Đề án Hoạt động tiêu thụ sản phẩm ôtô lắp ráp ở công ty Ford Việt Nam - pdf 17

Download miễn phí Đề án Hoạt động tiêu thụ sản phẩm ôtô lắp ráp ở công ty Ford Việt Nam



MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM 2
1. Khái niệm và ý nghía của hoạt động tiêu thụ sản phẩm 2
1.1 Khái niệm tiêu thụ sản phẩm 2
1.2 Vai trò của tiêu thụ sản phẩm 2
2. Những nội dung chủ yếu của hoạt động tiêu thụ sản phẩm. 3
2.1 Nghiên cứu thị trường tiêu thụ - Nội dung quan trọng của hoạt động tiêu thụ sản phẩm. 3
2.1.1 Khái niệm và vai trò của thị trường 3
2.1.2 Nghiên cứu nhu cầu thị trường 5
2.2 Chính sách sản phẩm 5
2.2.1 Vai trò của chính sách sản phẩm 6
2.2.2 Nội dung chủ yếu của chính sách sản phẩm 6
2.5 Tổ chức các hoạt động xúc tiến yểm trợ cho công tác bán hàng 10
2.5.1 Các hoạt động xúc tiến bán hàng và quảng cáo 10
3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm 11
3.1 Các nhân tố thuộc về môi trường vĩ mô 12
3.2 Các nhân tố thuộc về môi trường tác nghiệp. 12
3.3 Các nhân tố thuộc bản thân Doanh Nghiệp 14
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH TIÊU THỤ ÔTÔ LẮP RÁP CỦA CÔNG TY FORD VIỆT NAM 15
1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty Ford Việt Nam 15
1.1 Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển của công ty Ford Việt Nam 15
1.2. Đặc điểm quá trình hình thành, phát triển của Công ty Ford Việt Nam 16
2. Thực trạng công tác tiêu thụ ôtô lắp ráp của Công ty Ford Việt Nam 18
2.1 Thị trường tiêu thụ sản phẩm ôtô lắp ráp của Công ty Ford Việt Nam 18
2.2 Khả năng cạnh tranh về sản phẩm Công ty Ford Việt Nam trên thị trường 19
3. Kết quả tiêu thụ ôtô của công ty Ford Việt Nam 23
4. Đánh giá cơ bản về hoạt đông tiêu thụ sản phẩm của Công ty Ford Việt Nam trong thời gian qua. 25
4.1 Những ưu điểm của công ty Ford Việt Nam trong việc tiêu thụ sản phẩm 25
4.2 Những tồn tại trong tiêu thụ sản phẩm của công ty Ford Việt Nam 26
5. Các giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ ôtô của công ty Ford Việt Nam 26
KẾT LUẬN 31
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

hàng hoá, thực hiện mục tiêu lợi nhuận, tăng thị phần và nâng cao uy tín của doanh nghiệp trên thương trường. Chính sách giá đúng sẽ phát huy hiệu quả các công cụ của marketing hỗn hợp.
2.4. Lựa chọn hình thức tiêu thụ sản phẩm
Tiêu thụ sản phẩm được thực hiện bằng nhiều hình thức khác nhau.,theo đó sản phẩm vận động từ các doanh nghiệp sản xuất đến tay các hộ tiêu dùng cuối cùng. Để hoạt động tiêu thụ có hiệu quả cần lựa chọn kênh tiêu thụ sản phẩm một cách hợp lí trên cơ sở
Kênh tiêu thụ sản phẩm chính là hệ thống tổ chức thương mại nối liền người sản xuất, người bán buôn, người môi giới, người bán lẻ với người tiêu dùng cuối cùng. Lựa chọn đúng kênh tiêu thụ sẽ khai thác được hợp lý nhu cầu thị trường đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm, tiết kiệm chi phí,từ đó nâng cao hiệu qủa trong hoạt đọng kinh doanh của doanh nghiệp.
