Phương hướng, giải pháp và thị trường mục tiêu của công ty du lịch thanh niên Quảng Ninh - pdf 17

Download miễn phí Chuyên đề Phương hướng, giải pháp và thị trường mục tiêu của công ty du lịch thanh niên Quảng Ninh



MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU. 4
NỘI DUNG 6
CHƯƠNG 1. CÁC LÝ LUẬN CƠ BẢN CỦA KHÁCH DU LỊCH NÔI ĐỊA VÀ CÁC CHƯƠNG MARKETING ĐỂ THU HÚT KHÁCH NỘI ĐIẠ. 6
1. Các khái niệm về khách du lịch. 6
1.1. Các khái niệm về khách du lịch. 6
1.1.1. Định nghĩa của Bulgare. 6
1.1.2. Định nghĩa của các tổ chức quốc tế về khách du lịch. 6
1.1.3. Định nghĩa về khách du lịch của Việt Nam. 8
1.2. Nội dung cơ bản của kinh doanh lữ hành 8
1.2.1. Định nghĩa về kinh doanh lữ hành 8
1.2.2. Phân loại lữ hành 9
1.2.3. Doanh nghiệp lữ hành 11
1.3. Tính tất yếu và lợi ích của kinh doanh lữ hành 12
1.3.1. Tính tất yếu của kinh doanh lữ hành 12
1.3.2. Lợi ích của kinh doanh lữ hành 14
1.4. Phân loại lữ hành 16
1.5. Nhu cầu của khách du lịch. 17
1.5.1. Nguyên nhân của việc nghiên cứu du lịch của con người 17
1.5.2. Nhu cầu của khách du lịch 19
1.5.2.1. Nhu cầu thiết yếu. 20
1.5.2.2. Nhu cầu đặc trưng. 22
1.5.2.3. Nhu cầu bổ sung. 23
2. Các khái niệm về marketing. 23
2.1. Marketing cơ bản. 23
2.1.1. Các định nghĩa về marketing. 23
2.1.2. Những khái niệm cơ bản của Marketing: 25
2.2. Marketing du lịch 26
2.2.1. Các định nghĩa của Marketing du lịch 26
2.2.2. Mục tiêu của Marketing 27
3. Các chính sách Marketing có ảnh hưởng đến hoạt động thu hút khách. 28
3.1. Chính sách sản phẩm. 28
3.1.1. Các yếu tố để cấu thành sản phẩm. 28
3.1.2. Phân loại sản phẩm 28
3.1.3. Chính sách thu hút khách thông qua sản phẩm 29
3.2. Chính sách giá cả. 30
3.2.1. Những mục tiêu của chính sách giá. 30
3.2.2. Những căn cứ để định giá. 31
3.2.3. Các bước định giá. 32
3.3. Chính sách phân phối 32
3.3.1. Mục đích của chính sách phân phối. 32
3.3.2. Yêu cầu của chính sách phân phối 33
3.3.3. Chức năng của chính sách phân phối. 33
3.4. Chính sách xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh 34
3.4.1. Mục đích của chính sách xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh 34
3.4.2. Các chiến lược của chính sách xúc tiễn và hỗ trợ kinh doanh 35
3.4.3. Các công cụ để thực hiện chính sách xúc tiến và hỗ trợ kinh
doanh 35
Chương 2: Thực trạng về khách du lịch nội địa và các biện pháp để thu hút khách nội địa của công ty du lịch Thanh Niên Quảng Ninh – Chi nhánh Hà Nội. 38
1. Giới thiệu về công ty du lịch Thanh Niên Quảng Ninh – Chi nhánh Hà Nội 38
1.1. Lịch sử hình thành và cơ cấu tổ chức của công ty. 38
1.1.1. Lịch sử hình thành 38
1.1.2. Cơ cấu tổ chức và quản lý của công ty. 39
1.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty du lịch Thanh Niên
Quảng Ninh – chi nhánh Hà Nội. 43
2. Thực trạng về việc thu hút khách nội địa của công ty du lịch thanh niên
