Vận dụng phương pháp Dãy số thời gian trong lý thuyết thống kê để phân tích tình hình đầu tư của Hoa Kỳ vào nước ta trong thời gian gần đây - pdf 17

Download miễn phí Chuyên đề Vận dụng phương pháp Dãy số thời gian trong lý thuyết thống kê để phân tích tình hình đầu tư của Hoa Kỳ vào nước ta trong thời gian gần đây



Đi vào từng năm ta thây có hai mốc quan trọng đó là những năm 1995và năm 2002 vốn đâu tư của Hoa Kỳ vào Việt Nam đều có sự tăng đột biến.
- Năm 1995 vốn đầu tư là 534,817 tr.USD tăng so với năm 1994 với tốc độ phát triển là:228,9% và tốc độ tăng là 128,9% tương ứng là 301,154 tr.USD. Nguyên nhân là do năm 1994 Hoa Kỳ xoá bỏ lệnh cấm vận đối với Việt Nam nên các nhà đầu tư có cơ hội để đầu tư vào Việt Nam làm cho lượng vốn đầu tư tăng nhanh. Nó kéo dài cho đến năm 1995làm cho vốn đầu tư của Hoa Kỳ trong năm này rất lớn tăng hơn nhiều so vơi 1994
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

a thường chia dãy số thời gian thành hai loại :
· Dãy số thời kỳ: là dãy số biểu hiện sự thay đổi của hiện tượng qua từng thời kỳ nhất định như theo ví dụ 1.
· Dãy số thời điểm: là dãy số biểu hiện mặt lượng của hiện tượng vào một thời điểm nhất định.
Một cách chi tiết hơn, dãy số thời điểm còn có thể được chia thành dãy số thời điểm có khoảng cách thời gian bằng nhau và dãy số thời điểm có khoảng cách thời gian không bằng nhau.
3. Ý nghĩa của việc nghiên cứu dãy số thời gian
Phương pháp phân tích một dãy số thời gian dựa trên một giả định căn bản là: sự biến động trong tương lai của hiện tượng nói chung sẽ giống với sự biến động của hiện tượng trong quá khứ và hiện tại, xét về mặt đặc điểm và cường độ biến động. Nói một cách khác, các yếu tố đã ảnh hưởng đến biến động của hiện tượng trong quá khứ và hiện tại được giả định trong tương lai sẽ tiếp tục tác động đến hiện tượng theo xu hướng và cường độ giống hay gần giống như trước.
Do vậy, mục tiêu chính của phân tích dãy số thời gian là chỉ ra và tách biệt các yếu tố đã ảnh hưởng đến dãy số. Ðiều đó có ý nghĩa trong việc đoán cũng như nghiên cứu quy luật biến độngcủa hiện tượng. Tất nhiên, giả định nói trên có nhược điểm, nó thường bị phê bình là quá ngây thơ và máy móc vì đã không xem xét đến sự thay đổi về kỹ thuật, thói quen, nhu cầu hay sự tích lũy kinh nghiệm trong kinh doanh . . . Tuy nhiên, như ta sẽ thấy trong các phần sau, phương pháp phân tích dãy số thời gian cung cấp những thông tin hữu ích cho các nhà kinh doanh trong việc đoán cũng như xem xét chu kỳ biến động của hiện tượng. Nếu biết kết hợp các phương pháp phân tích thống kê khác cộng với bản lĩnh, kinh nghiệm và sự nhạy bén trong kinh doanh, phương pháp dãy số thời gian sẽ là một công cụ đắc lực cho các nhà quản lý trong việc ra quyết định.
II.  CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN BIẾN ĐỘNG CỦA DÃY SỐ THỜI GIAN
Biến động của một dãy số thời gian: x1, x2, . . . , xn thường được xem như là kết quả hợp thành của các yếu tố sau đây:
1. Tính xu hướng: (Trend component)
Quan sát số liệu thực tế của hiện tượng trong một thời gian dài (thường là nhiều năm), ta thấy biến động của hiện tượng theo một chiều hướng (tăng hay giảm) rõ rệt. Nguyên nhân của loại biến động này là sự thay đổi trong công nghệ sản xuất, gia tăng dân số, biến động về tài sản,...
2. Tính chu kỳ: (Cyclical component)
Biến động của hiện tượng được lặp lại với một chu kỳ nhất định, thường kéo dài từ 2 - 10 năm, trải qua 4 giai đoạn: phục hồi và phát triển (Expansion), thịnh vượng (peak), suy thoái (contraction) và đình truệ (trough or depression). Biến động theo chu kỳ là do tác động tổng hợp của nhiều yếu tố khác nhau. Chẳng hạn như trong chu kỳ kinh doanh thì chu kỳ đời sống sản phẩm ảnh hưởng rất lớn doanh thu của công ty qua các giai đoạn của nó.
3. Tính thời vụ: (Seasonal component)