Tuy nhiên tuỳ vào hoàn cảnh và điều kiện sản xuất kinh doanh từng thời kỳ mà công ty có thể lựa chọn một kênh tiêu thụ thích hợp cho mình sao cho có lãi nhất
a.Kênh tiêu thụ trực tiếp: là hình thức doanh nghiệp xuất bán thẳng sản phẩm của mình cho người tiêu dùng cuối cùng không qua một khâu trung gian nào
Ưu điểm: giảm được chi phí lưu thông, thời gian sản phẩm đến tay người tiêu dùng nhanh hơn, các doanh nghiệp có điều kiện tiếp xúc trực tiếp với người tiêu dùng
Nhược điểm: doanh nghiệp phải tiếp xúc với nhiều bạn hàng, phải dành nhiều công sức, thời gian vào quá trình tiêu thụ, nhiều khi làm tốc độ chu chuyển của vốn lưu động chậm hơn...
b.Kênh tiêu thụ gián tiếp: là hình thức mà doanh nghiệp xuất bán sản phẩm của mình cho người tiêu dùng cuối cùng có qua khâu trung gian. Sự tham gia nhiều hay ít của người trung gian trong quá trình tiêu thụ sẽ làm cho kênh tiêu thụ gián tiếp dài hay ngắn khác nhau
Ưu điểm: các doanh nghiệp có thể tiêu thụ được được một khối lượng lớn hàng hoá trong thời gian ngắn nhất, từ đó thu hồi vốn nhanh, tiết kiệm chi phí bảo quản hao hụt...
Nhược điểm: thời gian lưu thông hàng hoá dài hơn,tăng chi phí tiêu thụ và doanh nghiệp khó có thể kiểm soát được các khâu trung gian
Trên thực tế các doanh nghiệp thường áp dụng kênh tiêu thụ hỗn hợp đó là kênh kết hợp cả hai kênh trên nhằm phát huy ưu điểm và hạn chế nhược điểm của cả hai kênh trên.
2.5 Tổ chức các hoạt động xúc tiến yểm trợ cho công tác bán hàng
2.5.1 Các hoạt động xúc tiến bán hàng và quảng cáo
a. Quảng cáo và khuyến khích bán hàng: Mục đích của quảng cáo là tạo điều kiện để các cá nhân và tập thể người tiêu dùng thuận tiện mua sắm của doanh nghiệp quảng cáo. Quảng cáo có thể tiến hành thường xuyên, định kì, đột xuất. Các doanh nghiệp có thể lựa chọn các phương tiện quảng cáo khác nhau. Quảng cáo bằng áp phích, qua báo, đài hay vô tuyến truyền hình.
Thông qua các biện pháp khuyến khích bán hàng, tác dụng của quảng cáo cũng được tăng lên. Khuyến khích bán hàng bao gồm các biện pháp như hướng dẫn tín dụng, niêm yết giá, tổ chức thi đua nội bộ và tăng cường đào tạo nhân viên bán hàng.
b. Xúc tiến bán hàng: là toàn bộ các hoạt động nhằm tìm kiếm và thúc đẩy cơ hội bán hàng trong hoạt động tiêu thụ sản phẩm. Là hoạt động có tính chất nghệ thuật, tác động đến tâm lý người mua hàng nhằm đạt mục tiêu bán được nhiều nhất với hiệu quả cao nhất.
Xúc tiến bán hàng có mục tiêu là tạo ra lòng tin của khách hàng đối với doanh nghiệp, xây dựng mối quan hệ quần chúng nhằm hiểu nhu cầu, thái độ của họ thông qua:
- Tặng quà cho khách hàng
- Bán thử sản phẩm để biết qui mô và cường độ mua hàng nhằm hoàn thiện cách bán hàng.
