Giải pháp phát triển Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam thành tập đoàn tài chính - pdf 17

Download miễn phí Luận văn Giải pháp phát triển Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam thành tập đoàn tài chính



MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TẬP ĐOÀN TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG 4
1.1 Khái niệm về tập đoàn Tài chính - ngân hàng 4
1.1.1 Khái niệm Tập đoàn kinh tế 4
1.1.2 Khái niệm Tập đoàn tài chính – ngân hàng 5
1.2 Cơ cấu tổ chức và mô hình cơ bản của tập đoàn tài chính - ngân hàng 6
1.2.1 Cơ cấu tổ chức tập đoàn tài chính - ngân hàng 6
1.2.2 Mô hình cơ bản của tập đoàn tài chính - ngân hàng 7
1.3 Các đặc trưng của tập đoàn tài chính - ngân hàng 10
1.3.1 Đặc trưng chung của tập đoàn 11
1.3.2 Đặc trưng riêng của các công ty trong tập đoàn 12
1.4 Các cách hình thành tập đoàn tài chính - ngân hàng 12
1.5 Điều kiện hình thành tập đoàn Tài chính – ngân hàng 13
1.5.1 Môi trường pháp lý 13
1.5.2 Mức độ phát triển của thị trường tài chính 13
1.5.3 Qui mô hoạt động và năng lực cạnh tranh của các ngân hàng 14
1.5.4 Các điều kiện khác 15
1.6 Kinh nghiệm tổ chức hoạt động của một số tập đoàn tài chính – ngân hàng lớn trên thế giới 15
1.6.1 Tập đoàn Citigroup 16
1.6.2 Tập đoàn HSBC Holding 21
1.6.3 Tập đoàn tài chính Shinhan 26
1.6.4 Tập đoàn tài chính Cathay 30
1.6.5 Một số nhận xét và bài học kinh nghiệm cho Việt nam 36
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 39
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM 41
2.1 Tổng quan về Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam 41
2.2 Thực trạng tổ chức và hoạt động của ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam 43
2.2.1 Cơ cấu tổ chức và nhân sự 43
2.2.2 Quản lý vốn và tài sản 45
2.2.3 Năng lực quản lý 50
2.2.4 Khả năng sinh lời 52
2.2.5 Công nghệ thông tin 52
2.3 Kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân 54
2.3.1 Kết quả đạt được 54
2.3.2. Hạn chế 54
2.3.3. Những nguyên nhân cơ bản 56
2.4 Đánh giá các điều kiện hình thành và phát triển Tập đoàn tài chính – ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam 56
2.4.1. Điều kiện vĩ mô 57
2.4.2. Điều kiện bên trong 60
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 62
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP XÂY DỰNG NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM THÀNH TẬP ĐOÀN TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG 63
3.1. Sự cần thiết của việc thành lập tập đoàn tài chính BIDV 63
3.1.1. Phản ánh xu hướng khách quan của nền kinh tế 63
3.1.2. Nhu cầu nội tại của BIDV 65
3.1.3. Lợi ích khi thành lập tập đoàn tài chính ngân hàng 66
3.2. Định hướng và giải pháp phát triển BIDV thành tập đoàn tài chính - ngân hàng 67
3.2.1. Định hướng chiến lược phát triển đến năm 2020 67
3.2.2. Giải pháp phát triển BIDV thành tập đoàn tài chính – ngân hàng 70
3.2.2.1. Chuyển đổi mô hình tổ chức và quản lý của tập đoàn 70
3.2.2.2. Tăng cường năng lực tài chính 77
3.2.2.3. Nâng cao chất lượng tín dụng, giảm nợ xấu 78
3.2.2.4. Duy trì vai trò chủ đạo của BIDV tại Việt Nam và tăng cường công tác quảng bá thương hiệu BIDV trong nước cũng như trên thế giới 80
3.2.2.5. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 82
3.3. Kiến nghị về phía Nhà nước: 84
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 87
PHẦN KẾT LUẬN 88
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 89
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

phủ chỉ định nhân sự cho các chức vụ lãnh đạo chủ chốt, quan trọng và có sự phân công trách nhiệm và quyền hạn cụ thể cho người thay mặt của nhà nước tại các tập đoàn như Thủ tướng, Bộ Tài chính và các Bộ chủ quản có liên quan. Một điểm mà Trung quốc, Đài loan; Ma-lay-xi-a rất giống Việt Nam là vẫn tồn tại bộ chủ quản các doanh nghiệp nên về điểm này Trung quốc, Ma-lay-xi-a có thể là bài học tốt cho Việt Nam.
