Toám tắt Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại chi nhánh Ngân hàng đầu tư và phát triển Thăng long - pdf 17

Download miễn phí Toám tắt Luận văn Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại chi nhánh Ngân hàng đầu tư và phát triển Thăng long



Trong hoạt động tín dụng, thời hạn vay càng dài thì lãi suất vay càng cao và vì vậy thu nhập của ngân hàng cũng tăng lên khi tăng tỷ trọng nợ trung và dài hạn. Tuy niên, để đảm bảo khả năng thanh khoản, các ngân hàng cần giới hạn tỷ lệ cho vay trung và dài hạn tuỳ từng trường hợp vào nguồn vốn huy động được. Theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn của các ngân hàng thương mại được sử dụng để cho vay trung, dài hạn tối đa là 40%. Chính vì vậy, để phân tích cơ cấu tín dụng theo thời hạn vay của chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thăng Long, chúng ta cần phân tích nó trong mối tương quan với cơ cấu nguồn vốn mà chi nhánh huy động được từ tiền gửi của các tổ chức kinh tế và tiền gửi dân cư.
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

g quá trình phát triển kinh tế và nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nền kinh tế.
Tín dụng ngân hàng là đòn bẩy quan trọng thúc đẩy quá trình giao lưu kinh tế quốc tế.
Tín dụng ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong chính sách điều tiết vĩ mô nền kinh tế của Chính phủ.
1.1.2.3. Các loại hình tín dụng ngân hàng thương mại.
Có nhiều cách phân loại tín dụng khác nhau tuỳ theo yêu cầu của khách hàng và mục tiêu quản lý của ngân hàng. Sau đây là một số cách phân loại chủ yếu.
* Phân loại theo thời gian: Tín dụng ngắn hạn, tín dụng trung hạn và tín dụng dài hạn
* Phân loại theo hình thức: Cho vay, chiết khấu, bảo lãnh và cho thuê tài chính
* Phân loại theo tài sản đảm bảo: Tín dụng không có bảo đảm bằng tài sản(tín chấp) và tín dụng có bảo đảm bằng tài sản.
* Phân loại tín dụng theo rủi ro: Tín dụng lành mạnh, tín dụng có vấn đề, nợ quá hạn có khả năng thu hồi và nợ quá hạn khó đòi.
* Phân loại tín dụng theo đồng tiền cho vay: Tín dụng bằng đồng nội tệ và tín dụng bằng ngoại tệ.
* Phân loại khác.
- Phân loại tín dụng theo ngành kinh tế: tín dụng công nghiệp, tín dụng nông nghiệp...
- Phân loại tín dụng theo đối tượng tín dụng: tín dụng đầu tư cho tài sản lưu động, tín dụng đầu tư vào tài sản cố định.
- Phân loại tín dụng theo mục dích: tín dụng sản xuất, tín dụng tiêu dùng...
- Phân loại tín dụng theo lãi suất cho vay: tín dụng có lãi suất cố định, tín dụng có lãi suất thả nổi.
1.2. chất lượng tín dụng CủA ngân hàng thương mại.
1.2.1. Khái niệm chất lượng tín dụng của ngân hàng thương mại.
Chất lượng hoạt động tín dụng thể hiện tập trung ở sự thoả mãn yêu cầu hợp lý, hợp pháp của khách hàng. Đồng thời thúc đẩy tăng trưởng kinh tế xã hội theo đường lối đổi mới đất nước và đảm bảo sự tồn tại, phát triển của ngân hàng thương mại.
Qua khái niệm này chúng ta thấy khách hàng, hiệu quả kinh tế xã hội và ngân hàng thương mại đều là ba nhân tố được tính đến khi xem xét về chất lượng hoạt động tín dụng.
1.2.2. Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng tín dụng của các ngân hàng thương mại
- Chất lượng tín dụng đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế – xã hội.
- Chất lượng tín dụng quyết định sự tồn tại và phát triển của các ngân hàng thương mại.
1.2.3 Các chỉ tiêu đo lường chất lượng tín dụng ngân hàng thương mại.
* Quy mô hoạt động tín dụng
* Tỷ lệ nợ quá hạn/ Tổng dư nợ
* Dự phòng rủi ro/ Tổng dư nợ
* Cấu trúc danh mục đầu tư
* Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả của hoạt động tín dụng
Thu từ lãi cho vay/ Tổng doanh thu
Thu nhập ròng từ lãi cho vay
Tỷ lệ thu từ lãi cho vay/ Dư nợ bình quân
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của ngân hàng thương mại
1.3.1. Các nhân tố bên trong ngân hàng.
* Nguồn vốn:
* Chính sách tín dụng.
* Năng lực thẩm định, giám sát và xử lý tín dụng
* Chất lượng nhân sự.
* Hệ thống công nghệ ngân hàng.
* Kiểm soát nội bộ.
1.3.2. Các nhân tố bên ngoài.
1.3.2.1. Các nhân tố về phía khách hàng.
* Nhu cầu đầu tư của khách hàng
