Chiến lược Tài chính đến năm 2020: Tầm nhìn và định hướng - pdf 17

Download miễn phí Chiến lược Tài chính đến năm 2020: Tầm nhìn và định hướng



Hệ thống chính sách của các nước sẽ hướng tới việc
hồi quy trong một hànhlang chung, đồng thời toàn
cầu hoá cũng sẽ làm giảm tính độc lập trong việc
thực hiện chính sách kinh tế nói chung và chính sách
tài chính nói riêng của mỗi nước. Bên cạnh đó, thế
giới đang có những bước chuyển to lớn, sâu sắc
sang nền kinh tế tri thức, do đó, con người và tri thức
đang trở thành nhân tố quyết định sự phát triển của
mỗi quốc gia



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

Chiến lược Tài chính đến năm 2020: Tầm nhìn và định
hướng
Tài chính Việt Nam trong thế giới đa chiều
Sau hơn 20 năm đổi mới, trong bối cảnh kinh tế tài
chính thế giới có nhiều biến động, song kiên trì với
mục tiêu trở thành nước công nghiệp hiện đại vào
năm 2020, kiên trì với con đường đổi mới, mở cửa
hội nhập, tiềm lực kinh tế của Việt Nam đã và đang
không ngừng được nâng cao.
Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 1990-
2010 đạt 7,38% – mức cao của khu vực và thế giới;
GDP bình quân đầu người tăng nhanh từ mức 123
USD/người năm 1991 lên mức 1200 USD năm 2010;
về cơ bản nước ta đã bước vào hàng ngũ những
nước thu nhập trung bình. Thể chế kinh tế thị trường
từng bước được hình thành và phát triển theo hướng
ngày càng gắn kết với thị trường thế giới, tạo điều
kiện thu hút ngày càng nhiều và sử dụng ngày càng
hiệu quả các dòng vốn đầu tư trong và ngoài nước
phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội.
Cùng với sự gia tăng mạnh mẽ về tiềm lực kinh tế,
tiềm lực tài chính quốc gia cũng không ngừng được
mở rộng và tăng cường ở cả ba cấp độ tài chính nhà
nước, tài chính doanh nghiệp, tài chính dân cư. Nhờ
đó, an ninh tài chính quốc gia được đảm bảo, cân đối
ngân sách tích cực, dư nợ Chính phủ và quốc gia
được duy trì ở mức an toàn hợp lý, tạo nền tảng đưa
Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng và ứng phó
ngày càng linh hoạt với những biến động của kinh tế
tài chính thế giới, đồng thời vững bước trên con
đường công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước.
Tuy nhiên, trong bối cảnh kinh tế tài chính thế giới vô
cùng phức tạp với những biến động liên tục, đa chiều,
nền tài chính Việt Nam đặc biệt trong giai đoạn thực
hiện chiến lược tài chính 2001-2010 còn bộc lộ một
số điểm yếu như:
(i) tính ổn định, bền vững trong huy động các nguồn
lực chưa cao;
(ii) hiệu quả phân phối và sử dụng nguồn lực tài chính
quốc gia còn hạn chế, tình trạng lãng phí, kém hiệu
quả chậm được khắc phục;
(iii) việc đổi mới cơ chế tài chính đối với các đơn vị sự
nghiệp công tuy có bước phát triển tích cực song
chưa đạt yêu cầu đề ra, thiếu sự phối hợp giữa Nhà
nước và tư nhân trong cung ứng dịch vụ công, làm
gia tăng gánh nặng ngân sách;
(iv) hệ thống thanh tra, giám sát tài chính tuy đã có
tiến bộ song sự kết hợp giữa các cơ quan chức năng
trong giám sát tài chính ở một số khâu còn yếu nên
ảnh hưởng không nhỏ tới sự ổn định, bền vững của
toàn hệ thống;
(v) công tác cải cách hành chính tuy đã có những
bước tiến lớn song trong một số khâu còn mang tính
hình thức, thiếu đột phá và chưa theo kịp với thực
tiễn phát sinh trong điều hành kinh tế- xã hội.
Những yếu kém tồn tại trên, một mặt có những lý do
khách quan, như nền kinh tế đang trong giai đoạn
chuyển đổi với trình độ phát triển kinh tế – xã hội
tương đối hạn chế trong khi kinh tế trong nước và thế
giới biến động mạnh, buộc phải có những điều chỉnh
thường xuyên về cơ chế và chính sách, điều chỉnh
các quyết định đầu tư và cơ cấu đầu tư, ảnh hưởng
