Tạo bước đột phá trong phát triển công nghiệp của Hà Tĩnh - pdf 17

Download miễn phí Luận văn Tạo bước đột phá trong phát triển công nghiệp của Hà Tĩnh



Khoa học và công nghệ là nguồn lực kinh tế hàng đầu nâng cao năng suất lao động, tạo ra hàng hoá có chất lượng tốt, tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường, và là yếu tố quan trọng để tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Thời gian qua các cấp chính quyền và bản thân các các doanh nghiệp luôn nhận thức được vấn đề đó. Tỉnh đã có những chính sách để khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư đổi mới trang thiết bị, áp dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất, nhưng do năng lực về vốn hạn chế nên nhìn chung nhiều doanh nghiệp khó thực hiện. Ngoại trừ dây chuyền chế biến Zicon siêu mịn được xem là hiện đại của Tổng công ty khoáng sản và thương mại Hà Tĩnh (tuy nhiên dây chuyền này vẫn chưa tạo ra được sản phẩm cuối cùng), còn lại đa số công nghệ sản xuất của ngành công nghiệp Hà Tĩnh vẫn phải sử dụng công nghệ sản xuất lạc hậu.
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

c, sản xuất giấy và sản phẩm bằng giấy. Các cơ sở sản xuất nói trên có quy mô nhỏ, giải quyết việc làm cho một phần nhỏ lao động của tỉnh. Đặc điểm này trước hết xuất phát từ một nền kinh tế nông nghiệp thuần tuý, trình độ sản xuất lạc hậu, thị trường nhỏ bé, chưa có sản phẩm có sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế. Hiện tại trên địa bàn của tỉnh chưa có một doanh nghiệp công nghiệp lớn của Trung ương làm chỗ dựa và đòn bẩy để thúc đẩy các doanh nghiệp công nghiệp trong tỉnh phát triển. Trong khi đó số doanh nghiệp công nghiệp của địa phương chiếm tỷ lệ nhỏ, chưa đủ sức để làm động lực thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo yêu cầu đặt ra. Toàn tỉnh hiện nay có 42 doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, chiếm 4,8% số doanh nghiệp trong toàn tỉnh.
Số doanh nghiệp sản xuất công nghiệp phân bố tập trung chủ yếu ở khu vực thị xã Hà Tĩnh vì ở đây có điều kiện đầu tư thuận lợi hơn. Hai huyện Nghi Xuân và Thạch Hà mỗi huyện có 4 doanh nghiệp; thị xã Hồng Lĩnh, huyện Kỳ Anh mỗi huyện có 3 doanh nghiệp; Can Lộc, Đức Thọ, Hương Sơn mỗi huyện có 2 doanh nghiệp; hai huyện Cẩm Xuyên và Hương Khê mỗi huyện có 1 doanh nghiệp. Riêng huyện Vũ Quang không có doanh nghiệp sản xuất công nghiệp nào. Điều đáng nói là những địa phương có khả năng phát triển công nghiệp do có lợi thế về tài nguyên và lao động thì số doanh nghiệp sản xuất công nghiệp lại rất ít.
Tóm lại, công nghiệp của tỉnh trong thời gian vừa qua phát triển một cách chậm chạp. Tỷ trọng công nghiệp trong GDP thấp hơn nhiều so với các địa phương và bình quân chung của cả nước. ở Hà Tĩnh hiện tại thiếu những cơ sở công nghiệp lớn để làm mũi đột phá kích thích các ngành công nghiệp phụ trợ phát triển, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
2.1.2.2. Nguồn vốn đầu tư cho phát triển sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp còn hạn chế
Vốn có vai trò rất quan trọng đối với phát triển sản xuất. Mặc dù thời gian vừa qua nhờ có chủ trương, chính sách đúng đắn, Hà Tĩnh đã huy động được một số nguồn vốn lớn từ Trung ương, địa phương và các tầng lớp dân cư khác. Song, nhìn chung, quy mô vốn của các cơ sở sản xuất công nghiệp còn nhỏ, tốc độ tăng trưởng vốn đầu tư chưa đáp ứng yêu cầu để mở rộng sản xuất kinh doanh. Theo số liệu điều tra của Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh nguồn vốn của các doanh nghiệp nói chung và của các cơ sở sản xuất công nghiệp nói riêng có xu hướng tăng. Đặc biệt là năm 2004 tổng mức vốn đầu tư đã tăng 2 lần so với năm 2001. Bình quân số vốn của một doanh nghiệp là 1.400 triệu đồng, trong khi đó số vốn bình quân của một doanh nghiệp ở Nghệ An và Thanh Hoá là 1.800 triệu đồng... Một điều đáng chú ý là nguồn vốn đầu tư của các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp ở Hà Tĩnh chủ yếu tập trung ở tài sản cố định, vốn lưu động để kinh doanh rất nhỏ. Trừ các doanh nghiệp nhà nước được sự đầu tư của địa phương và Trung ương, còn một số doanh nghiệp khác, đặc biệt là các doanh nghiệp tư nhân nguồn vốn chủ yếu là vay mượn bạn bè, họ hàng... Do quy mô sản xuất ban đầu nhỏ, nên các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong việc đầu tư mở rộng sản xuất hàng năm.
