Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung, dài hạn tại chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển thành phố Hà Nội - pdf 17

Download miễn phí Luận văn Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung, dài hạn tại chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển thành phố Hà Nội



MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU - 1 -
CHƯƠNG 1 - 3 -
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TRUNG, DÀI HẠN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI - 3 -
1.1 HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI - 3 -
1.1.1 Khái quát về ngân hàng thương mại - 3 -
1.1.2 Đặc trưng của tín dụng ngân hàng - 5 -
1.1.3 Phân loại tín dụng - 6 -
1.2. NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TRUNG, DÀI HẠN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI - 8 -
1.2.1 Khái quát về tín dụng trung, dài hạn - 8 -
1.2.1.1 Khái niệm, đặc trưng của tín dụng trung, dài hạn - 8 -
1.2.1.2 Vai trò của tín dụng trung, dài hạn trong nền kinh tế thị trường - 11 -
1.2.1.3 Các hình thức tín dụng trung, dài hạn - 14 -
1.2.2 Chất lượng tín dụng trung, dài hạn - 19 -
1.2.2.1 Khái niệm - 19 -
1.2.2.2 Đánh giá chất lượng tín dụng trung, dài hạn - 20 -
1.2.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng trung, dài hạn - 28 -
CHƯƠNG 2 - 35 -
THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TRUNG, DÀI HẠN TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ - 35 -
VÀ PHÁT TRIỂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI - 35 -
2.1. KHÁI QUÁT VỀ CHI NHÁNH NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI - 35 -
2.1.1 Quá trình phát triển của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thành phố Hà Nội - 35 -
2.1.2 Tình hình hoạt động kinh doanh tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thành phố Hà Nội - 38 -
2.1.2.1 Các lĩnh vực hoạt động chủ yếu của ngân hàng - 38 -
2.1.2.2 Hoạt động huy động vốn - 39 -
2.1.2.3 Hoạt động cho vay - 40 -
2.1.2.4 Các hoạt động khác - 43 -
2.2 THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TRUNG, DÀI HẠN TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI - 43 -
2.2.1 Thực trạng chất lượng tín dụng trung, dài hạn tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thành phố Hà Nội - 43 -
2.2.1.1 Tình hình nguồn vốn cho vay trung, dài hạn - 44 -
2.2.1.2 Tình hình cho vay trung, dài hạn - 46 -
2.2.1.3 Tình hình nợ quá hạn, nợ xấu cho vay trung, dài hạn - 50 -
2.2.2 Đánh giá thực trạng chất lượng tín dụng trung, dài hạn tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thành phố Hà Nội - 53 -
2.2.2.1 Kết quả đạt được - 53 -
2.2.2.2 Hạn chế và nguyên nhân - 55 -
CHƯƠNG 3 - 62 -
NHỮNG GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TRUNG DÀI HẠN TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN - 62 -
THÀNH PHỐ HÀ NỘI - 62 -
3.1 NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TRUNG, DÀI HẠN - 62 -
3.1.1 Định hướng của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) - 62 -
3.1.2 Định hướng của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thành phố Hà Nội - 63 -
3.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TRUNG, DÀI HẠN TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI - 66 -
3.2.1 Giải pháp huy động vốn cho vay trung, dài hạn - 67 -
3.2.2 Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng - 68 -
3.2.3 Thực hiện chính sách lãi suất linh hoạt - 71 -
3.2.4 Đa dạng hoá các loại hình tín dụng trung, dài hạn - 73 -
3.2.5 Chú trọng nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng - 75 -
3.2.6 Tăng cường công tác quản lý nợ, cần tổ chức bộ phận quản trị rủi ro chuyên trách - 76 -
3.2.7 Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ - 78 -
3.2.8 Tăng cường công tác Marketing trong ngân hàng - 79 -
3.2.9 Ngân hàng phải luôn dự báo các rủi ro tiềm ẩn và biện pháp phòng ngừa - 81 -
3.2.10 Một số giải pháp khác - 83 -
3.3 KIẾN NGHỊ - 83 -
3.3.1 Kiến nghị với Nhà nước - 83 -
3.3.2 Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước - 86 -
3.3.3 Kiến nghị với Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - 87 -
KẾT LUẬN - 89 -
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

hấp nhất qua mạng SWIFT.
- Dịch vụ uỷ thác: thanh toán lương tự động qua tài khoản.
- Dịch vụ gói BIDV – Smart Account gồm có dịch vụ thu hộ, quản lí vốn tự động, tài khoản tiền gửi thanh toán lãi suất phân tầng theo số dư dành cho các tổ chức kinh tế, tổ chức tài chính.
