Cơ sở khoa học để phát triển nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị sinh thái và hiện đại hóa nông thôn Hà Nội giai đoạn 2006-2010 - pdf 17

Download miễn phí Đề tài Cơ sở khoa học để phát triển nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị sinh thái và hiện đại hóa nông thôn Hà Nội giai đoạn 2006-2010



- Kinh tế nông thôn vẫn tiếp tục chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp – dịch vụ – nông nghịêp, tốc độ tăng trưởng nhanh, đạt 15 – 15,5. Cơ cấu kinh tế nông thôn đạt: CN 66,78% - DV: 24,54% - NLN thuỷ sản: 8,68% năm 2004. Công nghiệp, thủ công nghiệp phát triển nhanh nhiều khu công nghiệp lớn, khu công nghiệp vừa và nhỏ đã xây dựng và đã đi vào hoạt động, một số nhà máy trong nội thành đã chuyển dịch ra ngoại thành.
- Trong sản xuất nông nghiệp đã có chuyển dịch cơ cấu, trồng trọt giảm, chăn nuôi tăng trong cơ cấu NLN, nông nghiệp đã đi theo hướng chuyên môn hóa một số cây trồng tạo ra sản phẩm hàng hóa: Rau, hoa, cây ăn quả, chăn nuôi lợn nạc, gia cầm, thuỷ sản, bò sữa Đặc biệt chú ý chất lượng sản phẩm gắn với thị trường tiêu thụ và nâng cao hiệu quả kinh tế.
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

