăng nhanh. Nếu như năm 1992 chỉ có 43 dự án, với tổng số vốn huy động được là 3.707 triệu đồng thì đến năm 1996, số dự án đã tăng lên 362 cái, với tổng vốn huy động là 26.595 triệu đồng, tăng gấp hơn 8 lần. Riêng 5 huyện ngoại thành (so sánh 2 thời điểm trên), số dự án tăng gấp 10 lần, số vốn tăng 5 lần và lao động tăng hơn 3 lần.
Nếu đi sâu tìm hiểu cụ thể tình hình huy động vốn từ các kênh tín dụng nhà nước tại các xã và hộ trong xã, vốn vay tín dụng cũng tăng lên rõ rệt. Chẳng hạn, ở Thanh Liệt (Thanh Trì), năm 1995 chỉ có 128 hộ vay vốn, với số tiền là 58 triệu đồng. Đến năm 1996 số hộ vay tăng lên 176 hộ, với số tiền là 94 triệu đồng. ở xã Đông Xuân (Sóc Sơn) năm 1994 có 1.057 hộ vay Nhà nước, với tổng số vốn là 930 triệu đồng, bình quân mỗi hộ vay gần 900 ngàn đồng. Năm 1996 tăng lên 1.370 hộ, với số tiền là 1.560 triệu đồng, bình quân mỗi hộ vay 1.200.000 đồng [60, 28].
Nhìn tổng thể, trong những năm qua, công tác huy động nguồn vốn tín dụng để phát triển nông nghiệp ngoại thành có chuyển biến theo hướng tích cực, thể hiện trên các mặt:
- Hầu hết các ngân hàng đều thực hiện phương châm "đi vay để cho vay", không ỷ lại vào phần vốn cấp của Nhà nước trung ương, của Thành phố. Nhờ đó, đa số ngân hàng chủ động đảm bảo được nguồn vốn tín dụng cho nông dân vay. Vốn huy động vào phát triển chăn nuôi, trồng trọt... không ngừng tăng lên, từng bước góp phần giải quyết tình trạng thiếu vốn trầm trọng trong nông dân.
- Cơ cấu vốn, số lượng vốn vay và thời gian cho vay dần được đổi mới. Nếu như những năm đầu thực hiện cho vay tín dụng tới hộ nông dân, các ngân hàng thương mại còn e dè, lo sợ rủi ro, cho vay khoản vay nhỏ lẻ, manh mún, không phù hợp với chu kỳ sinh trưởng của cây con, ngành nghề... thì nay các hạn chế này từng bước được khắc phục. Số lượng vốn vay tăng lên trong các khoản vay, cho vay vốn tín dụng trung hạn tăng lên, từng bước đảm bảo được thời gian cho vòng quay của vốn, đảm bảo được tính thời vụ của sản xuất nông nghiệp.
- Nhà nước và các cơ quan tín dụng nhà nước nói chung, Thành ủy, ủy ban nhân dân Thành phố và các cơ quan tín dụng trên địa bàn Hà Nội nói riêng đã không ngừng hoàn thiện các chính sách, thể chế theo hướng thuận lợi hơn cho nông d...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status