- Tổ chức hội nghị khách hàng để tiếp thu ý kiến của khách hàng. 2.5.2 Tổ chức mạng lưới bán hàng
Các doanh nghiệp tuỳ vào khu vực địa lí mà tổ chức các mạng lưới bán hàng cho phụ hợp. Các doanh nghiệp phải xem xét là liệu các doanh nghiệp có bán trực tiếp cho người tiêu dùng, cho người gia công tiếp tục hay là thông qua các doanh nghiệp thương mại. Nếu doanh nghiệp tự đảm nhận việc bán hàng thì sẽ thêm phí tổn về kho tàng và về việc bán hàng sẽ tăng lên. Nếu bán sản phẩm cho các doanh nghiệp thương mại thì sản phẩm phải được giảm giá.
2.5.3 Hoạt động yểm trợ cho tiêu thụ
Đây là công việc rất cần thiết cho tiêu thụ, gồm các công việc như:
Tham gia vào hội chợ triểm lãm để tìm hiểu thông tin về thị trường, giới thiệu và quảng cáo sản phẩm, tiếp xúc với bạn hàng.
Tham gia vào các liên minh kinh tế để tìm thị trường tiêu thụ, phân chia thị trường, thông tin cho nhau các diễn biến của thị trường.
Mở cửa hàng giới thiệu sản phẩm nhằm gợi mở nhu cầu khách hàng.
Tổ chức các dịch vụ sau bán hàng: ngày nay hoạt động này rất được các nhà doanh nghiệp quan tâm. Nó không chỉ tạo ra sự thoả mãn, yên tâm cho khách hàng khi mua hàng mà còn góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm, kéo dài tuổi thọ. Các dịch vụ này là: đóng gói, chuyên chở sản phẩm đến khách hàng, bảo hành, sửa chữa...
3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm
Những nhân tố bên ngoài cũng như hoàn cảnh nội tại của công ty tác động trực tiếp đến việc thực hiện công tác tiêu thụ sản phẩm của công ty.
Vai trò cơ bản của việc nghiên cứu các nhân tố tác động là:
Tạo nền tảng cơ bản cho việc đưa ra những mục tiêu của công ty.
Giúp cho công ty xác định việc gì cần làm để đạt được các mục tiêu đề ra.
Nhân tố tổng quát mà công ty gặp phải có thể chia làm 3 mức độ:
Các nhân tố thuộc về môi trường vĩ mô.
Các nhân tố thuộc về môi trường tác nghiệp.
Các nhân tố thuộc về bản thân công ty.
3.1 Các nhân tố thuộc về môi trường vĩ mô
Các nhân tố thuộc về môi trường vĩ mô là tổng thể các nhân tố vĩ mô như: Kinh tế, chính trị, văn hoá xã hội, tự nhiên, công nghệ. Các nhân tố này ảnh hưởng đến mọi ngành kinh doanh theo các mức khác nhau tuỳ từng trường hợp vào đặc điểm từng ngành.
* Các nhân tố kinh tế: Các nhân tố kinh tế có ảnh hưởng rất lớn đến các hãng kinh doanh. Các ảnh hưởng chủ yếu về kinh tế bao gồm các nhân tố như: lãi suất ngân hàng, giai đoạn của chu kỳ kinh tế, cán cân thanh toán, chính sách tài chính tiền tệ, lạm phát, ổn định về chính trị. Vì các nhân tố này tương đối rộng nên các hãng cần có chọn lọc để nhận biết các tác động cụ thể sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp nhất đối với hãng.
* Nhân tố chính phủ và chính trị: Các nhân tố này ảnh hưởng ngày càng lớn đến hoạt động của các doanh nghiệp. Hãng phải tuân theo các qui định về thuế, thuê mướn, cho vay, an toàn quảng cáo, môi trường...
* Nhân tố xã hội: Các hãng cần phân tích rộng rãi các nhân tố xã hội nhằm nhận biết cơ hội và nguy cơ có thể xảy ra. Gồm các nhân tố như xu hướng nhân chủng học, sở thích vui chơi giải trí, chuẩn mực đạo đức...
* Nhân tố tự nhiên: Tác động của các điều kiện tự nhiên đói với các quyết sách đã từ lâu được các hãng thừa nhận như vị trí địa lý, môi trường, tài nguyên, khí hậu...
*Nhân tố công nghệ: Sự phát triển mạnh m

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status