quản lý tài chính ở Đại học Phòng cháy, Chữa cháy trong giai đoạn hiện nay - pdf 17

Download miễn phí Luận văn
MỤC LỤC

Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH VÀ YÊU CẦU HOÀN THIỆN QUẢN LÝ TÀI CHÍNH Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY 6
1.1. Đặc điểm quản lý tài chính ở Trường Đại học Phòng cháy, Chữa cháy 6
1.2. Nội dung quản lý tài chính ở đơn vị sự nghiệp trong nền kinh tế thị trường 13
1.3. Sự cần thiết khách quan phải hoàn thiện quản lý tài chính ở Trường Đại học Phòng cháy, Chữa cháy 24
Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY 33
2.1. Khái quát quá trình hình thành, phát triển của Trường Đại học Phòng cháy, Chữa cháy 33
2.2. Thực trạng nguồn tài chính của Trường Đại học Phòng cháy, Chữa cháy 38
2.3. Thực trạng công tác quản lý tài chính ở Trường Đại học Phòng cháy, Chữa cháy 48
Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO NGUỒN TÀI CHÍNH VÀ HOÀN THIỆN QUẢN LÝ TÀI CHÍNH Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY 60
3.1. Các quan điểm cơ bản đảm bảo nguồn tài chính và hoàn thiện quản lý tài chính ở Trường Đại học Phòng cháy, Chữa cháy 60
3.2. Các giải pháp cụ thể về đảm bảo các nguồn tài chính 67
3.3. Các giải pháp hoàn thiện quản lý tài chính 73
3.4. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý tài chính 79
3.5. Một số giải pháp mang tính kiến nghị nhằm huy động các nguồn tài chính và quản lý có hiệu quả tài chính ở Trường Đại học Phòng cháy, Chữa cháy 80
KẾT LUẬN 83
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 85
Lý do chọn đề tài
Trước yêu cầu của công cuộc đổi mới giáo dục và đào tạo của đất nước, trong đó có đổi mới về nguồn tài chính và quản lý tài chính ở các trường đại học công lập.
Vấn đề tự chủ đối với các trường đại học trở nên cấp bách và trở thành xu hướng phát triển của các trường ,ửtong đó tự chủ về tài chính cho các trường đại học được đặt ra một yêu cầu cấp thiết. Các trường trong ngành công an nói chung và Trường Đại học Phòng cháy, Chữa cháy nói riêng cũng không nằm ngoài xu hướng phát triển chung. Vấn đề tự chủ tài chính đối với các trường trong ngành công an mang đặc điểm riêng khác biệt hơn so với các trường đại học công lập đó là tính chất bao cấp còn là chủ yếu. Tuy vậy, cùng với xu thế phát triển chung của sự nghiệp đổi mới thì cơ chế quản lý tài chính cũng phải thay đổi theo hướng đa dạng hoá các nguồn tài chính, chủ động, tự chủ về tài chính tăng lên cho các trường.
Nhằm làm rõ nguyên tắc, quy trình quản lý tài chính của đơn vị sự nghiệp nói chung và của Trường Đại học Phòng cháy , Chữa cháy nói riêng, phân tích thực trạng việc quản lý tài chính, từ đó đề xuất các giải pháp đổi mới cơ chế quản lý tài chính theo hướng đa dạng hoá các nguồn tài chính và tự chủ, chủ động cao trong quản lý, sử dụng tài chính ở Trường Đại học Phòng cháy, Chữa cháy là vấn đề cấp thiết trong giai đoạn hiện nay.
Tình hình nghiên cứu
Hiện nay, vấn đề tự chủ trong đó có tự chủ tài chính trong giáo dục và đào tạo đang được các giưói khoa học và quản lý quan tâm nghiên cứu giải quyết.
Đối với Bộ Công an, vấn đề đổi mới giáo dục đào tạo, trong đó có đổi mới cơ chế quản lý tài chính cũng được đề cập trong đề án "Tăng cường, đổi mới giáo dục và đào tạo trong công an nhân dân giai đoạn 2006- 2020". Tuy vậy, đây mới chỉ là những nội dung mang tính chủ trương, chưa có giải pháp cụ thể.
