Vận dụng lý luận hàng hoá sức lao động của C.Mác vào việc đảm bảo nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp ở tỉnh Quảng Bình - pdf 17

Download miễn phí Luận văn Vận dụng lý luận hàng hoá sức lao động của C.Mác vào việc đảm bảo nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp ở tỉnh Quảng Bình



Trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta hiện nay, lợi ích của người sử dụng lao động và lợi ích của người lao động phải có sự hài hoà. Quan hệ lao động ở các DN cần được được luật hoá, theo đó, quan hệ giữa người sử dụng lao động và người lao động không phải là quan hệ đối kháng, lợi ích tư nhân của người sử dụng lao động và lợi ích cá nhân của người lao động không mâu thuẫn gay găy gắt với nhau mà được chuyển hoá để kết hợp thành một thể thống nhất, tạo hợp lực chung vì sự phát triển của xã hội. Và, sự gắn gắn kết hài hoà giữa các lợi ích là yếu tố cơ bản để tạo lập mối quan hệ lao động thân thiện giữa người sử dụng lao động. Trong thời kỳ quá độ lên CNXH hạn chế tình trạng bóc lột lao động và người lao động và tăng cường quan hệ tương thân tương ái, giúp nhau trong SXKD trên tinh thần hợp tác các bên cùng có lợi.
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

