Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn ở tỉnh Vĩnh Long - pdf 17

Download miễn phí Luận văn Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn ở tỉnh Vĩnh Long



MỤC LỤC
 
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG THÔN 7
1.1. Khái niệm, đặc trưng cơ cấu kinh tế nông thôn và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn 7
1.2. Những đặc điểm chung của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn (tính quy luật của chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn) 17
1.3. Xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn và những nhân tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn 22
Chương 2: THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG THÔN Ở TỈNH VĨNH LONG 37
2.1. Điều kiện tự nhiên và đặc điểm kinh tế - xã hội của tỉnh Vĩnh Long 37
2.2. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn ở tỉnh Vĩnh Long từ năm 2001 đến năm 2007 44
Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CƠ BẢN ĐỂ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG THÔN TỈNH VĨNH LONG THEO HƯỚNG CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ 79
3.1. Phương hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn tỉnh Vĩnh Long từ năm 2008 đến năm 2020 79
3.2. Những giải pháp cơ bản để thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn tỉnh Vĩnh Long theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá 88
KẾT LUẬN 116
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 118
PHỤ LỤC 123
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

từ 2001- 2007
Trong những năm gần đây sản xuất nông nghiệp ở tỉnh Vĩnh Long bước đầu chuyển sang SXHH. Bên cạnh các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp được phục hồi và đi vào hoạt động có hiệu quả, đã tạo tiền đề cho các hoạt động dịch vụ ở nông thôn phát triển.
* Dịch vụ nông nghiệp:
- Về giống lúa: Năm 2001 tỉnh chỉ có trung tâm khuyến nông, chuyên cung cấp lượng giống lúa chất lượng cao cho nông dân, nhưng số lượng rất hạn chế, phần lớn nông dân tự tìm kiếm nguồn giống trôi nổi trên thị trường nên chất lượng thấp, gây thiệt hại cho bà con nông dân. Những năm qua tỉnh tập trung xây dựng hệ thống nhân giống cấp nguyên chủng và xác nhận, nên đến nay mạng lưới cơ sở nhân giống lúa có 4 HTX nông nghiệp, 59 tổ hợp tác và 5.858 hộ tham gia sản xuất lúa giống. Tổ chức cung ứng giống nguyên chủng cho sản xuất được 4.950 ha giống xác nhận, sản lượng 22.270 tấn, phục vụ sản xuất 131.000 ha, chiếm 69,7% diện tích sản xuất lúa, tăng trên 20 lần so với năm 2001.
- Về giống cây ăn trái: Cũng như giống lúa, năm 2001 cũng chỉ có một trại giống cây và 12 cơ sở của tư nhân, nên số lượng rất hạn chế, phần lớn nông dân tự tìm kiếm nguồn giống trôi nổi trên thị trường nên chất lượng không đảm bảo, năm 2005 có 76 cơ sở. Những năm qua tỉnh tập trung cải tạo và nâng cấp trại giống cây của tỉnh, đồng thời chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho các chủ cơ sở sản xuất cây giống trong tỉnh, đến nay toàn tỉnh có một trại giống và 128 cơ sở SXKD giống cây ăn trái, quy mô sản xuất 1.624.300 cây/năm, vượt nhu cầu từ 14-20%. Riêng trại giống tỉnh cung ứng 310.000 cây trong vòng 2 năm (2006-2007) chiếm 12,9% nhu cầu. Chủng loại chủ yếu là cam Sành, bưởi Năm Roi, xoài, sầu riêng Ri6, chất lượng ngày càng tăng dần, riêng cây có múi sạch bệnh chỉ đạt khoảng 25% nhu cầu.
- Giống gia súc gia, thuỷ sản:
+ Giống heo: Nhằm nâng cao chất lượng đàn heo, tỉnh khuyến khích nuôi heo đực giống lấy tinh thay cho gieo tinh trực tiếp, chú trọng theo hướng thịt, tránh đồng huyết để đẩy nhanh nạc hoá đàn heo. Năm 2001 có 19.350 hộ, năm 2007 tăng lên 23.124 hộ tham gia chăn nuôi heo giống chuyên nghiệp, tăng 19,50% so với năm 2001. Đến cuối năm 2007, trại giống tỉnh đã cung ứng 9.100 con heo giống (trong đó hậu bị có 3.452 con) đạt 94,8% mục tiêu của chương trình giống (chiếm 23,7% nhu cầu nuôi), tinh heo giống: 100 ngàn liều đạt 70,7% mục tiêu chương trình.
+ Giống bò: Năm 2007 có 2.387 hộ tham gia chăn nuôi bò giống (tăng 1.731 hộ so với năm 2001, chủ yếu nuôi bán chuyên nghiệp). Nhu cầu giống bò tăng thêm 15.580 con, trong đó các dự án mô hình hỗ trợ 129 con bò giống sind (nâng tổng số bò sind hoá lên 8.854 con, chiếm 19% tổng đàn), số còn lại các hộ nuôi tự để giống hay mua từ ngoài tỉnh.