Sáu là, một số nước không khuyến khích các tập đoàn hoạt động trong nhiều lĩnh vực, đa ngành nghề, đặc biệt là các tập đoàn nhà nước chỉ hoạt động ở một vài lĩnh vực có liên quan trực tiếp đến nhau. Việc đa dạng hoá ngành nghề cần chú ý đến tính liên quan của các sản phẩm của tập đoàn, nhìn chung là liên quan đến sản phẩm chính của công ty mẹ, như Citigroup chuyên cung cấp các dịch vụ tài chính - ngân hàng…
Bảy là, việc kinh doanh của các tập đoàn cần có định hướng rõ ràng. Cần đặt ra các chỉ tiêu hoạt động đối với từng công ty trong tập đoàn nhằm đánh giá hiệu quả hoạt động của mỗi công ty. Việc kiểm soát độc quyền của các tập đoàn nên theo hình thức có thể khuyến khích việc hình thành các tập đoàn khác, cho các công ty đa quốc gia, các doanh nghiệp cùng cạnh tranh với nhau.
Tám là, việc cổ phần hoá các NHTM Nhà nước, công ty hoá các đơn vị sự nghiệp nhà nước là nhân tố tác động đến việc hình thành tập đoàn tài chính - ngân hàng. Nhiều tập đoàn tài chính - ngân hàng ở một số nước có nguồn gốc từ giai đoạn quốc hữu hoá khi quốc gia đó mới giành được độc lập. Dần dần, các tập đoàn này trở nên lớn mạnh hơn và đòi hỏi phải có cách quản lý, điều hành khoa học hơn, do đó việc chuyển sang hoạt động theo mô hình tập đoàn dựa trên quan hệ sở hữu vốn dần được đẩy mạnh thông qua các biện pháp công ty hoá.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Thông qua một số lý luận cơ bản về tập đoàn tài chính- ngân hàng, chúng ta phần nào đã hiểu rõ về mô hình, cách hoạt động, đặc điểm… của một tập đoàn tài chính- ngân hàng, và sự cần thiết phải hình thành các tập đoàn tài chính- ngân hàng đang cũng đang là vấn đề nóng bỏng ở nước ta hiện nay, nó góp phần hoàn thiện hệ thống tài chính - tiền tệ từ đó có những chính sách kinh tế phù hợp ở từng thời điểm phát triển, tạo động lực thúc đẩy nền kinh tế nước nhà sánh vai với các quốc gia trên thế giới.
Việc đưa ra một số mô hình tập đoàn tài chính- ngân hàng tiêu biểu trên thế giới ở trên, giúp chúng ta hình dung được mô hình cơ bản thực tế của một tập đoàn tài chính - ngân hàng như thế nào, để chúng ta có cách tiếp cận phù hợp trong việc xây dựng mô hình tập đoàn tài chính ở Việt Nam.
Điểm chung của các tập đoàn tài chính- ngân hàng trên là hình thành theo cách sáp nhập các công ty với nhau và từ đó hoạt động kinh doanh theo mô hình công ty mẹ -công ty con. Các tập đoàn này đều hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng như cho vay tiêu dùng, cho vay doanh nghiệp, dịch vụ về ngân hàng, đầu tư tài chính toàn cầu, tư vấn tài chính, bảo hiểm, môi giới, kinh doanh chứng khoán, quản lý khách sạn, kinh doanh bất động sản...và hầu hết đều có chi nhánh nước ngoài và văn phòng thay mặt ở các quốc gia trên thế giới. Vì vậy các tập đoàn tài chính này đều có mục tiêu giống nhau là lợi nhuận và giành được thị phần lớn ở các quốc gia trên thế giới.Tùy thuộc vào chiến lược kinh doanh khác nhau, mà các tập đoàn tài chính - ngân hàng trên có cơ cấu tổ chức, cách hoạt động và phạm vi hoạt động khác nhau, phụ thuộc vào tổng giá trị tài sản và tiềm lực của từng tập đoàn.
