Phương pháp Hồ Chí Minh - pdf 17

Download miễn phí Tiểu luận Phương pháp Hồ Chí Minh



MỤC LỤC
CHƯƠNG I - GIỚI THIỆU CHUNG VỀ PHƯƠNG PHÁP HỒ CHÍ MINH . . 3
1.1 Khái niệm phương pháp luận. . . . 3
1.2 Phương pháp Hồ Chí Minh. . . . 3
1.2.1 Khái niệm phương pháp Hồ Chí Minh . . . 3
1.2.2 Cơ sở hình thành và sự ra đời của phương pháp Hồ Chí Minh . . 4
1.2.2.1 Cơ sở hình thành . . . . 4
1.2.2.2. Sự ra đời . . . . 5
1.2.3. Đặc điểm chung chủ yếu của phương pháp Hồ Chí Minh. . 7
1.2.3.1. Nhận thức đúng các mối quan hệ và giải quyết hợp lý sự tác động qua lại giữa các mối
quan hệ đó trong thực tiễn, phù hợp với yêu cầu phát triển của thực tiễn . . 7
1.2.3.2. Tư tưởng Hồ chí minh về sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn . . 7
1.2.3.3. Đạo đức Hồ Chí Minh – Một kiểu mẫu văn hóa đạo đức. . . 8
CHƯƠNG II - PHƯƠNG PHÁP CÁCH MẠNG HỒ CHÍ MINH . . . 10
2.1. Khái niệm phương pháp cách mạng Hồ Chí Minh . . . 10
2.2. Nguồn gốc và cơ sở hình thành phương pháp cách mạng Hồ Chí Minh . . 10
2.3. Hệ thống phương pháp cách mạng chung của Hồ Chí Minh. . . 11
2.3.1. Phương pháp chung và phương pháp riêng. . . . 11
2.3.2. Phương pháp cách mạng chung của Hồ Chí Minh. . . . 12
. 2.3.2.1. Lấy thực tế Việt Nam làm điểm xuất phát, lấy cải tạo biến đổi hiện thực Việt Nam làm mục
tiêu cho m ọi hoạt động cách mạng . . . . 12
2.3.2.2. Tập hợp, huy động lực lượng toàn dân tham gia vào sự nghiệp cách mạng. . 13
2.3.2.3. Dĩ bất biến, ứng vạn biến . . . 13
2.3.2.4. Nắm vững thời cơ, giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa Thời, Thế và Lực. . 14
2.3.2.5 Biết thắng từng bước . . . . 15
2.3.2.6. Kết hợp các phương pháp. . . 16
KẾT LUẬN . . . . . 17



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

Cơ sở thế giới quan và phương pháp luận của tư tưởng Hồ Chí Minh
Chủ nghĩa Mác – Lênin là một bộ phận của văn hóa nhân loại, nhưng là bộ phận tinh túy
nhất, mang tính cách mạng triệt để, tính khoa học sâu sắc. Đây cũng là nguồn tư tưởng, lý
luận quyết định bước phát triển về chất của tư tưởng Hồ Chí Minh. Chỉ khi đến với chủ
nghĩa Mác – Lênin, Hồ Chí Minh mới tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc
– con đường giải phóng dân tộc, con đường cách mạng vô sản.
Tư tưởng Hồ Chí Minh nằm trong hệ tư tưởng Mác – Lênin và chủ nghĩa Mác – Lênin là
nguồn gốc chủ yếu nhất của tư tưởng Hồ Chí Minh.
d. Khả năng tư duy, trí tuệ và phẩm chất đạo đức Hồ Chí Minh:
Tư tưởng Hồ Chí Minh được hình thành trên cơ sở thực tiễn cách mạng Việt Nam và thế
giới cuôí thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, truyền thống văn hóa dân tộc, tinh hoa văn hóa nhân
loại, chủ nghĩa Mác - Lênin và thông qua lăng kính chủ quan của Hồ Chí Minh. Một cách
biện chứng, sau khi ra đời tư tưởng của Người đã đáp ứng được đòi hỏi bức xúc của thực
tiễn cách mạng Việt Nam, góp phần đưa truyền thống văn hóa dân tộc, tinh hoa văn hóa
nhân loại, chủ nghĩa Mác - Lênin phát triển lên một tầm cao mới.