Quảng Ninh - chi nhánh Hà Nội 45
2.1. Kết quả việc thu hút khách du lịch nội địa trong những năm gần đây 45
2.2. Các biện pháp Marketing để thu hút khách nội địa. 47
2.2.1. Hoạt động nghiên cứu thị trường 47
2.2.2. Các chính sách về Marketing để thu hút khách nội địa của công
ty du lịch Thanh Niên Quảng Ninh. 49
2.3. Các chương trình du lịch tiêu biểu của công ty. 52
2.3.1. Quy trình xây dựng chương trình du lịch nội địa của công ty du
lịch Thanh Niên Quảng Ninh – chi nhánh Hà Nội. 52
2.3.2. Các chương trình du lịch nội địa tiêu biểu của công ty. 54
3. Đánh giá thực trạng thu hút khách nội địa của công ty du lịch Thanh Niên Quảng Ninh 55
3.1. Điểm mạnh và điểm yếu của công ty 55
3.1.1. Điểm mạnh 55
3.1.2. Điểm yếu 55
3.2. Cơ hội và thách thức 56
3.2.1. Cơ hội 56
3.2.2. Thách thức 56
3.3. Đánh giá về kết quả hoạt động khai thác nguồn khách nội địa của
Công ty du lịch Thanh Niên Quảng Ninh – Chi nhánh Hà Nội .57
Chương 3. Phương hướng giải pháp và thị trường mục tiêu của công ty du lịch Thanh Niên Quảng Ninh – Chi nhánh Hà Nội. 59
1. Đánh giá chung về tình hình du lịch Việt Nam trong một vài năm tới 59
2. Phương hướng kinh doanh tại công ty du lịch Thanh Niên Quảng Ninh – Chi nhánh Hà Nội 61
2.1. Các phương hướng để phát triển các chương trình du lịch nội địa
thành chiến lược lâu dài. 61
2.1.1. Tổ chức quản lý thống nhất. 61
2.1.2. Đổi mới hoạt động marketing 62
2.2. Các phương hướng để xây dựng các chương trình du lịch mang tính
đặc sắc cao. 63
3. Những giải pháp để thu hút khách nội địa của công ty du lịch Thanh Niên Quảng Ninh – chi nhánh Hà Nội. 63
3.1. Những giải pháp về marketing. 63
3.1.1. Chính sách về sản phẩm. 63
3.1.2. Chính sách về giá. 64
3.1.3. Chính sách phân phối. 65
3.1.4. Chính sách xúc tiến và hỗ trợ sản phẩm. 66
3.2. Tổ chức lại bộ máy quản lý của công ty. 66
3.3. Tập trung mở rộng thị trường và ổn định các tour du lịch của công
ty. 67
3.4. Chính sách chăm sóc khách hàng sau tour. 68
Kết luận 69
Tài liệu tham khảo 70
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ụng các chính sách giá bán khi xuất hiện đối thủ cạnh tranh. Sử dụng cả chính sách chiến tranh giá cả.
3.2.2. Những căn cứ để định giá.
- Phân tích chi phí và giá thành.
Các doanh nghiệp du lịch thì sản phẩm của họ thường là sản phẩm vô hình cho nên trong việc phân tích và đánh giá của sản phẩm này cũng khác so với các sản phẩm hữu hình. Trong các chi phí cố định gồm có: chi phí vận tải, chi phí tham quan, chi phí ăn ở… và các chi phí biến đổi.
- Phân tích điểm hoà vốn:
Công thức điểm hoà vốn:
BP=
FC
P-VC
Trong đó: BP là điểm hoà vốn, FC là chi phí cố định, P là giá, VC là chi phí biến đổi.
Các doanh nghiệp du lịch cần tính điểm hoà vốn một cách tốt nhất để các sản phẩm của mình trên thị trường được tiêu thụ mạnh mẽ và làm cho doanh nghiệp phát triển.
