Tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn với phát triển kinh tế - xã hội ở huyện Hiệp Đức, Quảng Nam - pdf 17

Download miễn phí Luận văn Tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn với phát triển kinh tế - xã hội ở huyện Hiệp Đức, Quảng Nam



Số liệu tại NHNo&PTNT huyện Hiệp Đức qua các năm được thống kê cho thấy: Kết quả việc thực hiện chương trình này, một mặt, đã góp phần giảm nhanh tỉ lệ hộ nghèo tại huyện từ năm 1995 là 45,64%, xuống còn 30,57% năm 2000 và còn 13% năm 2005 [32]. Mặt khác, vốn cho vay hộ nghèo với những điều kiện ưu đãi hơn đã giúp cho một bộ phận nhân dân không những thoát nghèo mà còn vươn lên khá giả và tiến đến làm giàu. Chính điều đó, đã góp phần làm cho bộ mặt nông thôn Hiệp Đức ngày càng khởi sắc, cuộc sống nhân dân ổn định làm nền tảng vững chắc cho sự bình yên, trật tự xã hội tại địa phương.
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

oạt động tuyên truyền, giáo dục, vận động, tư vấn về xây dựng gia đình hạnh phúc, sinh đẻ có kế hoạch được đẩy mạnh; giảm tỷ suất sinh thô từ 1,88% xuống còn 1,58%, tỷlệ sinh con thứ 3 trở lên giảm từ 30,8% xuống 20%, hạ tỷ lệ tăng dân số tự nhiên từ 1,54% xuống còn 1,18%. Công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em đạt kết quả tốt.
Sự nghiệp VHTT-TT, điện ảnh, truyền thanh-truyền hình được tăng cường đầu tư, và nâng cao chất lượng hoạt động. Phong trào VHVN-TDTT diễn ra sôi nổi đều khắp. 75% số xã có sân bóng đá; đa số thôn có sân bóng chuyền; 48/70 thôn có nhà sinh hoạt cộng đồng. Mạng lưới phát thanh- truyền hình cơ bản được bố trí đều khắp các địa bàn dân cư.
Cuộc vận động đời sống văn hoá ở khu dân cư, xây dựng thôn văn hoá, đơn vị cơ sở có đời sống văn hoá tốt được đẩy mạnh đi vào chiều sâu. 90% cơ quan, đơn vị đạt tiêu chuẩn đời sống văn hoá tốt, 72,5% số hộ đạt tiêu chuẩn gia đình văn hoá 35,7% số thôn đạt tiêu chuẩn văn hoá, 57,1% số khu dân cư đạt chuẩn tiên tiến. Công tác bảo tồn bảo tàng các di tích lịch sử-văn hoá được chú trọng quản lý và tôn tạo. Riêng di tích khu căn cứ Phước Trà đang xúc tiến trùng tu theo dự án ATK.
Thực hiện chính sách xã hội, chăm sóc người có công, đã từng bước xã hội hoá. Cuộc vận động xoá nhà tạm cho đối tượng chính sách, xã hội được hưởng ứng rộng khắp và đạt kết quả tốt. Qua vận độngvà hỗ trợ từ ngân sách đầu tư hơn 2 tỷ đồng để sửa chữa, xây mới 485 nhà cho đối tượng chính sách và xã hội. Một số xã đã hoàn toàn xoá nhà tạm.
Các xã đặc biệt khó khăn, vùng cao, vùng xa xôi hẻo lánh, vùng đồng bào dân tộc thiểu số được tập trung đầu tư. Các chương trình 134,135, trung tâm cụm xã, các chính sách về đất đai, trợ cước, trợ giá... được thực hiện tốt. Ngoài ra các phong trào đỡ đầu thôn nghèo, kết nghĩa xã cùng kiệt được phát triển mạnh.
Thực hiện chương trình XĐGN, giải quyết việc làm với nhiều giải pháp đồng bộ, nhiều chương trình lồng ghép đạt kết quả tốt. Tỉ lệ hộ nghèo, quá cùng kiệt từ 24,13% năm (2001) xuống còn 13% (tương đương với 42,41% theo tiêu chí mới) năm 2005.
Thực hiện xã hội hoá trong lĩnh vực văn hoá-xã hội chưa mạnh. Các nguồn lực của xã hội, nhất là huy động nội lực trong nhân dân đầu tư cho lĩnh vực này còn hạn chế. Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ nghiên cứu, thực hành của học sinh còn bất cập. Chất lượng giáo dục chưa đồng đều giữa các nơi. Nhiều trạm y tế chưa được nâng cấp, sửa chữa. Tệ nạn xã hội còn phức tạp. Đầu tư xây dựng các thiết chế văn hoá chưa mạnh. Chất lượng cuộc vận động phong trào văn hoá văn nghệ ở cơ sở thiếu vững chắc. Đời sống một bộ phận nhân dân vẫn còn khó khăn. Tỉ lệ hộ cùng kiệt còn cao [7].
* Tác động của nhân tố này đến tín dụng NHNo&PTNT huyện Hiệp Đức như sau:
Những thành quả đạt được trong lĩnh vực văn hoá xã hội của huyện trong những năm qua sẽ là tiền đề quan trọng cho sự ổn định đời sống nhân dân, đảm bảo an ninh trật tự xã hội trên địa bàn. Trên cơ sở ổn định đó, hoạt động tín dụng có được những điều kiện thuận lợi để mở rộng tín dụng và đấy cũng là điều kiện quan trọng để tăng cường chất lượng tín dụng, giảm dần các khoản nợ xấu, nợ khê đọng trong thời gian đến của NHNo&PTNT huyện Hiệp Đức.
2.1.2. Thực trạng hoạt động tín dụng ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Hiệp Đức
Trong những năm gần đây, hoạt động tín dụng của NHNo&PTNT huyện Hiệp Đức đã thật sự đi vào chiều sâu một cách bài bản. Vừa năng động theo cơ chế thị trường, tín dụng ngân hàng nông nghiệp cũng vừa bám sát các chủ trương của Đảng và các Nghị quyết về phát triển kinh tế-xã hội ở địa phương để tiến hành đầu tư vốn tín dụng cho các thành phần kinh tế nhằm phát triển sản xuất kinh doanh và góp phần nâng cao đời sống nhân dân trong huyện. Những kết quả đạt được trong những năm qua tại NHNo&PTNT huyện là đáng khích lệ và được thể hiện trên các mặt sau đây:
2.1.2.1. Về công tác huy động vốn
Vốn là yếu tố không thể thiếu được trong các hoạt động kinh tế vì nó là một trong những yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất (lao động, vốn, tư liệu sản xuất), càng đặc biệt đối với ngân hàng khi hoạt động đặc thù là "đi vay để cho vay" thì nguồn vốn huy động là vấn đề vô cùng cần thiết và hết sức quan trọng, nó có tính quyết định sự tồn tại và phát triển của mỗi ngân hàng. Nhận thức rõ vai trò to lớn của việc huy động vốn đó, NHNo&PTNT huyện Hiệp Đức đã kết hợp và liên tục thực hiện nhiều giải pháp huy động vốn như: Tập trung mở rộng địa bàn giao dịch, đổi mới tác phong thái độ giao dịch, thay đổi cách hoạt động, sử dụng nhiều công cụ lãi suất huy động linh hoạt theo cơ chế thị trường, sao cho phù hợp với điều kiện huy động vốn tại địa phương nhằm đảm bảo khai thác tốt nhất các nguồn tiền tạm thời nhàn rổi trong dân cư, kể cả những nguồn tiền nhỏ, lẻ nhưng hợp lại thành số lượng lớn, mang tính ổn định cao.
Bảng 2.2: Kết quả huy động nguồn vốn qua các năm 2001-2005
ĐVT: Triệu đồng
Năm
Chỉ tiêu
Năm 2001
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
Tổng nguồn vốn huy động
26.836
29.232
32.482
29.773
30.978
1. Theo loại tiền
- Việt Nam Đồng
26.836
29.232
32.482
29.773
30.978
Tỷ trọng (%)
100
100
100
100
100
2. Theo kỳ hạn
- Không kỳ hạn
21.724
22.459
25.590
22.695
21.738
Tỷ trọng (%)
80,9
76,8
78,7
76,2
70,1
- Có kỳ hạn
5.111
6.773
6.892
7.078
9.240
Tỷ trọng (%)
19,1
23,2
21,3
23,8
29,9
3. Theo đối tượng kh/hàng
- Tiền gửi của dân cư
5.113
6.775
6.901
7.080
9.243
Tỷ trọng (%)
19,1
23,2
21,2
23,8
29,8
- Tiền gửi của TCKT
3.426
2.926
8.215
6.812
8.239
Tỷ trọng (%)
12,7
10,0
25,3
22,9
26,6
- Tiền gửi kho bạcNhà nước và TCTD
18.296
19.531
17.366
15.881
13.496
Tỷ trọng (%)
68,2
67,8
53,5
55,3
43,6
*Tăng trưởng nguồn vốn %
146,2
108,9
111,1
91,7
104,1
* Tăng trưởng nguồn vốn
so với năm 1999
326,2
355,4
394,9
361,9
376,6
Nguồn: Báo cáo thống kê hàng năm của NHNo&PTNT Hiệp Đức.
Trong những năm 2000, nguồn vốn huy động và quản lý‎ tại NHNo&PTNT Hiệp Đức liên tục tăng trưởng với tốc độ khá cao. Nếu cuối năm 1999, nguồn vốn huy động này chỉ có: 8.226 triệu đồng, với bình quân 1 cán bộ của ngân hàng là 1.028 triệu đồng. Nhưng đến năm 2001, có số dư là 29.232 triệu đồng và cuối năm 2005 là 30.978 triệu đồng tăng gấp 3,76 lần so với năm 1999, bình quân mỗi cán bộ ngân hàng lên tới 2.923 triệu đồng.
Về cơ bản, công tác huy động vốn từ năm 2000 đến 2005 đã có nhiều chuyển biến tích cực, kết quả đạt được rất khả quan, số dư nguồn vốn huy động tăng trưởng nhanh và đạt mức khá cao, chính điều này đã tăng cường mạnh mẽ cho tiềm lực về nguồn vốn tín dụng tại chỗ để đầu tư cho sản xuất kinh doanh của các thành phần kinh tế trên địa bàn huyện Hiệp Đức.
Tại biểu phân tích trên ta có thể thấy một cách cụ thể về tình hình huy động vốn tại NHNo&PTNT huyện như sau: đến cuối năm 2005 số dư của tổng nguồn vốn huy động tại n...

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status