1.2.2.2. Sự ra đời
Quá trình hình thành và phát triển của tư tưởng Hồ Chí Minh có thể chia làm năm giai
đoạn, gồm:
a. Từ 1890 – 1911: Giai đoạn hình thành tư tưởng yêu nước và chí hướng cách mạng
của Hồ Chí Minh:
Ở giai đoạn này, Hồ Chí Minh đã kế thừa những truyền thống văn hoá tốt đẹp của gia đình,
quê hương, đất nước, tiếp thu quốc ngữ, Hán văn và Pháp văn. Người đã lớn lên và sống
trong nỗi đau của người dân mất nước, chứng kiến nỗi thống khổ mà nhân dân ta phải chịu
đựng, những tội ác mà thực dân Pháp đã gây ra đối với đồng bào ta. Từ đó hình thành nên
ở Người tư tưởng yêu nước, thương dân sâu sắc, vốn văn hoá phong phú và chí hướng ra đi
tìm con đường cứu nước, cứu dân (Ái Quốc)
6
b. Từ 1911 – 1920: Giai đoạn tìm tòi, khảo nghiệm đường lối cứu nước mới:
Ngày 5 tháng 6 năm 1911, Hồ Chí Minh ra đi tìm đường cứu nước. Đầu tiên Người đến
Pháp, tiếp đó, Người đến nhiều nước ở châu Phi, châu Mỹ và châu Âu, sống và hoạt động
với những người bị áp bức ở các thuộc địa, những người làm thuê ở các nước phương Tây,
khảo sát cách mạng Pháp, cách mạng Mỹ, tham gia Đảng Xã hội Pháp, tìm hiểu về Cách
mạng Tháng Mười Nga. Người đã tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc -
Con đường giải phóng dân tộc theo cách mạng vô sản. Người đã từ thấm nhuần chủ nghĩa
dân tộc tiến lên giác ngộ chủ nghĩa Mác - Lênin, từ một chiến sĩ yêu nước trở thành một
chiến sĩ cộng sản.
c. Từ 1920 – 1930: Giai đoạn hình thành cơ bản tư tưởng Hồ Chí Minh về con đường
cách mạng Việt Nam:
Đây là giai đoạn Hồ Chí Minh hoạt động lý luận và thực tiễn trên địa bàn Pháp (1921 –
1923), Liên Xô (1923 – 1924), Trung Quốc (1924 – 1927), Thái Lan (1928 –
1929)…Trong giai đoạn này, tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng Việt Nam đã được hình
thành về cơ bản. Những công trình như “Bản án chế độ thực dân Pháp” (1925), “Đường
Kách mệnh” (1927) và những bài viết của Người trong thời kì này đã thể hiện những quan
điểm lớn, sáng tạo về con đường cách mạng Việt Nam.