Biến động của một số hiện tượng kinh tế - xã hội mang tính thời vụ, nghĩa là hàng năm, vào những thời điểm nhất định (tháng, quý), biến động của hiện tượng được lặp đi lặp lại.
Ví dụ: Doanh số bán của các cửa hàng quần áo, vải thường có xu hướng tăng cao vào tháng 12 do nhu cầu mua sắm tăng vào dịp lễ giáng sinh, Tết . . .
Nguyên nhân gây ra biến động thời vụ là các điều kiện thời tiết, khí hậu, tập quán xã hội, tín ngưỡng của dân cư . . .
4. Tính ngẫu nhiên hay bất thường: (Irregular component)
Biến động không có quy luật và hầu như không thể đoán âược. Loại biến động này thường xảy ra trong một thời gian ngắn và không lặp lại, do ảnh hưởng của các biến cố chính trị, thiên tai, chiến tranh . . .
Một cách tổng quát, giá trị xi trong dãy số thời gian y1, y2, . . . , yn có thể được diễn tả bằng công thức như sau:
Xi = Ti . Ci . Si . Ii . (8.1)
Xi : giá trị thứ i của dãy số thời gian .
Ti : giá trị của yếu tố xu hướng .
Ci : giá trị của yếu tố chu kỳ .
Si : giá trị của yếu tố thời vụ .
Ii : giá trị của yếu tố ngẫu nhiên (bất thường) .
III.    CÁC CHỈ TIÊU CƠ BẢN DÙNG ĐỂ PHÂN TÍCH DÃY SỐ THỜI GIAN
1. Mức độ trung bình theo thời gian:
Là số trung bình của các mức độ trong dãy số. Chỉ tiêu này biểu hiện mức độ chung nhất của hiện tượng trong thời kỳ nghiên cứu.
Ký hiệu : y1, y2, . . . , yn : Dãy số thời gian.
: Mức độ trung bình.
1.1 Mức độ trung bình của dãy số thời kỳ
1.2 Mức độ trung bình của dãy số thời điểm :  Có hai trường hợp
· Khoảng cách thời gian giữa các thời điểm bằng nhau:
· Nếu khoảng cách thời gian giữa các thời điểm không bằng nhau:
Tùy theo đặc điểm của thông tin ta áp dụng một trong hai công thức:
xi : mức độ thứ i
ti : độ dài thời gian có mức độ xi
2. Lượng tăng (giảm) tuyệt đối:
Là chỉ tiêu biểu hiện sự thay đổi về giá trị tuyệt đối của hiện tượng giữa hai thời kỳ hay thời điểm nghiên cứu.
Tùy theo mục đích nghiên cứu, ta có:
2.1 Lượng tăng (giảm) tuyệt đối từng kỳ (liên hoàn): Biểu hiện lượng tăng (giảm) tuyệt đối giữa hai thời kỳ kế tiếp nhau.
2.2 Lượng tăng (giảm) tuyệt đối định gốc: Biểu hiện lượng tăng (giảm) tuyệt đối giữa kỳ nghiên cứu và kỳ được chọn làm gốc.
x1 : được chọn làm gốc.
Giữa lượng tăng (giảm) tuyệt đối từng kỳ và định gốc có mối quan hệ sau. Tổng đại số các lượng tăng (giảm) tuyệt đối từng kỳ bằng lượng tăng (giảm) tuyệt đối định gốc, nghĩa là:
2.3 Lượng tăng (giảm) tuyệt đối trung bình: Chỉ tiêu này biểu hiện một cách chung nhất lượng tăng (giảm) tuyệt đối, tính trung bình cho cả thời kỳ nghiên cứu.
Chỉ tiêu này chỉ có ý nghĩa khi các lượng tăng (giảm) tuyệt đối từng kỳ xấp xỉ nhau.
3. Tốc độ phát triển (lần, %):
Là chỉ tiêu biểu hiện sự biến động của hiện tượng xét về mặt tỷ lệ. Tùy theo mục đích nghiên cứu, ta có các loại tốc độ phát triển sau đây:
3.1 Tốc độ phát triển từng kỳ (liên hoàn): Biểu hiện sự biến động về mặt tỷ lệ của hiện tượng giữa hai kỳ liền nhau.
3.2 Tốc độ phát triển định gốc: Biểu hiện sự biến động về mặt tỷ lệ của hiện tượng giữa kỳ nghiên cứu với kỳ được chọn làm gốc.
x1 : được chọn làm gốc.
Mối quan hệ giữa tốc độ phát triển từng kỳ và định gốc
+ Tích các tốc độ phát triển từng kỳ bằng tốc độ phát triển định gốc.
+ Thương của hai tốc độ phát triển định gốc liền nhau bằng tốc độ phát triển từng kỳ.
3.3 Tốc độ phát triển trung bình: Là chỉ tiêu biểu hiện mức độ chung nhất sự biến động về mặt tỷ lệ của hiện tượng trong suốt thời kỳ nghiên cứu, chỉ tiêu này được tính bằng cách căn bậc  (n -1) của  (n -1) tích cực tốc độ phát triển liên hoàn mà trong đó n là số mức độ của dãy số.

Chỉ tiêu này chỉ có ý nghĩa khi các tốc độ phát triển từng kỳ xấp xỉ nhau, tức là trong suốt thời kỳ nghiên cứu hiện tượng phát triển với một tốc độ tương đối đều.
4. Tốc độ tăng (giảm):
Thực chất, tốc độ tăng (giảm) bằng tốc độ phát triển trừ đii 1 (hay trừ 100 nếu tính bằng %).
4.1 Tốc độ tăng (giảm) t
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status