Bảo hiểm xã hội ở tỉnh Ninh Bình hiện nay - pdf 17

Download miễn phí Luận văn Bảo hiểm xã hội ở tỉnh Ninh Bình hiện nay



MỤC LỤC
 
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA 6
1.1. Bảo hiểm xã hội và những đặc trưng cơ bản của bảo hiểm xã hội 6
1.2. Sự cần thiết và yêu cầu của mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội trong quá trình phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa 28
1.3. Kinh nghiệm bảo hiểm xã hội của một số tỉnh 39
Chương 2: THỰC TRẠNG BẢO HIỂM XÃ HỘI Ở TỈNH NINH BÌNH HIỆN NAY 44
2.1. Vài nét về tình hình kinh tế - xã hội và bảo hiểm xã hội ở tỉnh Ninh Bình 44
2.2. Thực trạng về bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh Ninh Bình 57
Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐỐI VỚI BẢO HIỂM XÃ HỘI NINH BÌNH PHÁT TRIỂN TRONG THỜI GIAN TỚI 88
3.1. Phương hướng của Đảng và Nhà nước 88
3.2. C ác giải pháp chủ yếu 92
KẾT LUẬN 103
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 105
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

có điều kiện phát triển kinh tế toàn diện.
Những đặc điểm về tự nhiên, kinh tế - xã hội nêu trên có ảnh hưởng sâu sắc đến mọi mặt đời sống kinh tế xã hội của tỉnh, từ đó ảnh hưởng đến hoạt động của BHXH trên địa bàn tỉnh.
2.1.2. Tổng quan những nội dung cơ bản về bảo hiểm xã hội ở tỉnh Ninh Bình
BHXH là một trong những chính sách lớn của Đảng và Nhà nước ta, góp phần đảm bảo ổn định đời sống cho cán bộ CNVC, quân nhân và người lao động, ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, thúc đẩy sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Do vậy, ngay từ khi thành lập đến nay, Đảng và Nhà nước ta đã luôn quan tâm đến việc thực hiện các chế độ chính sách BHXH đối với cán bộ công chức, viên chức, quân nhân và người lao động thuộc các thành phần kinh tế.
Để phù hợp với đường lối phát triển kinh tế - xã hội và sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước của Đảng trong giai đoạn cách mạng mới, từ năm 1995 Nhà nước ta bắt đầu đổi mới các chế độ BHXH theo quy định tại Bộ luật lao động của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam. Thực hiện nghị định số 19/Cp của Chính phủ, BHXH Việt Nam được thành lập từ ngày 16/02/1995 thống nhất các tổ chức BHXH từ Trung ương đến địa phương và quản lý quỹ BHXH, thực hiện các chế độ chính sách BHXH theo quy định của pháp luật Nhà nước.
Cùng với sự ra đời của hệ thống BHXH các tỉnh thành phố trong cả nước, BHXH tỉnh Ninh Bình được thành lập theo quyết định số 02/QĐ - CT ngày 15/6/1995 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam và chính thức đi vào hoạt động theo chức năng nhiệm vụ của mình từ 01/10/1995.
Thực hiện Nghị định 100/2002/NĐ-CP của Chính phủ từ ngày 01/01/2003 ngành được tiếp nhận thêm toàn bộ hệ thống tổ chức và chức năng nhiệm vụ của BHYT chuyển sang, đây cũng là yếu tố quan trọng tạo thêm sức mạnh về vị thế của ngành trong xã hội.
Về hệ thống văn bản pháp lý liên quan đến BHXH ở tỉnh Ninh Bình:
Để phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, từ khi BHXH ra đời (1995), Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản pháp lý điều chỉnh các chính sách BHXH, cụ thể như sau:
Bộ Luật Lao động được Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 28 tháng 6 năm 1994, có hiệu lực từ tháng 1/1995. Bộ Luật này đến năm 2002 được Quốc hội khoá X sửa đổi, bổ sung một số điều cho phù hợp tình hình thực tế. Trong đó, chương 12 qui định về chế độ BHXH bắt buộc áp dụng cho người lao động làm việc theo hợp đồng lao động trong các tổ chức, cơ quan doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế.
Điều lệ BHXH ban hành kèm theo Nghị định số 12/CP ngày 26 tháng 1 năm 1995 (đến tháng 1/2003 được sửa đổi theo Nghị định số 01/2003/NĐ-CP ngày 9 tháng 1 năm 2003) của Chính phủ. Điều lệ BHXH nhằm cụ thể hoá chương 12 của Bộ Luật lao động về chế độ BHXH bắt buộc. Các chế độ BHXH trong Điều lệ này gồm có: chế độ trợ cấp ốm đau, chế độ trợ cấp thai sản, chế độ trợ cấp tai nạn lao động bệnh nghề nghiệp, chế độ hưu trí và chế độ tử tuất. Đối tượng bắt buộc áp dụng BHXH theo điều lệ bao gồm:
