Chính sách tỷ giá hối đoái với sự phát triển nền kinh tế Việt Nam - pdf 17

Download miễn phí Đề tài Chính sách tỷ giá hối đoái với sự phát triển nền kinh tế Việt Nam



· Trước những năm 1990, với nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung bao cấp, nhà nước ta đã duy trì chế độ tỷ giá hối đoái cố định. Thời gian này, sự điều hành và quản lý nền kinh tế thị trường còn sơ khai, kinh nghiệm và kiến thức về quản lý nền kinh tế thị trường còn chưa nhiều. Đặc biệt trong thời kỳ này nền kinh tế nước ta đang trong thời kỳ khủng hoảng, lạm phát phi mã nên mong muốn có một nền kinh tế ổn định và phát triển là rất lớn. Nhiều chuyên gia cho rằng cần áp dụng cơ chế tỷ giá cố định làm cho lòng tin của nhân dân vào đồng Việt Nam tăng lên. Với cơ chế tỷ giá cố định cũng tạo ra tâm lý an tâm cho các nhà đầu tư, trong đó có nhà đầu tư nước ngoài.
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ho rằng cơ chế này sẽ có lợi cho sự phát triển của nền kinh tế tạo ra một xung lực mới khuyến khích xuất khẩu và sản xuất hàng xuất khẩu và sẽ tạo ra nhiều công ăn việc làm. Cơ chế này sẽ tạo nên sự cân bằng giữa cung cầu ngoại tệ trên thị trường trong nước. Tuy nhiên Việt Nam đang còn trong những bước sơ khai chuyển sang nền kinh tế thị trường, mọi cơ chế chính sách còn chưa đồng bộ, còn nhiều bất cập đặc biệt là cơ chế chính sách về tài chính tiền tệ. Nếu nước ta áp dụng cơ chế chính sách tỷ giá hối đoái thả nổi sẽ dẫn đến rối loạn hay khủng hoảng khi sức lực của nền kinh tế còn quá nhỏ bé, hệ thống cơ chế, chính sách chưa đồng bộ và kiến thức cũng như kinh nghiệm về vấn đề này còn ít. Tất cả những điều đó có lợi cho xuất khẩu nhưng lại bất lợi cho nhập khẩu. Ví dụ, khi tỷ giá VND/USD lên quá cao không ngừng sẽ diễn ra nhiều biến động khác khó lường như thất nghiệp, phá sản của các doanh nghiệp và giảm sút về đời sống của nhân dân, gây rối loạn xã hội, làm cho chính trị và kinh tế bất ổn định.
Đại đa số các chuyên gia cho rằng Việt Nam nên áp dụng chính sách tỷ giá hối đoái có sự điều chỉnh của nhà nước là phù hợp nhất. Cơ chế tỷ giá hối đoái cố định mặc dù có một số ưu điểm không thể phủ nhận được nhưng cũng có nhiều nhược điểm không phù hợp với nền kinh tế thị trường. Bên cạnh đó cơ chế tỷ giá hối đoái cố định cũng có rất nhiều nhược điểm nếu nó được áp dụng cho Việt Nam khi mà nền kinh tế nước ta còn quá non kém. Do vậy áp dụng cơ chế linh hoạt có sự điều tiết của nhà nước vừa phản ánh đúng đòi hỏi của cơ chế thị trường vừa đảm bảo tính chủ động và bàn tay “cứng rắn” của nhà nước can thiệp khi có biến động để tạo ra sự phát triển năng động của nền kinh tế và mặt khác tạo ra sự phát triển một cách ổn định và vững chắc của nó. Chính vì vậy, Việt Nam đã thiết lập hệ thống tỷ giá hối đoái theo tín hiệu thị trường có sự can thiệp của chính phủ từ tháng 3 năm 1989. Với sự kiện phá giá rất mạnh nội tệ, sau đó nhanh chóng thống nhất hệ thống tỷ giá mới, xoá bỏ hệ thống tỷ giá cũ thì cơ chế quản lý ngoại hối và chính sách tỷ giá của Việt Nam đã có những biến động rất căn bản sang cơ chế thị trường. Với sự thành lập của hai trung tâm ngoại tệ tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh (1994) đã đánh giá bước ngoặt đầu tiên của hệ thống ngân hàng trong quá trình đổi mới thực sự cơ chế theo hướng thị trường. Có thể nói toàn bộ việc điều hành tỷ giá hối đoái của chính phủ trong giai đoạn 1990 đến 1997 là áp dụng chính sách tỷ giá linh hoạt dưới sự điều tiết của nhà nước, chủ yếu dựa vào neo giữ và quy đổi VND theo USD qua một số ngoại tệ hẹp, trong đó USD chiếm một tỷ trọng lớn. Tuy nhiên chế độ này cũng bộc lộ một số nhược điểm của nó là ổn định quá lâu dẫn đến không khuyến khích xuất khẩu và sản xuất hàng xuất khẩu. Do vậy trong những giai đoạn cuối của những năm 1997 đến đầu 1999, để thích ứng hơn với thị trường và cũng để hạn chế những tác động của cuộc khủng hoảng tài chính Đông Nam á (2/7/1997) ngân hàng nhà nước đã điều chỉnh liên tục tỷ giá chính thức cùng biên độ.