- Vòng đời của sản phẩm: Tuy doanh nghiệp du lịch có sản phẩm vô hình nhưng các sản phẩm của nó cũng đều có vòng đời như các sản phẩm hữu hình. Vòng đời của sản phẩm du lịch tuỳ từng trường hợp vào giá cả của doanh nghiệp đưa ra và nó cũng không giống như các sản phẩm hữu hình là biểu đồ hình sin. Thường sản phẩm của du lịch mang tính mùa vụ cao hơn.
3.2.3. Các bước định giá:
Gồm 5 bước sau:
- Xác định mục tiêu: Trong phần này, người ta thường đưa ra câu hỏi là mục tiêu cụ thể hàng đầu của giá là gì?
- Xác định chi phí: Là xác định giá thành sản xuất.
- đoán khối lượng bán của doanh nghiệp.
- Xác định giá cạnh tranh.
- Quyết định mức giá bán tối ưu.
3.3. Chính sách phân phối 3.3.1. Mục đích của chính sách phân phối.
Trong hoạt động du lịch khác với các lĩnh vực kinh tế khác do đó trong việc phân phối của nó cũng khác so với lĩnh vực trên. Tuy vậy thì hoạt động phân phối cũng phải đi theo cơ bản.
Trong việc phân phối của Marketting thì nó có hai loại chủ yếu là phân phối trực tiếp và phân phối gián tiếp.
- Phân phối trực tiếp đó là việc doanh nghiệp trực tiếp tiếp xúc với khách hàng và nhà chuyên gia. Mối quan hệ này diễn ra thường xuyên liên tục tạo điều kiện cho việc xây dựng, củng cố hình ảnh của doanh nghiệp. Đối với việc phân phối trực tiếp thì cần tạo ấn tượng ban đầu cho du khách do đó thì vai trò của hướng dẫn viên là rất quan trọng trong sự thành bại của chính sách phân phối.
- Phân phối gián tiếp đó là việc tiếp xúc với khách hàng thông qua các trung gian hay các nhà bán buôn bán lẻ khác. Một cách tiếp cận khác rất quan trọng trong sự phát triển của doanh nghiệp du lịch đó là sự giới thiệu của khách hàng đã từng sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp mình giới thiệu với bạn bè và người thân trong gia đình, để làm được điều đấy thì sản phẩm họ tạo ra phải thực sự tạo ấn tượng trong lòng khách hàng.
Với những mục đích phải đạt được, chính sách phân phối đã trở thành một trong những chìa khoá để chính sách Marketting – Mix có hiệu quả, thống nhất trong các quyết định liên quan đến sản phâm, giá cả, xúc tiến bán hàng. Quản lý tốt hoạt động phân phối doanh nghiệp có thể chiếm lĩnh thị trường nhanh hơn, bảo vệ, củng cố tinh thần tốt hơn.
3.3.2. Yêu cầu của chính sách phân phối
Cũng giống như các lĩnh vực khác thì nhu cầu của chính sách phân phối trong Marketting du lịch cũng phải đảm bảo bốn yêu cầu.
Đối với các mặt hàng thông thường: Đúng hàng - đúng nơi - đúng thời gian - đạt chi phí tối thiểu.
Đối với lĩnh vực du lịch: Đúng dịch vụ - đúng địa điểm - đúng thời gian - đạt chi phí tối thiểu.
Bán được số lượng dịch vụ lớn thì các doanh nghiệp du lịch sẽ có được doanh thu lớn và đạt mức chi phí tối thiểu từ đó doanh nghiệp sẽ có lợi nhuận.
3.3.3. Chức năng của chính sách phân phối.
Trong du lịch thì thời gian sản xuất và thời gian tiêu dùng cùng một sản phẩm là trùng nhau. Đây là sự khác biệt lớn nhất giữa các doanh nghiệp du lịch và các doanh nghiệp thông thường khác. Tuy vậy trong việc phân phối thì nó cũng có các chức năng như Marketting thông thưòng. Sau đây là một số chức năng cũng đặc biệt quan trọng đối với các doanh nghiệp du lịch nói riêng và nền kinh tế nói chung.