- Dịch vụ thẻ BIDV – ATM và hệ thống máy rút tiền tự động ATM.
- Dịch vụ Mobile Banking - gửi nhận tin nhắn tự động truy vấn thông tin tài khoản , lãi suất, tỉ giá ngoại hối…
2.1.2.2 Hoạt động huy động vốn
Công tác huy động vốn là công tác luôn được coi trọng tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thành phố Hà Nội, toàn thể ban lãnh đạo cùng các nhân viên luôn nhận thức sâu sắc vai trò, vị trí của công tác huy động vốn là sự quyết định tồn tại của ngân hàng, xây dựng một cơ cấu vốn với chi phí hợp lí sẽ là cơ sở để nâng cao kết quả kinh doanh của ngân hàng. Ta có thể nghiên cứu tình hình huy động vốn của chi nhánh thông qua bảng sau:
Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn của chi nhánh
Đơn vị: triệu đồng
(ngoại tệ qui đổi)
STT
Chỉ tiêu
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Tổng nguồn vốn huy động
4.044.022
4.688.034
6.931.151
I
Phân theo loại nguồn vốn
+ Tiền gửi từ dân cư
1.507.439
1.663.149
1.895.397
+ Tiền gửi từ các tổ chức
2.536.583
3.024.885
5.035.754
II
Cơ cấu nguồn vốn theo đồng tiền
+ Nguồn nội tệ
3.083.090
3.741.723
5.349.945
+ Nguồn ngoại tệ qui đổi
960.932
946.311
1.581.206
(Các khoản tiền gửi đã bao gồm việc huy động bằng việc phát hành kì phiếu, trái phiếu)
Nguồn: Báo cáo tổng hợp huy động vốn Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thành phố Hà Nội từ 2004 - 2006
Nhìn từ bảng số liệu trên ta thấy tình hình huy động vốn tại ngân hàng qua 3 năm 2004, 2005, 2006 liên tục tăng trưởng. Năm 2005 tổng nguồn tăng lên là 644.012 triệu đ với tốc độ gia tăng là 15,925% và năm 2006 tăng so với 2005 là 2.243.117 triệu đ với tốc độ gia tăng là 47,85% như vậy đã có một sự gia tăng mạnh mẽ nguồn vốn huy động trong năm 2006 với mức tăng kỉ lục là 47,85% trong đó tổng nguồn huy động nội tệ không ngừng tăng trưởng. Năm 2005 nguồn ngoại tệ huy động lại thấp hơn năm 2004, vào thời điểm này tỷ giá của đồng USD tăng mạnh so với VNĐ, người dân muốn giữ ngoại tệ để bán ra đầu cơ kiếm lợi có thể là một nguyên nhân giải thích cho điều này. Và đến năm 2006 thì cả nguồn vốn huy động nội tệ và ngoại tệ đều tăng mạnh.
Trong cơ cấu nguồn vốn huy động thì nguồn vốn huy động từ các tổ chức là chiếm tỷ trọng lớn (2004: 62,72%; 2005: 64,52%; 2006: 72,65%), lý giải cho điêu này là do các tổ chức nắm giữ một lượng lớn các kì phiếu và trái phiếu huy động của ngân hàng.
Trong những năm tới ngân hàng cần chú trọng tăng mạnh nguồn vốn huy động từ dân cư vì nguồn vốn này mang tính ổn định bền vững trong cơ cấu nguồn vốn.
Đạt được những thành tựu trên, ngân hàng đã thực hiện có hiệu quả các biện pháp như: mở rộng mạng lưới huy động dân cư, đổi mới phong cách phục vụ với khách hàng, chú trọng tiếp thị quảng cáo, chính sách tiền gửi với lãi suất cao, chú trọng tìm kiếm khách hàng, phát hành kỳ phiếu, trái phiếu huy động có hiệu quả, chi nhánh cũng đã giao chỉ tiêu và đôn đốc đối với từng đơn vị thực hiện công tác huy động vốn…
2.1.2.3 Hoạt động cho vay
Hoạt động cho vay là một trong những hoạt động chủ yếu của ngân hàng, xác định đúng nhiệm vụ đó chi nhánh đã luôn chú trọng hoạt động cho vay, hoạt động cho vay đã không ngừng tăng lên qua các năm, một mặt chi nhánh vẫn giữ vững mối quan hệ với các khách hàng truyền thống là các doanh nghiệp thuộc khối xây lắp và giao thông và một mặt chi nhánh đã mở rộng sản phẩm cho vay và đối tượng khách hàng và một trong những nhân tố quan trọng thúc đẩy việc cho vay đó là công tác huy động vốn đã hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình để tạo điều kiện cho cho vay tăng trưởng. Thêm vào đó trong những năm vừa qua ngân hàng đã tập trung chỉ đạo thực hiện công tác tín dụng, cải tiến qui trình tín dụng, đổi mới phong cách làm việc của cán bộ công nhân viên đồng thời thực hiện chế độ “giao dịch một cửa” tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng đến vay vốn.