Ngày 13/10/1997 mở rộng biên độ giao dịch lên mức +(-) 10%
Ngày 16/2/1998 nâng tỷ giá chính thức từ 1 USD =111175 VND lên mức 1 USD =11800 VND, tăng 5,6%.
Ngày 7/8/1998 thu hẹp biên độ giao dịch xuống còn +(-) 7% , đồng thời nâng tỷ giá chính thức lên 1 USD =12998 VND.
Từ ngày 6/11/1998 đến 15/1/1999 là một chuỗi những điều chỉnh giảm liên tục trong tỷ giá chính thức cùng biên độ.
Thực tế, mỗi sự thay đổi sự thay đổi chính sách tỷ giá đều có những tác động nhất định trong đời sống kinh tế và đôi khi ngân hàng nhà nước cũng rơi vào tình trạng muốn điều chỉnh tỷ giá chính thức cho phù hợp với tình trạng thực tế nhưng lại rất khó khăn. Nếu điều chỉnh hằng ngày sẽ gây tâm lý bất ổn, còn nếu giữ quá lâu khi điều chỉnh sẽ dễ gây biến dộng đột ngột. Cơ chế này rõ ràng là không phù hợp với quan hệ cung cầu trên thị trường và thông lệ quốc tế. Vì thế việc thay đổi cách xác định tỷ giá chính thức là cần thiết.
Từ 26/2/1999 tỷ giá chính thức được công bố hằng ngày, được xác định trên cơ sở tỷ giá bình quân mua bán thực tế trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng của thị trường giao dịch gần nhất trước đó. Đây là sự thay đổi cơ chế quản lý, điều hành tỷ giá cho phù hợp với quy luật thị trường. Đồng thời từ ngày 26/2 biên độ giao dịch cũng được rút xuống +(-) 0.1%. Điều này có thể gây nên một bất lợi thế không thể đoán trước được. Nếu trong một ngày giao dịch nào đó, thị trường có những đột biến về cung cầu của ngày giao dịch gần nhất trước đó thì do ràng buộc của biên độ với tỷ giá là bình quân giữa mua và bán chắc chắn sẽ làm cho giao dịch trên thị trường của ngày hôm đó bị đình trệ, đóng băng. Từ đó sẽ tác động tiêu cực đến trở lại đến các giao dịch trên thị trường ngoại tệ bên ngân hàng và lại tiếo tục tác động xấu đến các giao dịch trên thị trường chính thức của ngày kế tiếp, dẫn đến một sự khủng hoảng thị trường.
Sau khi thay đổi mức công bố tỷ giá chính thức thì trong giai đoạn đầu tỷ giá mua của các ngân hàng là thấp hơn tỷ giá chính thức, còn tỷ giá bán cao hơn tỷ tỷ giá chính thức. Nhưng chỉ gần 1 tháng sau thay đổi tỷ giá chính thức thì tỷ giá mua và bán của ngân hàng luôn cao hơn tỷ giá chính thức. Nếu tính từ đầu năm 1999 đến tháng 11/2003 chúng ta đã áp dụng tỷ giá linh hoạt có quản lý của Nhà nước được gần 5 năm. Trong 5 năm qua chúng ta đã áp dụng chế độ biên độ dao động của tỷ giá hối đoái ở mức thấp 10,1% và hiện nay biên độ này có nới lỏng hơn. Quan sát thực tế cho thấy đồng Việt Nam hàng năm mất giá khoảng 2% so vơi 2002. Đến cuối tháng 11/2003, đồng USD mất giá kỷ lục so với hầu hết các loại ngoại tệ trên thị trường tài chính quốc tế, nhưng đối với đồng VND thì USD lại lên giá (đến 28/11/2003 1USD = 15.760 VND). Nhìn chung từ đầu năm 1999 đến nay bình quân hàng năm giảm giá khoảng 2,64%. Điều này đã góp phần tăng trưởng kinh tế nhanh, đẩy mạnh xuất khẩu và làm ổn định nền kinh tế.
Tóm lại, quá trình cải cách chính sách tỷ giá ở Việt Nam trong suốt thời gian qua là phù hợp với quá trình cải cách kinh tế nói chung và là quá trình cải cách lĩnh vực tài chính - tiền tệ nói chung. Từ một chính sách tỷ giá mang nặng tính bao cấp đã chuyển sang một chính sách tỷ giá vận hành dựa trên cơ sở thị trường. Đặc biệt với cơ chế tỷ giá hối đoái chính thức và giới hạn biên độ giao dịch đã tạo điều kiện cho ngân hàng nhà nước điều tiết được thị trường, hạn chế được các cú sốc và hạn chế được những ảnh hưởng tiêu cực của tỷ giá hối đoái đối với nền kinh tế đang trong quá trình chuyển đổi.
Chính sách tỷ giá hối đoái ở Việt Nam:
Chính sách tỷ giá hối đoái là một hệ thống các công cụ dùng để tác động mạnh vào cung cầu ngoại tệ trên thị trường, t
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status