Đối với các đơn vị sự nghiệp có thư từ năm 2002, quản lý tài chính áp dụng theo Nghị định 10/NĐ-CP nhằm tăng cường chủ động, tự chủ cho các đơn vị sự nghiệp có thu. Gần đây, Chính phủ lại ban hành Nghị định 43/2006/NĐ-CP tăng cường tính tự chủ cao trong đơn vị sự nghiệp nói chung. Cả hai cơ chế này đối với các trường trong ngành công an là hoàn toàn mới, chưa được triển khai áp dụng ở các trường.
Đối với Trường Đại học Phòng cháy, Chữa cháy hiện nay đang tồn tại sông sông hai cơ chế quản lý tài chính đó là đơn vị sự nghiệp có thu và đơn vị sự nghiệp không có thu. Tuy vậy, ngay trong một đơn vị trực thuộc cũng tồn tại hai cơ chế trên. Để phân định rõ việc áp dụng cơ chế nào, nhất là theo tinh thần Nghị định 43/2002/NĐ-CP về chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ ở Trường Đại học Phòng cháy, Chữa cháy là cần thiết và cấp bách.
Mục tiêu, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
Mục tiêu
Làm rõ các vấn đề về quản lý tài chính của Trường Đại học Phòng cháy, Chữa cháy trên hai hình thức quản lý là đơn vị sự nghiệp có thu và đơn vị sự nghiệp không có thu. Trên cơ sở phân tích thực trạng công tác quản lý tài chính của Trường, đề tài luận chứng những giải pháp đảm bảo nguồn thu và hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính theo hướng tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với đơn vị sự nghiệp.
Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý tài chính ở Trường Đại học Phòng cháy, Chữa cháy với tư cách vừa là đơn vị sự nghiệp có thu vừa là đơn vị sự nghiệp không có thu.
Phân tích, đánh giá thực trạng việc quản lý tài chính của trường Đại học Phòng cháy, Chữa cháy.
Luận chứng những giải pháp góp phần hoàn thiện quản lý tài chính ở Trường Đại học Phòng cháy, Chữa cháy.
Đối tượng nghiên cứu
Là các quan hệ quản lý tài chính ở Trường Đại học Phòng cháy, Chữa cháy, gồm hai hình thức quản lý: đối với đơn vị sự nghiệp có thu và đơn vị sự nghiệp không có thu. Quan hệ này gồm hai mảng rõ rệt: quan hệ tài chính giữa Trường với Nhà nước và quan hệ tài chính trong nội bộ Trường.
Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa Mác- Lê nin, tư tưởng Hồ Chí minh về kinh tế, các quan điểm đường lối về phát triển giáo dục, đào tạo, chính sách giáo dục, chính sách đầu tư cho giáo dục của Nhà nước. Đề tài bám sát khung khổ pháp luật về tài chính của Nhà nước đối với đơn vị sự nghiệp, đặc biệt là các quy định của Chính phủ về quản lý tài chính theo Nghị định 10/NĐ-CP và Nghị định 43/2006/NĐ-CP.
Ngoài ra tác giả còn sử dụng các phương pháp tổng hợp, phân tích, logíc và lịch sử, phương pháp so sánh, thống kê kinh tế...
ý nghĩa
Xác định việc tồn tại hai hình thức quản lý tài chính ở một đơn vị sự nghiệp, đặc biệt là đơn vị sự nghiệp là một cơ sở đào tạo trong ngành công an, điều này phù hợp với xu thế xã hội hoá giáo dục - đào tạo, một đặc điểm riêng khác biệt với các trường đào tạo khác trong ngành công an.
Các giải pháp hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính nhằm mục đích tăng nguồn thu, tăng tính chủ động trong hoạt động tài chính, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về nguồn tài chính cho đào tạo ngay tại chính Trường Đại học Phòng cháy, Chữa cháy.
Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn gồm 3 chương, 11 tiết

UlvWJfMVs0ZQF2E
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status