Nhưng nhìn chung việc hình thành các tập đoàn tài chính –ngân hàng đã hình thành nên mạng lưới liên thông tài chính- tiền tệ giữa các nền kinh tế toàn cầu, đem lại sự thuận lợi trong hoạt động giao thương, đầu tư giữa các quốc gia với nhau, giúp chính phủ các nước dự báo được xu hướng biến động tài chính ở các thị trường, từ đó đưa ra các giải pháp phù hợp, hạn chế được rủi ro để bình ổn thị trường tài chính-tiền tệ ở nước mình, góp phần thúc đẩy nền kinh tế nước nhà nói riêng và của các quốc gia trên thế giới nói chung.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
2.1 Tổng quan về Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
Chặng đường xây dựng và trưởng thành 50 năm của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam luôn gắn liền với từng giai đoạn lịch sử của đất nước, với nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN. Trong suốt quá trình đó BIDV luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó, góp phần xây dựng CNXH ở miền Bắc, đấu tranh giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, khôi phục và phát triển kinh tế, xây dựng cơ sở vật chất cho nước Việt Nam Xã hội chủ nghĩa.
Hoạt động kinh doanh của BIDVcó những đổi mới cơ bản từ khi thực sự trở thành một NHTM hoạt động đa năng theo quyết định số 293/QĐ-NH9 của Ngân hàng Nhà nước năm 1994. Thành quả trong 15 năm đổi mới của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã đạt được tốc độ tăng trưởng cao; mở rộng quy mô và phạm vi hoạt động; Tăng trưởng huy động vốn để mở rộng tín dụng vừa phục vụ nền kinh tế vừa góp phần thực hiện chính sách tiền tệ, kiềm chế lạm phát, vừa đa dạng hóa tín dụng vừa không ngừng nâng cao chất lượng tín dụng, từng bước đổi mới công nghệ… qua đó đã nâng cao chất lượng hoạt động, khả năng phục vụ và năng lực quản trị điều hành của toàn hệ thống. Qua thời gian đầu hoạt động với chức năng kinh doanh thương mại, BIDV có bước chuyển đổi quan trọng, nhất là trong giai đoạn từ 2001 đến nay.
Hơn 50 năm qua, dù đã 3 lần đổi tên gọi và điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ kinh doanh nhưng toàn hệ thống BIDV luôn nỗ lực không ngừng, đoàn kết thống nhất, chủ động sáng tạo tìm ra những hướng đi mới để tồn tại vững vàng và ngày càng phát triển hơn, vươn lên trở thành một ngân hàng thương mại hàng đầu của Việt Nam. Từ năm 2001 đến nay BIDV đã nhận thức và xây dựng những nền tảng cơ bản theo định hướng trở thành một tập đoàn Tài chính - ngân hàng. Thách thức lớn đang tồn tại hiện nay là cần chuyển đổi hình thành tập đoàn tài chính và đổi mới hoạt động kinh doanh là yêu cầu bắt buộc để phát triển bền vững trong bối cảnh hoạt động tài chính tiền tệ đang ngày càng hội nhập sâu rộng với thế giới.
2.2 Thực trạng tổ chức và hoạt động của ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam
2.2.1 Cơ cấu tổ chức và nhân sự
Mô hình tổ chức hiện thời của BIDV
NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
KHỐI CÔNG TY
CÔNG TY CHO THUÊ TÀI CHÍNH (BLC)
CÔNG TY CHO THUÊ TÀI CHÍNH (BLC II)
CÔNG TY CHỨNG KHOÁN (BSC)
CÔNG TY QUẢN LÝ NỢ VÀ KHAI THÁC TÀI SẢN
CÔNG TY BẢO HIỂM (BIDV (BIC)
KHỐI ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN
TRUNG TÂM CÔNG NGHỆ THÔNG TIN (BITC)
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO (BTC)
VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN MIỀN TRUNG
VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN MIỀN NAM
VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN TẠI CAMBODIA
VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN TẠ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status