Tổng dư nợ (đã loại trừ nợ khoanh, cho vay uỷ thác) qua các năm đã không ngừng tăng lên từ 2.873.970 trđ năm 2004 lên 3.388.219 trđ (2005) với tốc độ gia tăng là 17,89% và đến năm 2006 là 3.597.134 trđ với tốc độ gia tăng là so với năm 2005 là 6,17%. Ở năm 2006 tốc độ gia tăng bị chậm lại, nguyên nhân là do: vào thời gian này thì các doanh nghiệp xây lắp, giao thông – khách hàng chủ yếu của ngân hàng bước vào thời kì khó khăn bản thân các công ty này cũng có tốc độ tăng trưởng chậm lại, thêm nữa có một số đổ bể về tín dụng của hệ thống các ngân hàng do vậy thực hiện chỉ đạo của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, ngân hàng đã nâng cao hơn chất lượng tín dụng, rà soát một cách kĩ càng hơn các doanh nghiệp đến ngân hàng vay vốn tuy vậy thì tổng dư nợ tín dụng của ngân hàng vẫn tăng lên đã chứng tỏ một cố gắng lớn của ngân hàng.
Xem xét cơ cấu dư nợ qua bảng sau:
Bảng 2.2: Cơ cấu dư nợ
STT
Chỉ tiêu
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Dư (trđ)
Tỷ lệ (%)
Dư (trđ)
Tỷ lệ (%)
Dư (trđ)
Tỷ lệ (%)
Tổng dư nợ
2.873.970
100
3.388.219
100
3.597.134
100
I
Cơ cấu theo thời gian
+ Dư nợ ngắn hạn
2.045.871
71,2
2.527.792
74,6
2.856.539
79,4
+ Dư nợ trung, dài hạn
828.099
28,8
860.427
25,4
740.595
20,6
II
Cơ cấu theo đối tượng vay vốn
Dư nợ DN quốc doanh
2.644.052
92
2.710.575
80
2.553.965
71
Dư nợ ngoài quốc doanh
229.918
8
677.644
20
1.043.169
29
Nguồn: Báo cáo tín dụng Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thành phố Hà Nội từ 2004 –2006
Nhìn từ bảng cơ cấu dư nợ, ta thấy sự chuyển dịch trong cơ cấu dư nợ là phù hợp với sự phát triển của ngân hàng trong điều kiện mới. Tỷ trọng dư nợ ngắn hạn tăng dần qua các năm từ năm 2004 là 71,2% cho đến năm 2006 là 79,4%, điều này phù hợp với sự thay đổi trong chính sách của ngân hàng, ngân hàng có chính sách là tăng tỷ trọng dư nợ ngắn hạn trong tổng dư nợ giảm tỷ trọng dư nợ trung, dài hạn (nhưng vẫn đảm bảo sự tăng trưởng của dư nợ trung, dài hạn) vì các khoản cho vay ngắn hạn tiềm ẩn ít rủi ro hơn so với cho vay trung, dài hạn. Đồng thời, thực hiện đúng chính sách thay đổi cơ cấu (chính sách của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam) tăng cường tỷ trọng cho vay với khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh, và ngân hàng đã thu được những tín hiệu đáng mừng đó là tăng tỷ trọng từ năm 2004 chỉ có 8% nhưng cho đến năm 2006 là 29%.
Đối với chỉ tiêu tỷ lệ nợ quá hạn / tổng dư nợ, nợ khoanh, chờ xử lí đã được giảm đáng kể từ năm 2004 – 2006 chứng tỏ sự hoạt động hiệu quả trong công tác cho vay của ngân hàng. Tỷ lệ nợ quá hạn / tổng dư nợ: giảm từ năm 2004: 0,4%; 2005:0,36%; đến 2006 chỉ còn 0,32%. Nợ khoanh giảm từ năm 2004: 39.711 (trđ); 2005: 10.257 (trđ); 2006: 0 (trđ).
2.1.2.4 Các hoạt động khác
Công tác tự kiểm tra, kiểm toán nội bộ luôn được chi nhánh thực hiện tốt góp phần chấn chỉnh và đảm bảo hoạt động của ngân hàng an toàn hiệu quả, tuân...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status