a cao. ở một số địa phương, nhất là vùng xa, vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số trình độ dân trí còn thấp, nên khả năng tiếp thu, ứng dụng tiến bộ KHKT còn nhiều hạn chế. Cán bộ quản lý và cán bộ khoa học, kỹ thuật giỏi còn thiếu một cách nghiêm trọng. Một bộ phận cán bộ, công chức nhà nước còn hạn chế về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực, trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp.
Cơ cấu nguồn nhân lực của tỉnh còn mất cân đối và chuyển dịch chậm. Nhiều ngành, nghề kinh tế mũi nhọn như công nghiệp, nông nghiệp, thuỷ sản, dịch vụ, du lịch còn thiếu nhiều cán bộ, chuyên gia, công nhân kỹ thuật có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và tay nghề cao. Ngành giáo dục -đào tạo, Y tế, công nghệ thông tin, xây dựng cơ bản... còn thiếu những chuyên gia đầu đàn có trình độ cao. Trong tổng số lao động có trình độ từ cao đẳng trở lên, riêng ngành giáo dục - đào tạo chiếm 52,12%, quản lý nhà nước và quản lý SXKD chiếm 15,38%, các ngành còn lại chỉ chiếm khoảng32,5%. Lực lượng cán bộ khoa học kỹ thuật phân bố không đều trong các thành phần kinh tế, chủ yếu tập trung ở thành phần kinh tế nhà nước (77,46 %) và cũng không đều giữa khu vực hành chính sự nghiệp và khu vực SXKD. ở các cơ quan quản lý nhà nước và đơn vị sự nghiệp (72,32%), các đơn vị SXKD chiếm tỷ lệ không đáng kể. Số cán bộ khoa học kỹ thuật có trình độ chuyên môn cao tập trung hầu hết ở các cơ quan cấp tỉnh và thành phố Đồng Hới, chưa có sự phân bố hợp lý cho các cơ sở.
Công tác đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực còn nhiều tồn tại, yếu kém. Mạng lưới trường chuyên nghiệp, dạy nghề chưa gắn công tác đào tạo với việc phục vụ các chương trình kinh tế trọng điểm của tỉnh; nội dung, chương trình đào tạo chưa hợp lý, còn mang tính tự phát, tạm thời, chưa bám sát yêu cầu của thực tiễn để bổ sung nguồn nhân lực một cách hợp lý. Đào tạo tràn lan và mất cân đối giữa các ngành nghề, nhất là trong đào tạo tại chức, đào tạo từ xa. Việc sử dụng đội ngũ cán bộ khoa học, kỹ thuật chưa tốt. Một số người có trình độ chuyên môn không bố trí đúng ngành nghề đã được đào tạo nên chưa phát huy được năng lực chuyên môn, sở trường của họ. Trong những năm gần đây do cơ chế chính sách tuyển dụng chưa hợp lý, nên chưa thu hút được các sinh viên có trình độ thạc sỹ, tốt nghiệp đại học loại giỏi về tỉnh công tác.
Nguồn lực lao động có chất lượng cao của tỉnh chủ yếu làm việc trong các cơ quan nhà nước. Một số ngành, lĩnh vực mặc dù tỉnh có thế mạnh, tiềm năng lớn, như sản xuất vật liệu xây dựng, thuỷ sản, du lịch nhưng lao động có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ lại chiếm tỷ lệ thấp (khoảng 4%). Tình trạng lao động thiếu việc làm hay không có việc làm thường xuyên cũng đang là vấn đề cấp bách. Trong những năm qua, tỉnh đã có nhiều chủ trương, biện pháp để khắc phục như sắp xếp lại lao động trong các DN theo quyết định 176/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) về tổ chức lại sản xuất, kinh doanh. Cùng với việc đó, UBND tỉnh cũng đã thành lập ban chỉ đạo triển khai thực hiện quyết định 120/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng (nay là chính phủ) về chương trình quốc gia giải quyết việc làm. Từ tháng 2/1995 đến tháng 12 năm 2005 tỉnh đã cho 13.000 hộ gia đình vay vốn với tổng số tiền gần 145 tỷ đồng và đã giải quyết việc làm cho hàng ngàn lao động; bình quân mỗi năm tỉnh giải quyết được 1,5 - 1,8 vạn lao động.
Công tác di dân lên các vùng kinh tế mới và chương trình phủ xanh đất trống, đồi núi trọc cũng là một hướng giải quyết việc làm có hiệu quả. Thông qua thực hiện chương trình 135, trong những năm qua, toàn tỉnh đã giải quyết việc làm cho trên 15.000 lao động. Các giải pháp phát triển kinh tế hộ gia đình và dịch vụ ở nông thôn cũng đã thu hút hàng chục vạn lao động trong các ngành, vùng trên địa bàn.
Từ thực trạng về số lượng, chất lượng nguồn nhân lực và tình hình sử dụng nhân lực như đã nêu ở trên có thể rút ra một số nhận xét về nguồn nhân lực của tỉnh Quảng Bình như sau:
Về ưu điểm: Trong những năm gần đây, do đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân trong tỉnh có bước phát triển nên nguồn nhân lực có nhiều chuyển biến tích cực. Nguồn nhân lực dần dần được nâng cao về chất lượng và ổn định về quy mô. Nguồn nhân lực trẻ và khoẻ khá dồi dào, đó là những người ham hiểu biết và sáng tạo, tích cực tiếp nhận và từng bước làm chủ các trang thiết bị hiện đại, quy trình vận hành... góp phần phục vụ tích cực quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu ngành nghề ở địa phương.
Thể lực của nguồn nhân lực không ngừng được cải thiện về chiều cao, cân nặng và tuổi thọ. Các chương trình y tế, phòng chống bệnh xã hội, chương trình chống suy dinh dưỡng, hoạt động y tế dự phòng và an toàn vệ sinh lao động được đẩy mạnh và có tác dụng nâng cao sức khoẻ, thể lực cộng đồng và nguồn nhân lực.
Trình độ học vấn của nguồn nhân lực đã có bước tiến bộ. Số lượng lao động đào tạo ngắn hạn, CNKT, các loại bậc thợ có bước phát triển đáng kể. Số lượng nguồn nhân lực có trình độ đại học, cao đẳng, đặc biệt người có trình độ thạc sỹ, tiến sỹ, chuyên khoa cấp 1+2 tăng nhanh. Việc đào tạo, bồi dưỡng các loại hình nghiệp vụ đã được tỉnh chú trọng đầu tư.
Công tác phổ cập giáo dục tiểu học, nhất là công tác xoá mù chữ ở độ tuổi từ 15- 35 và phổ cập THCS, nâng cao chất lượng toàn diện, đào tạo nghề đã thu được những kết quả quan trọng, góp phần phục vụ nhu cầu thị trường lao động của tỉnh.
Nhận thức về tư tưởng chính trị, hiểu biết về chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của người lao động đã có nhiều chuyển biến tích cực. Nhận thức về ngành nghề, lao động, chọn hướng nghề nghiệp và các chuẩn mực, nguyên tắc đạo đức, kỷ luật nghề nghiệp của nguồn nhân lực đã khá rõ ràng.
Điều kiện kinh tế, xã hội thuận lợi đã có tác động tích cực đến chất lượng nguồn nhân lực. Các hợp đồng xuất khẩu lao động đã từng bước giảm áp lực lao động trong các tầng lớp thanh niên ở nông thôn. Các chương trình xoá đói giảm nghèo, xoá nhà tranh cho hộ cùng kiệt triển khai có hiệu quả là cơ sở để nâng cao thể lực của nguồn nhân lực. Các chương trình phủ sóng phát thanh, truyền hình, báo chí, các hoạt động VHNT,TDTT, các hoạt động lễ hội đã góp phần làm phong phú đời sống tinh thần của nguồn nhân lực.
Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn những khó khăn, yếu kém: Trong những năm qua, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của tỉnh đã giảm do tác động của cuộc vận động thực hiện DS, KHHGĐ, nhưng nhìn chung tỷ lệ tăng dân số tự nhiên vẫn còn cao. Dân số tăng nhanh đã làm ảnh hưởng đến khả năng tăng trưởng kinh tế và nâng cao mức sống của nhân dân. Gia tăng dân số là yếu tố dẫn tới gia tăng về nguồn nhân lực trong khi kinh tế của tỉnh nhà chưa phát triển, điều kiện cơ sở vật chất, kỹ thuật còn yếu kém nên không đá...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status