Quan hệ giữa Tín dụng ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn với Nông hộ ở khu vực miền núi phía Bắc tỉnh Quảng Nam - pdf 17

Download miễn phí Luận văn Quan hệ giữa Tín dụng ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn với Nông hộ ở khu vực miền núi phía Bắc tỉnh Quảng Nam



Mục lục
 
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUAN HỆ GIỮA TÍN DỤNG NGÂN HÀNG TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ 5
1.1. Một số vấn đề lý luận cơ bản về quan hệ giữa Ngân hàng Thương mại với kinh tế hộ 5
1.2. Quan hệ giữa tín dụng Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn với kinh tế hộ và các nhân tố ảnh hưởng 18
1.3. Kinh nghiệm duy trì và phát triển quan hệ tín dụng ngân hàng với kinh tế hộ ở một số khu vực điển hình có điều kiện tương đồng trong nước 30
Chương 2: THỰC TRẠNG MỐI QUAN HỆ GIỮA TÍN DỤNG NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ Ở KHU VỰC MIỀN NÚI PHÍA TÂY BẮC TỈNH QUẢNG NAM 36
2.1. Tình hình kinh tế xã hội ở khu vực ảnh hưởng đến quan hệ giữa tín dụng Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn với phát triển kinh tế hộ 36
2.2. Thực trạng tác động của Tín dụng ngân hàng đến phát triển kinh tế hộ ở khu vực 40
2.3. Những vấn đề cần đặt ra để mối quan hệ này phát triển lành mạnh và có hiệu quả 55
Chương 3: NHỮNG PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐỂ LÀNH MẠNH HOÁ QUAN HỆ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ KHU VỰC MIỀN NÚI PHÍA BẮC TỈNH QUẢNG NAM 62
3.1. Các mục tiêu, quan điểm phát triển và lành mạnh hoá quan hệ Tín dụng Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn với phát triển kinh tế hộ khu vực miền núi phía Bắc tỉnh Quảng Nam 62
3.2 Các giải pháp nhằm phát huy có hiệu quả mối quan hệ giữa Tín dụng Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn với phát triển kinh tế hộ tại khu vực miền núi phía bắc tỉnh Quảng Nam 65
KẾT LUẬN 87
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 88
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ất hàng hoá. Từ đó đã phát huy được phần nào lợi thế so sánh của một khu vực miền núi, khắc phục được nhiều bất thuận do thiên tai gây ra, góp phần ổn định sản lượng lương thực tại chỗ, tăng độ che phủ rừng, thực hiện xoá đói giảm cùng kiệt và không ngừng nâng cao đời sông nhân dân tại khu vực dân tộc và miền núi
Đặc biệt, từ khi có chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp và nông thôn đến nay, Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân tỉnh đã ban hành nhiều nghị quyết, quyết định, chương trình hành động về phát triển kinh tế vườn, kinh tế trang trại trên địa bàn tỉnh giúp KTH phát triển. Ngoài ra, với sự ra đời của Quyết định 30/2002/QĐ-UB (04-5-2002), Quyết định 66/2004/QĐ-UB (20-8-2004) của Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Nam về việc ban hành cơ chế hỗ trợ đầu tư phát triển kinh tế vườn, kinh tế trang trại; cơ chế hỗ trợ đầu tư phát triển chăn nuôi bò giai đoạn 2004-2007 đã thật sự thúc đẩy KTH khởi sắc. Nông nghiệp trong khu vực được cải thiện đáng kể, cụ thể tính đến cuối năm 2003 tổng đàn bò hiện có tại khu vực là: 11.905 con, thì đến cuối năm 2005 đã lên đến 17.517 con, về chất lượng đàn bò cũng đã được nâng lên. Đã có hàng ngàn mô hình kinh tế vườn được xây dựng từ cải tạo vườn tạp và đem lại thu nhập cao cho hộ nông dân. Diện tích rừng trồng tăng nhanh: nếu đến cuối năm 2003 diện tích rừng trồng là 308 ha, thì đến cuối năm 2005 đã lên đến 863 ha, đặc biệt là đối với cây nguyên liệu, góp phần khai thác có hiệu quả diện tích đất chưa sử dụng. Điều này nói lên rằng, KTH tại khu vực có những chuyển biến tích cực và gặt hái được những thành tựu đáng khích lệ. Là đơn vị kinh tế tự chủ, hoạt động sản xuất-kinh doanh của KTH tại địa bàn đang trên đà chuyển động theo hướng vừa chuyên môn hoá vừa đa dạng hoá, trong đó xu hướng chủ yếu vẫn là chuyên môn hoá trồng trọt và chăn nuôi. Trên địa bàn đã xuất hiện một số mô hình kinh tế trang trại sản xuất hàng hoá với quy mô nhỏ là chính và đang từng bước hình thành những vùng kinh tế chuyên canh phục vụ cho quá trình CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn đối với khu vực miền núi của tỉnh.
Bảng 2.1: Giá trị ngành kinh tế các huyện trong khu vực từ 2001-2005
Đơn vị tính:Tỷ đồng
Chỉ tiêu
2001
2002
2003
2004
2005
1.Giá trị sản xuất nông nghiệp
73, 6
74, 7
78, 3
84, 7
98, 3
2.Giá trị sản xuất lâm nghiệp
21, 6
22, 6
23, 2
25, 5
27, 4
3.Giá trị sản xuất công nghiệp
8, 5
9, 1
10
11, 7
15.6