+ Giống thuỷ sản: Toàn tỉnh có 266 cơ sở tham gia nuôi, ươm cá giống (tăng 19 hộ so với 2001). Quy mô sản xuất bình quân/năm: 700 tấn (330 triệu con cá các loại và 2,8 triệu con cá Tra). Chủng loại cá chép, mè, rô phi… thừa gần 180 triệu con; riêng cá tra chỉ đạt 32%, cá rô phi dòng gift, đỏ đạt: 55% nhu cầu sản xuất trong năm.
- Dịch vụ thuỷ nông:
Năm 2001, với loại hình doanh nghiệp Nhà nước hoạt động công ích nên không kích thích, vì vậy các doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả. Năm 2002 chuyển sang công ty cổ phần với hệ thống tổ chức: Công ty cấp tỉnh và hệ thống các trạm thuỷ nông cấp huyện, nên đã quản lý khai thác khá tốt các công trình thuỷ lợi đã xây dựng. Ngoài ra, công ty còn duy tu bảo dưỡng và tái đầu tư các công trình thuỷ nông bằng nguồn thuỷ lợi phí thu được hàng năm lên đến gần 10 tỷ đồng. Những thành quả phát triển nông nghiệp của Vĩnh Long trong những năm qua có sự đóng góp rất hiệu quả của thuỷ nông, góp phần quan trọng trong CDCCKTNT tỉnh nhà.
- Dịch vụ cơ giới hoá nông nghiệp:
Theo thống kê năm 2001 máy kéo lớn 4 bánh có 584, năm 2005 là 926 và đến năm 2007 toàn tỉnh có 1.058 máy, tốc độ tăng bình quân là 11,59%. Máy kéo nhỏ năm 2001 là 2461, năm 2005 là 3579 và năm 2007 là 4.673 máy, tốc độ tăng bình quân là 12,84%/năm. Động cơ dầu, động cơ xăng với công suất 12 mã lực/máy, năm 2001 có 11346, năm 2005 là 16532 và năm 2007 là 23.310 máy, tốc độ tăng bình quân là 15,06%/năm. Máy tuốt lúa năm 2001 là 2374, 2005 là 3461 và năm 2007 là 4.340 máy, với tổng công suất 3.344 tấn/giờ, đảm bảo 100% cơ giới hoá khâu suốt lúa, tốc độ tăng bình quân là 11,83%/năm. Máy gặt xếp dãy năm 2001 là 27, năm 2005 là 38 và năm 2007 là 51 máy, tốc độ tăng bình quân là 12,69%/năm. Máy sấy lúa năm 2001 là 236, 2005 là 368 và 2007 là 495 máy, với công suất 870 tấn/mẽ, đảm nhiệm 40% sản lượng lúa Hè Thu và Thu Đông, tốc độ tăng bình quân là 15,67%/năm. Riêng máy gặt đập liên hợp, được sự hổ trợ lãi suất của ngân hàng chính sách xã hôi nên đã tăng đột biến từ 1 máy năm 2006, sang cuối năm 2007 tăng lên 121 máy, đã giúp rút ngắn thời gian thu hoạch lúa, góp phần giải quyết khó khăn về thiếu lao động hiện nay ở nông thôn. Cơ giới hoá đã đảm bảo gần 100% khâu làm đất, vận chuyển, tuốt lúa góp phần tích cực vào sản xuất nông nghiệp, từng bước hiện đại hoá sản xuất nông nghiệp [4].
* Dịch vụ kinh tế - kỹ thuật:
- Dịch vụ vốn ở nông thôn: Tham gia vào hoạt động nầy chủ yếu do các Ngân hàng thương mại, Ngân hàng Chính sách xã hội, các quỹ tạo việc làm, quỹ xoá đói giảm nghèo… của Nhà nước và các đoàn thể.
Cuối năm 2001 tổng dư nợ khu vực nông thôn của các Ngân hàng thương mại là: 863,926 triệu đồng và đến năm 2007 là 1.956.167 triệu đồng, tăng 126,42% so 2001, tăng bình quân 18,06%/năm. Tuy nhiên nguồn vốn nầy còn rất ít so với yêu cầu của sản xuất, nếu lấy tổng dư nợ 2007 là: 1.956.167 triệu đồng chia đều cho 202.750 hộ ở nông thôn hiện nay ở Vĩnh Long thì mỗi hộ chỉ có hơn 9 triệu đồng, cho nên vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu về vốn cho việc đẩy nhanh quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Mặt khác phần lớn nguồn vốn là nợ ngắn hạn, nên gây trở ngại cho việc đầu tư, nhất là đầu tư chiến lược. (dư nợ tín dụng ở khu vực nông thôn: 2001 là 863,962 triệu đồng; 2005 -1.349,688 triệu đồng; 2006 - 1.469070; 2007 - 1.956,167 triệu đồng) [38].
Riêng Ngân hàng chính sách xã hội trong 5 năm (2003 - 2007) đã thực hiện cho vay 118.430 lượt hộ, với tổng số tiền cho vay ưu đãi là 467.913 triệu đồng phục vụ cho phát triền nông nghiệp và KTNT. Trong năm 2007, đã giải quyết trên 48.700 lượt hộ người cùng kiệt vay, với tổng số vốn vay là 241.634 triệu đồng, bình quân cho vay 5 triệu đồng/hộ, (Tăng 106,78% so với bốn năm trước đó cộng lại) [37].
- Dịch vụ cung ứng vật tư thiết bị và nguyên liệu cho sản xuất:
Dịch vụ nầy chủ yếu do tư nhân đảm nhiệm, các DNNN chưa vươn tới các xã. Ở nông thôn tỉnh Vĩnh Long đã hình thành các đại lý, các cửa hàng tư nhân nhằm đáp ứng yêu câu về nguyên liệu, phân bón thuốc trừ sâu… cung ứng vật tư kỹ thuật, phụ tùng máy móc, xăng dầu cho tàu thuyền, máy cày, máy kéo cho nông dân…Năm 2001 có 312 cơ sở, năm 2005 là 403 cơ sở và năm 2007 là 621 cơ sở, đã đảm bảo đáp ứng đầy đủ nhu cầu về vật tư nông nghiệp và phần lớn phụ tùng máy mốc phục vụ sản xuất nông nghi
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status