d. Từ 1930 – 1945: Giai đoạn vượt qua thử thách, kiên trì con đường đã xác định cho
cách mạng Việt Nam, nêu cao tư tưởng độc lập, tự do và quyền dân tộc cơ bản:
Trên cơ sở tư tưởng về con đường cách mạng Việt Nam đã được hình thành về cơ bản, Hồ
Chí Minh đã thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, xây dựng Cương lĩnh chính trị, đề ra
đường lối đúng đắn và tổ chức quần chúng đấu tranh. Người đã kiên trì giữ vững quan
điểm cách mạng của mình, vượt qua khó khăn, thử thách, phát triển chiến lược cách mạng
giải phóng dân tộc, nêu cao tư tưởng độc lập, tự do, dẫn đến thắng lợi của cuộc Cách mạng
Tháng Tám năm 1945, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra đời. Bản Tuyên ngôn độc lập
mà Người đã đọc vào ngày 2 tháng 9 năm 1945 khẳng định tất cả các dân tộc trên thế giới
đều sinh ra có quyền độc lập, tự do, bình đẳng. (Chí Minh)
đ. Từ 1945 – 1969: Giai đoạn phát triển và thắng lợi của tư tưởng Hồ Chí Minh:
Đây là giai đoạn Hồ Chí Minh cùng Đảng ta lãnh đạo nhân dân vừa tiến hành cuộc kháng
chiến chống thực dân Pháp, vừa xây dựng chế độ dân chủ nhân dân (1945 – 1954); tiến
hành cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ, cứu nước và xây dựng CNXH ở miền Bắc. Giai
đoạn này tư tưởng Hồ Chí Minh có bước phát triển mới
Đây còn là giai đoạn mở ra những thắng lợi của tư tưởng Hồ Chí Minh. Nổi bật là thắng
lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945; tiếp đến là thắng lợi của cuộc kháng chiến chống
thực dân Pháp, đế quốc Mỹ; ngày nay tư tưởng của Người tiếp tục dẫn dắt nhân dân ta
7
thành công trong sự nghiệp đổi mới.
1.2.3. Đặc điểm chung chủ yếu của phương pháp Hồ Chí Minh
1.2.3.1. Nhận thức đúng các mối quan hệ và giải quyết hợp lý sự tác động qua lại giữa
các mối quan hệ đó trong thực tiễn, phù hợp với yêu cầu phát triển của thực tiễn.
Phương pháp Hồ Chí Minh được xem là phương pháp nhận biết và xử lý các mối quan hệ.
Khi hành động Người luôn chủ động, kiên quyết, cân nhắc kỹ càng, đồng thời cũng khéo léo,
linh hoạt trong từng tình huống, thay đổi đúng lúc, kịp thời cho phù hợp với điều kiện khách
quan. Đặc điểm này bộc lộ rất rõ khả năng tư duy biện chứng và sự sáng tạo trong thực hành
phép biện chứng ở Người. Trong mọi lĩnh vực hoạt động, từ nhận thức đến hành động, từ
hoạt động tư tưởng lý luận đến đấu tranh chính trị, Người luôn tìm hiểu thấu đáo và cặn kẽ,
đồng thời hành động kiên quyết và dứt khoát.
“ Phải nhìn cho rộng suy cho kỹ
Kiên quyết không ngừng thế tấn công ”
( Học đánh cờ - Hồ Chí Minh )
Hồ Chí Minh có cơ hội được tiếp cận với chủ nghĩa Mác-Lênin và nhận ra đây là chủ nghĩa
phù hợp nhất, đúng đắn nhất cho dân tộc, Người đã nắm vững bản chất của chủ nghĩa Mác-
Lênin, nắm vững tinh thần và phương pháp của nó chứ không phải chỉ thuộc câu chữ. Người
coi đó như là một kim chỉ nam cho hành động giải phóng dân tộc.
Người xem xét, quan sát, nhận ra các đặc điểm, hoàn cảnh lịch sử và trình độ phát triển đặc
trưng của xã hội nước ta trong thời kỳ lịch sử lúc bấy giờ, từ đó Người giải quyết thành công
trong lý luận và trong thực tiễn mối quan hệ giữa giai cấp và dân tộc, tìm ra con đường giải
phóng dân tộc dưới hình thức cuộc đấu tranh vô sản mà con đường phát triển là độc lập dân
tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, tiến lên chủ nghĩa xã hội và bỏ qua chế độ tư bản áp bức
bóc lột.
1.2.3.2. Tư tưởng Hồ chí minh về sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn.
Thống nhất giữa lý luận và thực tiễn, học đi đôi với hành, nói và làm đi liền với nhau là một
trong những tư tưởng cơ bản củ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status