Sở dĩ nguồn vốn đầu tư cho sản xuất công nghiệp còn thấp là:
- Hà Tĩnh vốn là một tỉnh nông nghiệp, năng suất lao động thấp. Ngay từ khi mới tái lập tỉnh (1991) cho đến những năm cuối thập kỷ 90 (thế kỷ XX), Hà Tĩnh vẫn phải tập trung giải quyết vấn đề an ninh lương thực để ổn định xã hội. Do đó, nguồn thu nội địa rất hạn chế. Năm 1991, thu ngân sách trên địa bàn đạt 17 tỷ đồng, năm 2005 mặc dù thu ngân sách đã tăng đáng kể và đạt 435 tỷ đồng, nhưng nhìn chung Hà Tĩnh vẫn còn trong tốp những tỉnh có nguồn thu trên địa bàn thấp nhất cả nước, đang phải dựa vào phần lớn từ hỗ trợ của ngân sách trung ương. Nguồn thu tại địa phương mới chỉ đáp ứng 20% nhu cầu chi ngân sách của tỉnh hàng năm. Thực trạng đó cho thấy khả năng để đầu tư cho phát triển công nghiệp từ nguồn ngân sách của địa phương là khó khăn. Trong khi đó sản xuất công nghiệp đòi hỏi vốn đầu tư rất lớn.
- Nguồn vốn đầu tư cho sản xuất công nghiệp thấp còn xuất phát từ bản thân các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp. Do quy mô vốn đầu tư ban đầu thấp, phải chịu áp lực cạnh tranh rất lớn từ thị trường trong nước và quốc tế, nên doanh thu và giá trị gia tăng của doanh nghiệp công nghiệp Hà Tĩnh còn nhiều hạn chế. Điều đó dẫn đến khả năng tích luỹ của các cơ sở sản xuất công nghiệp rất nhỏ bé, vì vậy đầu tư để tái sản xuất mở rộng khó khăn.
- Việc thu hút luồng vốn từ ngoài nước vào Hà Tĩnh còn hạn chế. Mặc dù tỉnh đã có nhiều chính sách để thu hút nguồn đầu tư từ bên ngoài, nhưng Hà Tĩnh là tỉnh có nhiều rủi ro về thiên tai, đất đai kém màu mỡ, thị trường nội địa nhỏ bé, hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội còn yếu kém, xa các trung tâm kinh tế lớn của đất nước..., điều đó làm cho Hà Tĩnh khó thu hút được nguồn vốn từ bên ngoài so với các địa phương.
Tính đến hết năm 2005, nguồn vốn ODA vào Hà Tĩnh đạt 81,6 triệu USD, chiếm khoảng 14,5% tổng vốn ODA toàn vùng Bắc Trung bộ, đứng thứ 5 trong 6 tỉnh vùng Bắc Trung bộ.
Tính đến tháng 3/2005 đã có 7 dự án FDI đăng ký đầu tư tại Hà Tĩnh, với số vốn đăng ký đạt 30,6 triệu USD, chiếm gần 2,4% vốn đăng ký trong vùng Bắc Trung Bộ và 0,07% vốn đăng ký trên cả nước. Tỷ lệ vốn thực hiện đạt thấp và bằng 5,2% vốn đăng ký. Trong khi đó vốn thực hiện trong vùng Bắc Trung Bộ đạt 53% (gấp hơn 10 lần của Hà Tĩnh) và của cả nước là 46,82% [64, tr.19]. So với nhiều địa phương và bình quân chung của cả nước, số dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn Hà Tĩnh chiếm tỷ trọng nhỏ về số lượng và số vốn đăng ký. Đồng thời mức độ giải ngân cũng thấp nhất vùng.
2.1.2.3. Công nghệ sản xuất công nghiệp lạc hậu, trình độ quản lý và nguồn lao động còn hạn chế
Khoa học và công nghệ là nguồn lực kinh tế hàng đầu nâng cao năng suất lao động, tạo ra hàng hoá có chất lượng tốt, tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường, và là yếu tố quan trọng để tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Thời gian qua các cấp chính quyền và bản thân các các doanh nghiệp luôn nhận thức được vấn đề đó. Tỉnh đã có những chính sách để khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư đổi mới trang thiết bị, áp dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất, nhưng do năng lực về vốn hạn chế nên nhìn chung nhiều doanh nghiệp khó thực hiện. Ngoại trừ dây chuyền chế biến Zicon siêu mịn được xem là hiện đại của Tổng công ty khoáng sản và thương mại Hà Tĩnh (tuy nhiên dây chuyền này vẫn chưa tạo ra được sản phẩm cuối cùng), còn lại đa số công nghệ sản xuất của ngành công nghiệp Hà Tĩnh vẫn phải sử dụng công nghệ sản xuất lạc hậu.
Cũng cần nhận thấy rằng thời quan qua Hà Tĩnh có nhận được một số dự án đầu tư chế biến nông - lâm - thủy sản của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn. Nhưng do công nghệ sản x...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status