- Thu thập thông tin: ở đây việc thu thập thông tin tức là thu thập thông tin từ các đối thủ cạnh tranh, thị trường cầu của người tiêu dùng để từ đó doanh nghiệp sẽ đưa ra các chính sách phù hợp với thị trường, để đạt được hiệu quả cao nhất.
- Xúc tiến cung cấp những thông tin mang tính thuyết phục về sản phẩm, nhãn hiệu, giá cả… nhằm thu hút khách hàng.
- Đàm phán: Đàm phán để làm sao cho cả hai bên gồm có doanh nghiệp và khách hàng đều cùng có lợi.
- Cung cấp tài chính: Đây là khoản chi phí mà doanh nghiệp cần bỏ ra để thu hút khách hàng thông qua việc phân phối.
- Phân phối vật chất bảo tồn và vận chuyển hàng hoá đến tay người tiêu dùng.
- Hoàn thiện dịch vụ: Làm cho các dịch vụ trong du lịch ngày càng hoàn thiện và đáp ứng được những yêu cầu của du khách.
- Chia sẻ rủi ro trong quá trình phân phối: Đây là điều không thể tránh khỏi trong việc kinh doanh.
3.4. Chính sách xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh
3.4.1. Mục đích của chính sách xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh
- Đẩy mạnh việc cung cấp dịch vụ: Chính sách xúc tiễn và hỗ trợ kinh doanh đóng vai trò to lớn trong Marketting. Nhờ có các công cụ của chính sách xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh thúc đẩy nhanh việc trào hàng, bán hàng, thâm nhập thị trường, làm tăng doanh thu, quay vòng vốn nhanh và góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh. Chính sách xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh đã mang lại nhiều lợi nhuận hơn từ đó giúp cho doanh nghiệp đứng vững và phát triển trên thị trường và đặc biệt hơn nữa là quảng cáo thương hiệu của minh lên tầng cao mới.
- Tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp
Hoạt động xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh không chỉ nhăm nôi quấn sự chú ý, sự thích thú mà còn tạo ra tâm trạng thoải mái cho người mua đối với sản phẩm và nâng cao uy tín cũng như danh tiếng của doanh nghiệp này. Để phát triển lâu dài thì các doanh nghiệp phải nâng cao trong hoạt động xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh.
- Chuyền đạt thông tin về doanh nghiệp và sản phẩm đến người tiêu dùng. Mục đích của xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh là truyền đạt thông tin về doanh nghiệp và sản phẩm đến người tiêu dùng. Từ đó chúng ta sẽ tạo ra một luợng khách tiềm năng cho doanh nghiệp. Đây là sự phát triển lâu bền của doanh nghiệp.
- Là vũ khí cạnh tranh trên thương trường phải sử dụng chính sách xúc tiến và hỗ trợ sản xuất kinh doanh làm sao cho hợp lí nhất thì nó mới đạt được hiệu quả cao và làm cho doanh nghiệp trở nên linh hoạt và thích ứng trên thị trường.
3.4.2. Các chiến lược của chính sách xúc tiễn và hỗ trợ kinh doanh
Các doanh nghiệp thường sử dụng hai chiến lược là chiến lược kéo và chiến lược đẩy.
Chiến lược kéo
Người sản xuất
Người bán buôn
Người bán lẻ
Người tiêu dùng
Chiến lược kéo là chiến lược thu hút, lôi kéo khách hàng mua sản phẩm của mình. Khách hàng mục tiêu của chiến lược này là người tiêu dùng cuối cùng. Mục đích của chiến lược này là dùng công cụ của chính sách xúc tiễn và hỗ trợ kinh doanh tác động tr
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status