Phân tích chiến lược và một số giải pháp nhằm phát triển kinh tế làng nghề ở tỉnh Thái Bình - pdf 17

Download miễn phí Luận văn Phân tích chiến lược và một số giải pháp nhằm phát triển kinh tế làng nghề ở tỉnh Thái Bình



Hiện nay hàng thủ công mỹ nghệ của ta đã có mặt ở hơn 50 nước trên thế giới nhưng ta chưa xuất được nhiều vào các thị trường lớn. Định hướng về thị trường xuất khẩu cho mặt hàng này trong giai đoạn 2001-2005 tập trung vào :
+ Thị trường Tây Âu, Bắc Âu có ưu thế về khăn ăn, thảm, đay, cói. (Thái Bình có các sản phẩm thảm cói, đệm ghế cói xuất sang Hà Lan, Tây Ban Nha).
+ Thị trường Nhật Bản có ưu thế về mặt hàng đồ gỗ, mây tre đan.
+ Thị trường Nga, SNG, Đông Âu có ưu thế về mây tre đan.
+ Thị trường Đài Loan, Hồng Kông, Hàn Quốc : Có ưu thế về đồ gỗ, hàng thêu ren, chạm bạc.
+ Thị trường Lào có ưu thế về hàng dệt đũi tơ tằm, chạm bạc.
+ Thị trường Bắc Mỹ là thị trường rất lớn về gốm sứ, mây tre đan.
+ Thị trường Trung Đông có ưu thế về mây tre, trúc, cói.



