Giải quyết việc làm ở Thái Bình: thực trạng và giải pháp - pdf 17

Download miễn phí Luận văn Giải quyết việc làm ở Thái Bình: thực trạng và giải pháp



MỤC LỤC
 
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: VIỆC LÀM VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI TĂNG, GIẢM VIỆC LÀM 6
1.1. Việc làm và những khó khăn trong quá trình giải quyết việc làm ở nước ta 6
1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến tăng, giảm việc làm 18
1.3. Một số kinh nghiệm về giải quyết việc làm ở nước ngoài và trong nước 30
Chương 2: THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM VÀ NHỮNG BỨC XÚC ĐẶT RA Ở TỈNH THÁI BÌNH 46
2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội có ảnh hưởng trực tiếp tới việc làm ở Thái Bình 46
2.2. Thực trạng giải quyết việc làm ở Thái Bình 50
2.3. Những bức xúc đặt ra về việc làm ở Thái Bình 71
Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG CƠ BẢN VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐỂ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM Ở TỈNH THÁI BÌNH 80
3.1. Phương hướng giải quyết việc làm ở tỉnh Thái Bình 80
3.2. Những giải pháp chủ yếu nhằm giải quyết việc làm ở tỉnh
Thái Bình 87
KẾT LUẬN 113
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 115
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

