Sử dụng động vật không xương sống cỡ lớn đánh giá chất lượng nước sông Cầu Đỏ tại thành phố Đà Nẵng - pdf 18

Tải miễn phí

ĐẶT VẤN ĐỀ

Ngày nay, khi môi trường nước ngày càng bị ô nhiễm nghiêm trọng bởi các chất thải từ hoạt động công nghiệp, nông nghiệp, sinh hoạt,… thì công tác quan trắc, giám sát môi trường nước trở thành vấn đề cấp thiết. Các công tác này có thể thực hiện bằng nhiều phương pháp khác nhau như sử dụng các thông số lý hóa (pH, DO, COD, BOD, NO3-, PO43-,TSS,…) hay các thông số sinh học (cá, động vật không xương sống cỡ lớn, thực vật, động vật nguyên sinh, vi sinh vật,…).
Hiện nay trong công tác quan trắc, giám sát môi trường phương pháp thường sử dụng nhiều nhất là đánh giá chất lượng nước thông qua phân tích các chỉ tiêu lý hoá. Phương pháp này có một số hạn chế là nó chỉ phản ánh tình trạng thuỷ vực ngay tại thời điểm lấy mẫu, khó có thể dự báo được chính xác về các tác động lâu dài của môi trường nước đến hệ sinh vật dưới nước, đồng thời việc quan trắc theo hình thức này phải được thực hiện liên tục với tần xuất lớn gây nhiều tốn kém về mặt kinh tế. Trái lại, phương pháp quan trắc sinh học khắc phục được một số hạn chế của phương pháp trên như cung cấp được các dẫn liệu về thời gian, tiện lợi cho sử dụng và cho kết quả nhanh, trực tiếp về ảnh hưởng của nguồn nước bị ô nhiễm đến sự phát triển của hệ thống thuỷ sinh vật. Do đó, phương pháp quan trắc sinh học ngày càng được sử dụng phổ biến [4], [5].
Phương pháp quan trắc sử dụng động vật không xương sống (ĐVKXS) cỡ lớn được đưa ra ở Anh năm 1976 gọi tắt là BMWP. Nó dựa trên sự đa dạng về thành phần loài của các loài ĐVKXS cỡ lớn với biến đổi của môi trường nước từ đó tính điểm BMWP (Biological Monitoring Woring Party) và chỉ số ASPT (Average Score Per Taxon) để đánh giá chất lượng nước. Phương pháp này được ứng dụng rộng rãi ở nhiều nước Châu Âu như: Anh, Tây Ba Nha, Bồ Đào Nha,... [4]
Ở Việt Nam, việc sử dụng ĐVKXS cỡ lớn để đánh giá mức độ ô nhiễm của các thuỷ vực đã được biết đến từ năm 1995 nhưng ít được sử dụng. Đến năm 2000 khi Nguyễn Xuân Quýnh cùng các cộng sự xây dựng hệ thống tính điểm BMWPVIET và khoá định loại đến họ ĐVKXS cỡ lớn nước ngọt thường gặp thì phương pháp này mới được ứng dụng vào quá trình đánh giá chất lượng nước mặt.
Đà Nẵng một trong những thành phố có tốc độ phát triển kinh tế cao trong cả nước nhưng lại tồn tại nhiều bất cập về môi trường, việc phát triển kinh tế kéo theo sự xuống cấp về chất lượng môi trường, đặc biệt là môi trường nuớc bởi nó là nguồn tiếp nhận chất thải, nước thải từ các hoạt động của con người. Mọi phương pháp quan trắc, đánh giá chất lượng nuớc trên các hệ thống sông, hồ tại thành phố Đà Nẵng trước đây hầu hết đều sử dụng phương pháp lý hóa nên rất tốn kém. Trong khi đó phương pháp đánh giá bằng ĐVKXS cỡ lớn vừa ít tốn kém, cho kết quả nhanh, phản ánh chính xác chất lượng nước lại ít được sử dụng.
Tuy nhiên, hầu như phương pháp này chỉ được nghiên cứu và ứng dụng ở các nước ôn đới nên khi đưa vào sử dụng ở các nuớc nhiệt đới thì gặp một số khó khăn như xuất hiện nhiều họ mới không có trong hệ thống tính điểm của các nước ôn đới. Vì vậy để áp dụng phương pháp này ở những vùng nhiệt đới thì cần cần có những nghiên cứu và điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện của vùng nhiệt đới. Đồng thời hiện nay ở Việt Nam chưa có những tiêu chuẩn sinh học cụ thể để đánh giá chất lượng nguồn nước mặt cho phù hợp với từng vùng vì vậy cần có những nghiên cứu ở nhiều vùng khác nhau nhằm xây dựng một hệ thống chỉ thị sinh học thống nhất.
Trên cơ sở lí luận và thực tiễn trên chúng tui chọn đề tài “Sử dụng động vật không xương sống cỡ lớn đánh giá chất lượng nước sông Cầu Đỏ tại thành phố Đà Nẵng” để có những dẫn liệu nhanh về chất lượng nước sông Cầu Đỏ. Góp phần đánh giá tính hiệu quả của phương pháp sử dụng động vật không xương sống cỡ lớn trong đánh giá chất lượng nước và đa dạng hoá phương pháp xác định ô nhiễm nguồn nước giúp cho công tác quản lí ô nhiễm, bảo vệ nguồn nước, bảo vệ sự đa dạng sinh học tại thành phố Đà Nẵng và trong cả nuớc.

Link download cho anh em:
gnh7o5D06Q7b4Gz
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status