tới tính ổn định của hệ thống thể chế, tính hệ thống
trong định hướng, phân bổ nguồn lực và chi phí đầu
tư.
Mặt khác, cũng một phần xuất phát từ các lý do chủ
quan như: Tổ chức triển khai thực hiện Chiến lược tài
chính giai đoạn 2001-2010 ở trong một số khâu còn
chưa đồng bộ và còn thiếu kiên quyết; Cải cách trong
một vài lĩnh vực còn chậm đổi mới về tư tưởng, còn
thiếu các bước cải cách đột phá; Còn có một bộ phận
đội ngũ cán bộ, công chức tài chính chưa thích ứng
kịp thời với những đổi mới về cơ chế, chính sách.
Trong những thập niên tới, bối cảnh thế giới đang
thay đổi nhanh, phức tạp và khó lường, hoà bình hợp
tác tiếp tục là xu thế lớn. Xu hướng toàn cầu hoá sẽ
tiếp tục diễn ra mạnh mẽ cả về quy mô, mức độ và
hình thức biểu hiện với những tác động tích cực và
tiêu cực, cơ hội và thách thức. Các chuẩn mực quốc
tế, nguyên tắc và luật chơi của các định chế quốc tế
lớn sẽ trở thành nền tảng chi phối sự vận động và
phát triển của nền kinh tế thế giới. Cùng với quá trình
toàn cầu hoá, cạnh tranh giữa các quốc gia về vốn,
nguồn nhân lực và công nghệ cũng sẽ ngày càng gay
gắt hơn. Sự phụ thuộc lẫn nhau của các quốc gia trên
thế giới ở phạm vi khu vực và toàn cầu trong hoạt
động tài chính, thương mại và đầu tư ngày càng gia
tăng. Cùng với tự do hoá đầu tư và thương mại sẽ là
quá trình quốc tế hoá hệ thống tài chính- tiền tệ toàn
cầu.
Hệ thống chính sách của các nước sẽ hướng tới việc
hồi quy trong một hành lang chung, đồng thời toàn
cầu hoá cũng sẽ làm giảm tính độc lập trong việc
thực hiện chính sách kinh tế nói chung và chính sách
tài chính nói riêng của mỗi nước. Bên cạnh đó, thế
giới đang có những bước chuyển to lớn, sâu sắc
sang nền kinh tế tri thức, do đó, con người và tri thức
đang trở thành nhân tố quyết định sự phát triển của
mỗi quốc gia. Sau khủng hoảng tài chính- kinh tế toàn
cầu, mối quan hệ giữa Nhà nước và thị trường sẽ
được định vị lại theo hướng coi trọng vai trò của Nhà
nước trong việc ổn định kinh tế vĩ mô và thực hiện
chức năng phát triển. Bảo hộ có xu hướng gia tăng.
Quá trình tái cấu trúc các nền kinh tế và điều chỉnh
các thể chế điều tiết tài chính toàn cầu sẽ diễn ra
mạnh mẽ, gắn với những bước tiến mới về khoa học
và công nghệ, sử dụng tiết kiệm năng lượng, tài
nguyên. Thế giới cũng sẽ bước vào một giai đoạn
mới với một trật tự kinh tế mới công bằng hơn. Cấu
trúc kinh tế thế giới sẽ chứng kiến sự trỗi dậy mạnh
mẽ của các nền kinh tế mới nổi, đặc biệt là Trung
Quốc, Nga và Ấn Độ.
Đứng trong một thế giới toàn cầu hoá với những biến
động và tác động đa chiều ngoài ngoài ý muốn chủ
quan, Việt Nam nên chọn cách ứng xử nào? Chiến
lược phát triển kinh tế- xã hội ra sao? Sách lược tài
chính thế nào để có thể đưa đất nước lớn mạnh trong
hội nhập kinh tế- tài chính quốc tế? Đó là những câu
hỏi lớn đang đặt ra. Có thể nói, trong thập niên tới,
Việt Nam không còn con đường lựa chọn nào khác là
phải lựa chọn Chiến lược phát triển kinh tế- xã hội với
trọng tâm là tiếp tục đổi mới, tiếp tục hội nhập để đưa
đất nước tiến lên, tránh nguy cơ tụt hậu. Do vậy, việc
hoạch định và thực thi thành công Chiến lược tài
chính đến năm 2020 trong một thế giới đa chiều được
xem là một trong những nhân tố mang tính quyết định
để đạt được những mục tiêu mà Chiến lược phát triển
kinh tế- xã hội hướng tới.
Quan điểm và mục tiêu
Quan điểm
Các quan điểm phát triển trong Chiến lược tài chính
giai đoạn 2011-2020 là:
(1) Tài chính là huyết mạch của nền kinh tế, có vai trò
quan trọng trong việc định hướng, hỗ trợ và ổn định
kinh tế- xã hội hướng tới tăng trưởng nhanh và bền
vững đi đôi với công...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status