Thứ nhất, người lao động làm việc theo chế độ hợp đồng lao động không thời hạn hay có thời hạn từ 3 tháng trở lên trong các cơ quan, tổ chức sau đây:
- Doanh nghiệp thành lập, hoạt động theo Luật DNNN.
- Doanh nghiệp thành lập, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp.
- Doanh nghiệp thành lập, hoạt động theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
- Doanh nghiệp của các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội.
- Hộ sản xuất kinh doanh cá thể, tổ hợp tác.
- Các cơ quan hành chính, sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội nghề nghiệp, lực lượng vũ trang.
- Cơ sở bán công, dân lập, tư nhân thuộc các ngành văn hoá, y tế, giáo dục, đào tạo, khoa học, thể dục thể thao và các ngành sự nghiệp khác.
- Trạm y tế xã, phường, thị trấn.
- Các cơ quan , tổ chức nước ngoài hay tổ chức quốc tế tại Việt Nam.
- Các tổ chức khác có sử dụng lao động.
Thứ hai, cán bộ, công chức, viên chức theo pháp lệnh cán bộ, công chức.
Thứ ba, người lao động, xã viên làm việc và hưởng tiền công theo HĐLĐ trong các hợp tác xã thành lập, hoạt động theo Luật Hợp tác xã.
Ngoài ra, tại nghị định số 01/2003/NĐ - CP còn quy định thêm:
1. Người lao động làm việc tại các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức quy định tại khoản 1, khoản 3 và khoản 6 Điều này, làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn dưới 3 tháng, khi hết hạn hợp đồng lao động mà người lao động tiếp tục làm việc hay giao kết hợp đồng lao động mới đối với doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đó thì phải tham gia BHXH bắt buộc.
2. Người lao động quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và khoản 6 Điều này đi học, thực tập, công tác, điều dưỡng trong và ngoài nước mà vẫn hưởng tiền lương hay tiền công thì cũng thuộc đối tượng thực hiện BHXH bắt buộc.
3. Người lao động làm việc và hưởng tiền lương, tiền công theo hợp đồng lao động từ đủ 3 tháng trở lên trong các doanh nghiệp nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp.
Đối với người lao động làm việc tại các doanh nghiệp nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp đã thực hiện giao khoán đất có quy định riêng.
Nghị định số 45/Cp ngày 15/7/1995, (năm 2003 được sửa đổi, bổ sung bằng Nghị định số 89/2003/NĐ-CP ngày 5/8/2003) của chính phủ ban hành Điều lệ BHXH đối với sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sỹ quân đội nhân dân và công an nhân dân. Các chế độ BHXH áp dụng trong điều lệ này cũng bao gồm cả 5 chế độ: ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hưu trí và tử tuất. Mức đóng BHXH cũng là 20% tiền lương. Trong đó ngân sách nhà nước cấp đóng BHXH là 15%, sỹ quan đóng 5%. Điều kiện, mức hưởng có tính đến đặc thù của lực lượng vũ trang.
Nghị đinh 89/2003 còn quy định:
Hàng tháng, cơ quan tài chính quân đội, công an có trách nhiệm đóng BHXH theo quy định tại khoản 1 điều 34 và trích từ tiền lương của quân nhân, công an nhân dân (kể cả những người được Bộ Quốc phòng, Bộ Công an quản lý) theo quy định tại khoản 2 điều 34 Điều lệ này để đóng cùng một lúc vào quỹ BHXH. Tiền lương tháng làm căn cứ đóng BHXH bao gồm lương cấp hàm hay lương ngạch, bậc và các khoản phụ cấp thâm niên, khu vực, chức vụ, đắt đỏ và hệ số chênh lệch bảo lưu (nếu có).
Nghị định số 09/1998/NĐ-CP ngày 23/1/1998 (đã được sửa đổi bổ sung bằng nghị định số 121/2003/NĐ-CP ngày 21/10/2003) của Chính phủ quy định chế độ BHXH đối với cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn. Theo Nghị định này, một số chức danh cán bộ chủ chốt ở xã như Bí thư, Phó bí thư Đảng uỷ xã, Chủ tịch, Phó chủ tịch HĐND, UBND, trưởng các đoàn thể như Hội cựu chiến binh, Hội nông dân, Hội phụ nữ… và các chức danh công chức cấp xã là địa chính - nhà đất, tài chính - kế toán, tư pháp - hộ tịch, văn phòng - thống kê, văn hoá - xã hội được tham gia BHXH. Tuy nhiên, đối tượng...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status