Kiến Xương
239.870
5,90
94,10
Tiền Hải
212.714
5,80
94,20
Nguồn: Cục thống kê Thái Bình [5, tr. 101].
- Số lao động giảm trong năm là 13.500 người, bao gồm: số người đi nghĩa vụ quân sự là 10.000 người, đi học cao đẳng, đại học, công nhân kỹ thuật là 2000 người; hết tuổi lao động (chỉ tính khu vực nông nghiệp) là 1.500 người.
Sau khi đối trừ giữa số lao động tăng và giảm trong năm, cho thấy: năm 2000 số lao động cần giải quyết việc làm mới là 25.500 người; ngoài ra còn phải giải quyết thêm việc làm cho 190.800 người thiếu việc làm (chủ yếu ở khu vực nông thôn) [38, tr. 9].
Cũng theo cách tính trên, từ năm 2001 - 2010 bình quân mỗi năm đòi hỏi phải giải quyết việc làm mới cho trên 2 vạn lao động và phải tạo thêm việc cho 140 nghìn người đang thiếu việc làm. Trong khi đó khả năng giải quyết việc làm của tỉnh có hạn, mâu thuẫn về cung - cầu lao động quá lớn, tạo ra sức ép ngày càng nặng nề trong giải quyết việc làm của tỉnh Thái Bình. Đây là một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng cùng kiệt đói, di dân vô tổ chức, gây xáo trộn xã hội, tàn phá tài nguyên, hủy hoại môi trường, làm phát sinh các tệ nạn xã hội, gây ra biết bao khó khăn cho quản lý nhà nước về kinh tế và xã hội.
Mặt khác, dân số của tỉnh chủ yếu sống ở nông thôn, chiếm 94% tổng dân số; lao động trong ngành nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao 76,57%, công nghiệp - xây dựng chiếm 15,7% và thương mại dịch vụ chỉ chiếm 7,73% [38, tr. 3].
Điều này phản ảnh cơ cấu kinh tế rất lạc hậu, mức phát triển công nghiệp và đô thị hóa còn rất thấp. Đây thực sự là khó khăn lớn của tỉnh để chuyển từ cơ cấu lao động nông nghiệp là chủ yếu sang thời kì mới, thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.
2.2.2. Chất lượng nguồn lao động
Trong cơ chế thị trường vấn đề việc làm của người lao động phụ thuộc vào chất lượng nguồn lao động. Chất lượng nguồn lao động thể hiện ở các mặt thể lực và trí lực (trình độ học vấn và chuyên môn kỹ thuật).
* Về mặt thể lực
Sức khỏe, thể trạng của người Việt Nam nói chung, ở Thái Bình nói riêng là nhỏ bé, hạn chế nhiều về mặt thể lực. Theo số liệu điều tra năm 2000: trong khi chiều cao trung bình của người Việt Nam là 1,50m; cân nặng 39kg thì các con số tương ứng của người Philippines là 1,53m và 45,5 kg; người Nhật là 1,64m và 53,3kg. Số người không đủ tiêu chuẩn về cân nặng ở Việt Nam chiếm tới 48,7%. Số lượng người lớn suy dinh dưỡng là 28%, phụ nữ thiếu máu là 40% [14, tr. 108].
Thực tiễn còn cho thấy, vấn đề vệ sinh thực phẩm rất đáng lo ngại, việc sử dụng các hóa chất bừa bãi không đúng quy định về an toàn thực phẩm đang diễn ra hàng ngày làm ảnh hưởng đến sức khỏe của nhân dân. Ngoài ra, một số chỉ tiêu có liên quan đến y tế, chăm sóc sức khỏe, vệ sinh môi trường còn ở mức thấp, đặc biệt là ở những nơi vùng sâu, vùng xa có trình độ dân trí thấp... Tất cả những điều đó phải ánh phần nào sự hạn chế về mặt thể lực của lực lượng lao động ở tỉnh Thái Bình nói riêng cũng như lực lượng lao động ở Việt Nam nói chung.
* Trình độ học vấn
Đối với nguồn lao động thì trình độ học vấn là một trong những tiêu chí cơ bản, là cơ sở quan trọng để đánh giá chất lượng, khả năng và hiệu quả làm việc của nguồn lao động. Trong thời đại ngày nay, khoa học - công nghệ đã thâm nhập vào tất cả các lĩnh vực đời sống kinh tế - xã hội thì trình độ học vấn càng trở lên quan trọng. Người lao động chỉ có thể tìm được việc làm ở những nơi có dây chuyền sản xuất ở mức độ trung bình tiên tiến đến hiện đại, một khi họ có trình độ học vấn cao và trình độ chuyên môn kỹ thuật nhất định.
Trong những năm qua, trình độ học vấn của lực lượng lao động Thái Bình có tiến bộ rõ rệt:
Bảng 2.6: Trình độ học vấn của lực lượng lao động Thái Bình
Đơn vị: %
Tiêu chí
2000
2001
2002
2003
2004
Chưa tốt nghiệp tiểu học và không biết chữ
7,19
6,75
5,04
2,15
1,13
Tốt nghiệp tiểu học
14,2
10,30
8,50
6,10
3,45
Tốt nghiệp trung học cơ sở
50,75
53,14
54,92
55,28
50,26
Tốt nghiệp phổ thông trung học
27.86
29,81
31,54
36,47
45,16
Tổng số
100,00
100,00
100,00
100,00
100,00
Nguồn: ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình [38, tr. 2].
- Tỷ lệ lao động tốt nghiệp phổ thông trung học liên tục tăng lên qua các năm: từ 27,86% năm 2000 lên 45,16% năm 2004.
- Tỷ lệ lao động có trình độ tốt nghiệp tiểu học giảm xuống nhanh chóng từ 14,2% năm 2000 xuống 3,45% năm 2004.
- Tỷ lệ lao động chưa tốt nghiệp tiểu học và chưa biết chữ giảm nhanh năm 2000 là 8,5% đến 31/12/2004 chỉ còn 1,13%.
Tuy nhiên, tỷ lệ lao động ở trình độ phổ thông cơ sở vẫn còn cao 50,26% đây là khó khăn lớn đối với công tác đào tạo nghề cho người lao động. Bởi vì những ngành nghề có công nghệ tiên tiến đòi hỏi người lao động phải có trình độ văn hóa tốt nghiệp trung học phổ thông thì mới có thể tiếp thu được chuyên môn kỹ thuật nghề nghiệp.
Thực trạng trên đặt ra, nếu tỉnh không có giải pháp hữu hiệu để tăng nhanh tỷ lệ lao động phổ thông trung học thì không thể thực hiện được mục tiêu nâng cao chất lượng nguồn lực lao động đáp ứng cho yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
* Trình độ chuyên môn kỹ thuật
Trình độ chuyên môn kỹ thuật của người lao động là tiêu chí quan trọng nhất để đánh giá chất lượng và khả năng hoàn thành công việc của người lao động.
Qua nghiên cứu bảng 2.7 ta thấy, trình độ chuyên môn kỹ thuật của lực lượng lao động Thái Bình rất thấp, số người chưa qua đào tạo nghề còn quá lớn, tốc độ đào tạo nghề qua các năm có tăng nhưng mức tăng rất chậm. Năm 2000 chiếm 79,9% số lao động chưa qua đào tạo; sau 4 năm, đến năm 2004 vẫn còn 72,3%.
Bảng 2/7: Trình độ chuyên môn kỹ thuật của lực lượng lao động Thái Bình
Đơn vị: %
Tiêu chí
2000
2001
2002
2003
2004
Chưa qua đào tạo
79,90
78,00
76,50
74,25
72,30
Trình độ CMKT từ sơ cấp/ học nghề trở lên
10,60
12,50
13,50
15,80
17,60
Trung cấp chuyên nghiệp
5,10
5,03
5,20
5,00
5,10
Cao đẳng, đại học, sau đại học
4,40
4,47
4,80
4,95
5,00
Toàn tỉnh
100,00
100,00
100,00
100,00
100,00
Nguồn: Sở lao động Thương binh và Xã hội Thái Bình [24, tr. 3].
Như vậy, công tác đào tạo nghề của tỉnh còn yếu kém cho nên tỷ lệ lao động được đào tạo nghề qua các năm tăng lên rất chậm.
Mặt khác, trong số lao động đã được đào tạo nghề còn bộc lộ sự mất cân đối lớn về cơ cấu; từ số liệu trên đây cho thấy: tại thời điểm năm 2004, số công nhân lao động trực tiếp chiếm 17,6%, trung học chuyên nghiệp chiếm 5,1% và cao đẳng - đại học sau đại học chiếm 5%. So sánh các tỷ lệ trên với nhau (giữa công nhân lao động trực tiếp với bậc trung học chuyên nghiệp và bậc cao đẳng - đại học - sau đại học) cho ta một cơ cấu: công nhân kỹ thuật/ trung học chuyên nghiệp/ cao đẳng - đại học - sau đại học là 3.5/1/1; nghĩa là ứng với 3.5 lao động có trình độ sơ cấp, có 1 lao động trung cấp và 1 lao động cao đẳng đại học và sau đại học. Tỷ lệ trên so với tiêu chí của tổ chức lao động quốc tế (ILO) xây dựng áp dụng cho cá...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status