* Khả năng của khách hàng.
* Tính khả thi của dự án xin vay.
1.3.2.2. Sự tác động của môi trường kinh tế xã hội và môi trường pháp lý tới chất lượng tín dụng.
* Sự tác động của môi trường kinh tế xã hội.
* Sự tác động của môi trường pháp lý.
Chương II
Thực trạng chất lượng tín dụng tại chi nhánh ngân hàng ĐT & PT Thăng long
2.1. Khái quát hoạt động của chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển Thăng Long.
2.1.1. Cơ cấu tổ chức và mạng lưới hoạt động của chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thăng Long.
* Quá trình hình thành và phát triển.
Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thăng Long là một trong số trên 70 chi nhánh thuộc hệ thống Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thăng Long tiền thân là một phòng chuyên quản trực thuộc Ngân hàng kiến thiết trung ương theo quyết định số 103/TC-QĐ/TCCB ngày 03 tháng 4 năm 1974 với nhiệm vụ chính là cấp phát, thanh toán và kiểm soát vốn đầu tư xây dựng cơ bản cho công trình cầu Thăng Long. Phòng có trụ sở tại xã Đông Ngạc - Từ Liêm - Hà Nội.
Theo quyết định số 75/NH-QĐ ngày 17 tháng 7 năm 1981 của Tổng giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, phòng mang tên “Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư xây dựng cầu Thăng Long”
Năm 1991, theo quyết định số 38 NH/QĐ ngày 02 tháng 4 năm 1991 của thống đốc ngân hàng Nhà nước Việt Nam, chi nhánh được đổi tên thành Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thăng Long trực thuộc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam và chuyển trụ sở làm việc ra địa điểm tại đường cao tốc Thăng Long thuộc xã Cổ Nhuế - Từ Liêm - Hà Nội. Đến năm 1994, Thống đốc ngân hàng Nhà nước Việt Nam ra quyết định số 38 NH/QĐ - NH 9 ngày 10 tháng 11 năm 1994 điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thăng Long, cho phép chi nhánh được chuyển sang hoạt động như một ngân hàng thương mại và trực thuộc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Đây là bước ngoặt trong quá trình tồn tại và phát triển của chi nhánh.
* Cơ cấu tổ chức và mạng lưới hoạt động
Sau đây là cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thăng Long khi đã hoàn thành xong dự án hiện đại hoá.
Ban Giám đốc
Phòng tài chính kế toán
Phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ
Phòng thẩm định
Phòng giao dịch 2
Phòng tín dụng 1
Phòng dịch vụ khách hàng
Phòng nguồn vốn
Phòng tín dụng 2
Phòng kho quỹ
Phòng giao dịch 1
Phòng tổ chức hành chính
Bộ phận thanh toán quốc tế
Các quỹ TK
2.1.2. Hoạt động huy động vốn.
Kể từ quyết định số 38NH/QĐ - NH9 ngày 10/11/1994 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thăng Long mới chuyển sang kinh doanh như một ngân hàng thương mại. Bước đầu nguồn vốn của chi nhánh vẫn chủ yếu là vốn điều chuyển của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt nam. Chỉ những năm gần đây chi nhánh mới đẩy mạnh công tác huy động vốn, từng bước tìm kiếm và tự chủ về nguồn vốn kinh doanh của mình. Trong những năm qua, nguồn vốn kinh doanh của chi nhánh không ngừng tăng trưởng ở mức cao. Sau đây là số liệu cụ thể trong 3 năm gần nhất
Biểu 1: Tình hình huy động vốn tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thăng Long trong giai đoạn 2002 - 2004
ĐVT: tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2004
So sánh 2004/2003
So sánh
2003/2002
Tăng (+) giảm (-)
Tỷ lệ (%)
Tăng (+) giảm (-)
Tỷ lệ (%)
Tổng nguồn vốn
870.6
915.5
1,179.9
264.38
29%
44.9
5%
I. Vốn huy động
440.6
506.2
1,155.5
649.28
128%
65.6
15%
1. Tiền gửi
440
505
1,154
649
129%
65
15%
Tiền gửi VND
370
422
1,063
641
152%
52
14%
Tiền gửi ngoại tệ
70
83
91
8
10%
13
19%
2. Tiền vay
0.6
1.2
1.48
0.28
23%
0.6
100%
II. Nguồn vốn uỷ thác đầu tư
135
(135)
(100%)
135
III. Vốn vay NHĐT& PT TW
428
272
22
(250)
(92%)
(156)
(36%)
IV. Vốn và các quỹ
2
2.3
2.4
0.1
4%
0.3
15%
Nguồn: Báo cáo tài chính Ngân hàng đầu tư và Phát triển Thăng Long 2002 - 2004.
Bảng số liệu đã phản ánh sự tăng trưởng rõ rệt về tổng nguồn vốn của chi nhánh trong giai đoạ...

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status