Nguồn: Niên giám thống kê 2001-2005 của 3 huyện miền núi phía Bắc Quảng Nam.
Qua khảo sát những đặc trưng về kinh tế xã hội tại khu vực ta thấy, đã có những ảnh hưởng nhất định đến quan hệ tín dụng giữa NHNo&PTNT với KTH thể hiện ở các điểm sau:
Thứ nhất: do đặc điểm địa lý của các huyện trong khu vực với diện tích đất chưa sử dụng còn nhiều do bị phân tán hay khó khăn về giao thông, địa hình, việc ứng dụng công nghệ còn thấp, thu nhập từ rừng còn là khoản thu nhập chính của nông hộ. Hơn nữa, bộ mặt nông thôn miền núi chưa được cải thiện đáng kể dẫn đến hoạt động tín dụng gặp khó khăn, đặc biệt trong việc huy động vốn, lựa chọn khách hàng, mở rộng thị trường.
Thứ hai: Quá trình chuyển dịch kinh tế nông nghiệp nông thôn vừa chậm vừa thiếu đồng bộ, đặc biệt là khâu khảo sát quy hoạch đất đai, lựa chọn giống cây trồng, vật nuôi thích hợp…trong điều kiện như thế này ngân hàng luôn gặp khó khăn trong việc lựa chọn và thẩm định đối tượng đầu tư nhằm phát triển KTH.
Thứ ba: Cơ cấu thành phần kinh tế chưa phát huy tác dụng đồng bộ, các doanh nghiệp trong ngành nông nghiệp, lâm nghiệp tuy có hình thành, nhưng là những doanh nghiệp nhỏ bé hay chỉ đơn thuần làm chức năng khai thác, quản lý vốn rừng tự nhiên sẵn có. Toàn khu vực chưa hình thành được một hợp tác xã nông, lâm nghiệp, hợp tác xã ngành nghề mặc dù là địa phương luôn cung cấp nguyên liệu làm hàng xuất khẩu cho các địa phương khác. Điều này làm cho KTH phát triển thiếu tính bền vững, bình quân thu nhập của nông hộ từng vùng miền chưa đồng đều, từ đó vấn đề mở rộng tín dụng cũng thiếu tính ổn định.
2.2. Thực trạng tác động của tín dụng ngân hàng đến phát triển kinh tế hộ ở khu vực
Đồng hành với tiến trình hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế của toàn tỉnh, khu vực miền núi phía Bắc Quảng Nam cũng đã được Đảng và Nhà nước tập trung đầu tư với các chương trình dự án lớn, bước đầu một số cơ sở hạ tầng quan trọng cho sự phát triển trước mắt và lâu dài đã được xây dựng. Nếu như trước đây chưa có một xã một thị trấn nào có đường ôtô đến, thì nay đường ôtô đã tới 26/30 xã toàn vùng; đời sống đồng bào, đặc biệt ở các vùng gần thị trấn, gần đường giao thông được nâng lên một phần…Tốc độ phát triển chung của vùng dân tộc và miền núi đã tăng trưởng so với các năm trước. Các thành quả trên đang là cơ hội cho việc đầu tư thông qua hoạt động tín dụng NHNo&PTNT để đáp ứng nhu cầu vốn trong quá trình triển khai đồng bộ các dự án phát triển kinh tế theo ngành, vùng với mục tiêu là làm chuyển biến thực sự cơ cấu kinh tế tại khu vực.
Đối với lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn, hoạt động tín dụng bám sát các chủ trương, chính sách kinh tế của Đảng cũng như các chương trình kinh tế lớn của chính phủ để cho vay vốn. Trong đó việc cho vay nhằm thực hiện CNH-HĐH nông nghiệp nông thôn, cho vay để chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành, theo vùng…cho vay cải tạo phát triển kinh tế vườn, kinh tế trang trại, mở mang ngành nghề, cho vay theo hợp đồng tiêu thụ nông sản hàng hoá của doanh nghiệp đối với nông dân được thực hiện và phát triển…Việc đa dạng đối tượng cho vay, bình đẳng trong cơ chế tín dụng đối với các thành phần kinh tế, đặc biệt là mở rộng tín dụng theo quyết định 67/CP của chính phủ ngày 30/3/1999, trong đó áp dụng cơ chế giảm lãi đối với khách hàng vay theo khu vực II, khu vực III đã thúc đẩy khai thác tối đa tiềm năng về đất đai, lao động, các tài nguyên vốn có tại khu vực tạo nên thị trường tài chính sôi động ở vùng dân tộc và miền núi. Trong những năm vừa qua, các chi nhánh NHNo&PTNT Việt Nam tại địa bàn, cũng như trong toàn tỉnh từ chỗ tập trung vào đối tượng cho vay là các doanh nghiệp nhà nước cấp tỉnh và huyện, thì sau năm 1990 hoạt động tín dụng đẩy mạnh địa bàn về vùng nông thôn với phương châm “Lấy nông thôn làm thị trường chính, lấy nông nghiệp làm đối tượng cho vay và nông dân là khách hàng truyền thống”. Từ đó hoạt động tín dụng đã giúp hàng trăm nghìn lượt hộ nông dân vay vốn mở rộng sản xuất, làm ra của cải vật chất, theo hướng chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp. Tín dụng của NHNo&PTNT đã lấy đầu tư phát triển đàn bò và trồng các cây nguyên liệu chủ lực làm hướng chính để cho vay nên đã góp phần sắp xếp lại lao động vùng dân tộc miền núi, thay đổi bộ mặt nông thôn miền núi theo hướng sản xuất hàng hoá tập trung.
Mặt khác, ý nghĩa có tính chiến lượt của hoạt động tín dụng ở vùng dân tộc và miền núi cũng như trong toàn tỉnh là tạ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status