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

cơ quan, ban, ngành Trung ương cũng như địa phương.
2.1.4- Về vốn và quan hệ tín dụng.
Vốn là một yếu tố quan trọng để đảm bảo cho duy trì và khôi phục phát triển các làng nghề, đặc biệt trong cơ chế thị trường vốn lại càng có vai trò quan trọng hơn. Đây cũng là một vấn đề được quan tâm nhất đối với các hộ gia đình cũng như các cơ sở kinh doanh trong các làng nghề nó như một động lực, đồng thời cũng là một sức ép.
Tính đến tháng 12 năm 2000 vốn đầu tư vào các làng nghề ở Thái Bình đạt trên 400 tỷ đồng, song chủ yếu vẫn là vốn tự có của các cơ sở và các hộ kinh tế gia đình.
Sự hỗ trợ vốn của tỉnh, huyện và nguồn vốn vay ưu đãi chưa đáp ứng được nhu cầu vốn cho sản xuất ở các làng nghề. Năm 1999 các huyện đã trích vốn giải quyết việc làm mỗi huyện được từ 100 đến 200 triệu đồng cho vay đầu tư vào nghề và làng nghề. Năm 2000 vốn vay hỗ trợ việc làm của các huyện là 1200 triệu đồng, vốn của tỉnh là 600 triệu đồng.
Vốn tín dụng của các hộ sản xuất trong làng nghề chủ yếu vay theo Quyết định 67/QĐ-TTg ngày 30-3-1999 của Thủ tướng Chính phủ, mỗi hộ được vay tối đa 10 triệu đồng, vay vốn tín dụng nhân dân với lãi suất cao hơn lãi suất ngân hàng. Việc vay vốn từ các ngân hàng gặp khó khăn về vấn đề thế chấp nhà cửa, đất đai.
Từ các yếu tố trên dẫn đến vốn đầu tư cho sản xuất của các làng nghề chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển sản xuất. Một số làng nghề được đáp ứng đủ vốn sản xuất chủ yếu do các doanh nghiệp vay được vốn của ngân hàng đầu tư trở lại cho làng nghề, tuy nhiên việc vay vốn vẫn chưa đáp ứng được chu kỳ sản xuất. Nguyên nhân chính của tình trạng không tiếp cận được với vốn của ngân hàng và các tổ chức là do chính sách cho vay thật sự phù hợp : vốn vay ngắn hạn, lượng vốn vay ít so với yêu cầu của ngành nghề, làng nghề nông thôn, thủ tục cho vay chưa thuận tiện và kịp thời, nhất là các điều kiện về thế chấp, nên nhiều bộ, cơ sở phải vay ở các nguồn tư nhân với lãi xuất cao hơn.
2.1.5- Về công tác thị trường.
Đây là một nhiệm vụ mang tính chất bức xúc nhất hiện nay ở các làng nghề, đồng thời cũng là sự thiếu hụt vốn có của kinh tế làng nghề biểu hiện ở khả năng tiếp cận thị trường vật tư, nguyên liệu và thị trường tiêu thụ sản phẩm. Kinh tế làng nghề thường rất khó tự mình trả lời được câu hỏi thị trường cần gì ? cần trong bao lâu ? số lượng và giá cả bao nhiêu ? Hầu như các chức năng chính của hộ kinh tế gia đình làng nghề là xoay quanh khâu sản xuất và quản lý sản xuất với quy mô đủ sống và khá giả. Kinh tế làng nghề khó có lợi thế kinh doanh lớn. Họ ít có điều kiện giao du thương trường, thiếu người và thiếu thời gian giao tiếp thương mại. Vì vậy phần lớn hiện nay việc tiêu thụ sản phẩm và cung ứng vật tư phụ thuộc vào các tổ chức dịch vụ trung gian hay các “ông chủ”. Các hộ ở làng nghề trở thành người mua nguyên liệu rồi bán sản phẩm hay trở thành khâu gia công thuê cho các tổ chức trung gian hay “ông chủ”đó. ở các làng xã có nghề thuyền thống thường xuất hiện hình thức này. ở làng dệt Phương La (Hưng Hà) trong 700 hộ thì có tới 10 tổ chức được coi là tổ chức dệt. Mỗi tổ hợp làm nhiệm vụ cung ứng vật tư và tiêu thụ sản phẩm cho khoảng 30-40 hộ kinh tế gia đình, doanh lợi thu được của người làm trong các tổ chức này thường cao hơn gấp 3-5 lần. Mức chênh lệch này là lớn song các hộ kinh tế gia đình phải chấp nhận sự phân phối thu nhập như vậy bởi vì không phải ai cũng làm được như vậy, chính họ là người tạo ra và khơi thông tin thị trường tiêu thụ sản phẩm và cung ứng vật tư cho làng nghề.
Như vậy đặc điểm nổi bật đầu tiên về công tác thị trường ở khu vực kinh tế làng nghề Thái Bình nói riêng và cả nước nói chung là thị trường được tạo dựng và khơi thông mang tính chất tự phát, vai trò định hướng về công tác thị trường của cơ quan quản lý chức năng và các cấp chính quyền chưa được khẳng định rõ nét. Đây là một trong những khó khăn và sức ép lớn nhất đối với các làng nghề.
Hiện tại thị trường tiêu thụ sản phẩm của các làng nghề không chỉ là thị trường nội địa mà còn tham gia xuất khẩu một phần không nhỏ như hàng thêu, khăn, đũi, mây tre đan, chạm bạc... Tiềm năng xuất khẩu của các làng nghề rất lớn, nhiều doanh nghiệp, tổ sản xuất hay hộ gia đình đã xuất khẩu bằng con đường uỷ thác qua các tổng Công ty Xuất nhập khẩu Trung ương, một số xuất trực tiếp hay qua con đường tiểu ngạch. Các doanh nghiệp tư nhân ở làng nghề đóng vai trò quan trọng trong cả tổ chức sản xuất lẫn tiêu thụ sản phẩm. Song do năng lực quản lý, kinh doanh hạn chế nên bị chèn ép về giá, bị chiếm dụng vốn dẫn đến hiệu quả kinh doanh chưa cao. Thị trường tiêu thụ bấp bênh không ổn định, người lao động chưa yên tâm, không đầu tư lớn vào sản xuất.
Nguyên nhân chính của tình trạng khó khăn về thị trường tiêu thụ, giá bán thấp hiện nay là do :
- Sản phẩm từ các làng nghề có chất lượng chưa cao, chi phí cao vì sử dụng công nghệ lạc hậu, trình độ tay nghề thấp.
- Kinh nghiệm kinh doanh và trình độ quản lý kém. Hơn nữa họ lại thiếu thông tin về nhu cầu, chủng loại, mẫu mã và thị hiếu của người tiêu dùng, trong khi chưa có một hệ thống chính thống hỗ trợ họ tiếp cận thị trường trong và ngoài nước.
- Thị trường trong nước có tiềm năng lớn nhưng chủ yếu là nông thôn, mức thu nhập và sức mua thấp, trong khi hàng ngoại nhập tràn lan. Thị trường xuất khẩu đang trong quá trình tiếp cận với thị trường mới, chưa tạo dựng được thị trường ổn định, lâu dài. Đơn vị xuất khẩu còn bị bó hẹp trong một số doanh nghiệp lớn, chủ yếu là quốc doanh. Các cơ sở ngành nghề, làng nghề nông thôn ít có điều kiện tham gia xuất khẩu trực tiếp, thường phải qua nhiều khâu trung gian, nên không nắm được đầy đủ các yêu cầu của khách hàng về mẫu mã, chất lượng, giá cả...
Kết quả xuất khẩu một số mặt hàng
Biểu 07
Mặt hàng
Đơn vị tính
1998
1999
2000
- Khăn bông các loại
- Đũi
- Đệm ghế cói
- Hàng thêu
- Mây tre đan
- Hàng khác
1000 tá
1000USD
Cái
Bộ
1000USD
1000USD
5.769
505.000
8.000
21,9
100
7.794
650
407.000
36.100
8,7
100
8.131
5.678
737.904
97.544
84
200
2.1.6- Về tổ chức và quy mô sản xuất.
Cũng nằm trong tình trạng chung của khu vực và cả nước, trong các làng nghề, kinh tế hộ chiếm tới 97%, các cơ sở chỉ chiếm 3%. ở Thái Bình kinh tế hộ gia đình vẫn chiếm phần lớn trong khu vực kinh tế làng nghề ngoài ra còn một số loại hình tổ chức khác nhưng tỷ trọng nhỏ. Không thể phủ nhận vai trò kinh tế hộ trong việc thu hút lao động, tạo việc làm và tăng thu nhập, sản xuất ra nhiều sản phẩm cung cấp cho thị trường tại chỗ, nhiều sản phẩm đã xuất khẩu. Tuy nhiên kinh tế hộ chiếm tỷ lệ nhiều như hiện nay sẽ có nhiều hạn chế về vốn, mặt hàng sản xuất, công nghệ thiết bị và khả năng tiếp cận thị trường nhất là thị trường xuất khẩu.
Mỗi gia đình không thể đủ sức để cải thiện công nghệ, không đủ sức nhận và ký h...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status