NT của ngoại thành.
- Kết cấu hạ tầng nông thôn giai đoạn 1986 -1990 ít đạt được đầu tư và không có thay đổi đáng kể so với giai đoạn trước (giao thông, thuỷ lợi, điện nước, chợ…)
- Văn hoá xã hội: Lao động, việc làm và đời sống; Dân số và lao động có quan hệ khăng khít với nhau và với đời sống. Do đó việc hạ thấp tốc độ tăng dân số có ý nghĩa chiến lược sống còn. Trong 5 năm, năm 1985 với tỷ lệ sinh là 1,99%, năm 1990 tỷ lệ sinh hạ xuống còn 1,93%. Tuy tỷ lệ sinh có giảm chút ít, nhưng do đời sống tăng, tuổi thọ tăng lên, tỷ lệ dân số tự nhiên năm 1985 là 1,5%, năm 1990 tỷ lệ tăng tự nhiên 1,51%.
Đời sống đã được cải thiện so với năm 1985, thể hiện năm 1985 chi tiêu chiếm 78,79% thu nhập, thì năm 1990, chi tiêu chỉ chiếm 76,31%. Lượng tiêu dùng lương thực, thực phẩm chủ yếu năm 1990 tăng chút ít so với năm 1985 điều đó khẳng định đời sống của nhân dân Thủ Đô đã được cải thiện nhưng chưa nhiều.
2.2. Đánh giá hiện trạng nông nghiệp đô thị sinh thái và hiện đại hóa nông thôn Hà Nội 1991 - 2000
2.2.1. Tốc độ phát triển và cơ cấu kinh tế ngoại thành.
- Trong 10 năm (1991 - 2000), kinh tế ngoại thành phát triển toàn diện và liên tục, với tốc độ tăng trưởng bình quân 10,65%/năm.
- Kinh tế ngoại thành bước đầu đã có chuyển dịch bứt phá. Từ chỗ cơ cấu kinh tế năm 1990 là: Nông nghiệp - công nghiệp và TTCN - thương mại và dịch vụ, đến năm 2000 đã chuyển thành công nghiệp, TTCN - nông nghiệp - thương mại và dịch vụ (57,77% - 29,16% - 19,07%).
- Sản xuất công nghiệp TTCN và xây dựng tăng bình quân 13,65%. trong đó riêng công nghiệp TTCN tăng bình quân 11,81%/năm
- Sản xuất nông nghiệp thuỷ sản tăng bình quân 5,05%
- Thương mại dịch vụ tăng trưởng mạnh, tốc độ tăng trưởng bình quân 16,34/năm.
2.2.2 Phát triển nông lâm thuỷ sản
2.2.2.1 Những thành tựu đạt được thời kỳ 1990 - 2000:
- Kinh tế nông nghiệp của thành phố có sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực, từ chỗ tỷ trọng của ngành tròng trọt chỉ chiếm 64,68% (1990) giảm xuống còn có 58,72% (năm 2000), ngành chăn nuôi và nuôi trồng thuỷ sản từ chỗ có 35,32% tăng lên 39,02%.
- Sản xuất trồng trọt từ năm 1990 - 2000 có tốc độ tăng trưởng bình quân 3,45%/năm. Trong đó, hoa và cây cảnh có tốc độ tăng bình quân cao 49,25%/năm, cây lương thực có hạt tăng bình quân 28,65%/năm, cây ăn quả tăng bình quân 2,7 %/năm. Tỷ trọng của các nhóm cây trồng có sự chuyển dịch tích cực, nhóm cây hoa và cây cảnh tăng dần tỷ trọng trong sản xuất trồng trọt, nhóm cây ăn quả cũng tăng trong tổng cơ cấu.
- Chăn nuôi và thuỷ sản trong thời kỳ này tăng trưởng khá, tốc độ tăng trưởng bình quân chung của ngành đạt 8,4%/năm. Trong đó sữa bò tăng 27,5%/năm, lợn tăng bình quân 6,15%/năm, gia cầm tăng bình quân 7,65%/năm, trứng gia cầm tăng 12,2%, thuỷ sản tăng 7,25%/năm.
- Sự chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ ngành nông nghiệp trong suốt 10 năm quan không có sự thay đổi lớn giữa trồng trọt và chăn nuôi, nhưng các loại nông sản hàng hoá phát triển đa dạng theo yêu cầu của thị trường. Trong trồng trọt, các loại cây có chất lượng cao như lúa nếp, lúa thơm, rau cao cấp, rau an toàn, hoa và cây cảnh, quả có chất lượng cao vừa được khôi phục vừa tiếp thu các giống tiến bộ đưa nhanh vào sản xuất và đẩy nhanh khối lượng sản phẩm hàng năm.
- Chăn nuôi và thuỷ sản cũng phát triển tương tự: Chăn nuôi gia cầm thuỷ sản và chăn nuôi bò sữa phát triển mạnh. Các sản phẩm chăn nuôi cũng phát triển theo hướng đa dạng và nâng cao chất lượng như: Lợn nạc, gà thả vườn, gà siêu thịt, siêu trứng, bò lai sind, bò sữa năng suất, chất lượng sữa cao, cá chim trắng, tôm càng xanh đang phát triển mạnh
- Nông nghiệp thủ đô đi đầu trong việc ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông sản phẩm an toàn và nông sản sạch. Hình thành các vùng sản xuất rau an toàn ở Vân Nội (Đông Anh); Đặng Xá, Văn Đức (Gia Lâm); Lĩnh Nam, Yên Mỹ của Thanh Trì… Hình thành các vùng trồng hoa mới ở Tây Tựu - Thanh Trì, vùng cây ăn quả ở Từ Liêm… Nông nghiệp của thủ đô bắt đầu hình thành nông nghiệp sinh thái bền vững kết hợp với du lịch.
- Cùng với phát triển sản xuất, quản lý trong nông nghiệp - nông thôn cũng có thay đổi phù hợp với sản xuất. Đã xuất hiện trên 300 trang trại sản xuất nông sản hàng hoá có hiệu quả cao.
2.2.2.2 Những hạn chế của nông nghiệp Hà nội giai đoạn 1990 - 2000
- Sản xuất nông nghiệp của thủ đô vẫn chưa khắc phục được tình trạng sản xuất nhỏ manh mún, nông sản hàng hoá phân tán…
- Tốc độ tăng trưởng chưa ổn định, chuyển dịch trong nội bộ ngành nông nghiệp còn chậm, chất lượng sản phẩm và vệ sinh an toàn thực phẩm chưa cao, chưa có địa chỉ tiêu thụ, giá thành còn cao…
- Qui trình CNH, đô thị hoá diễn ra nhanh và tự phát đã làm tăng ô nhiễm, cảnh quan môi trường bị huỷ hoại. Diện tích đất nông nghiệp, diện tích ao hồ giảm, nhiều mô hình sản xuất tập trung thâm canh cao, sử dụng quá mức phân hóa học, thuốc sâu, hóa chất và thức ăn công nghiệp tạo ra hệ sinh thái nông nghiệp không bền vững, ít tác dụng trong cải thiện môi trường sinh thái. Đồng thời phát triển nông nghiệp đô thị sinh thái chưa được quan tâm đầy đủ và chưa có định hướng rõ ràng.
2.2.3 Phát triển công nghiệp và xây dựng ở nông thôn ngoại thành
2.2.3.1 Những thành tựu đạt được
- Sản xuất công nghiệp TTCN và xây dựng tăng trưởng liên tục, tốc độ tăng trưởng bình quân 13,65%/ năm, trong đó khu vực ngoài quốc doanh tăng 15,3%/ năm, riêng công nghiệp TTCN tăng 11,85%/ năm.
- Các huyện ngoại thành đã thu hút nhiều dự án đầu tư nước ngoài và hình thành nên nhiều khu công nghiệp mới như khu công nghiệp Đài Tư, khu công nghiệp Sài Đồng A, khu công nghiệp DAEWOO, khu công nghiệp Nội Bài, khu công nghiệp Bắc và Nam Thăng Long, khu công nghiệp Cầu Bươu…
- Đã hình thành nhiều khu công nghiệp vừa và nhỏ như khu công nghiệp Từ Liêm, Phú Thượng, Dương Xá, Kiêu Kỵ, Vĩnh Tuy, Nguyên Khê… Nhiều ngành nghề và làng nghề thủ công truyền thống được khôi phục và phát triển thêm nhiều ngành nghề mới. Hiện tại ở ngoại thành Hà Nội có 83 làng nghề sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp.
- Số doanh nghiệp và cơ sở sản xuất công nghiệp - TTCN không ngừng tăng lên. Sản xuất công nghiệp và TTCN bước đầu được đổi mới, kết hợp công nghệ truyền thống với công nghệ tiên tiến hiện đại, đã nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao năng suất lao động và hiệu quả sản xuất.
- Sản xuất tiểu thủ công nghiệp và làng nghề tập trung vào các nhóm sản phẩm chủ yếu sau: Gốm sứ, dệt may, thủ công mỹ nghệ từ nguyên liệu song, mây, tre, nứa lá, sản phẩm chế biến lương thực thực phẩm, chế biến đồ gỗ dân dụng, nghề điêu khắc, chạm khảm và điêu khắc…
2.2.3.2 Những khó khăn hạn chế:
- Công nghệ và cơ sở vật chất kỹ thuật còn thấp, năng suất và chất lượng sản phẩm chưa cao, giá thành sản phẩm còn cao, thiếu sức cạnh tranh.
- Tình trạng ô nhiễm môi trường ở nông thôn đã đến mức báo động và ngày càng nghiêm trọng.
- Phát triển công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp phần lớn là tự phát, phân tán, chưa có tổ chức quản lý và qu...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status