Văn hóa pháp lý của đội ngũ cán bộ lãnh đạo ở Việt Nam hiện nay - pdf 18

Download miễn phí Luận văn Văn hóa pháp lý của đội ngũ cán bộ lãnh đạo ở Việt Nam hiện nay



MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: VĂN HOÁ PHÁP LÝ VÀ YÊU CẦU VỀ VĂN HOÁ PHÁP LÝ ĐỐI VỚI ĐỘI NGŨ CÁN BỘ LÃNH ĐẠO Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 7
1.1. Một số vấn đề lý luận về văn hoá pháp lý 7
1.2. Cán bộ lãnh đạo và yêu cầu văn hoá pháp lý của đội ngũ cán bộ lãnh đạo 27
Chương 2: THỰC TRẠNG VỀ VĂN HOÁ PHÁP LÝ CỦA ĐỘI NGŨ CÁN BỘ LÃNH ĐẠO Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 41
2.1. Thực trạng về năng lực nhận thức và vận dụng văn hoá pháp lý của đội ngũ cán bộ lãnh đạo
41
2.2. Thực trạng về phẩm chất chính trị và đạo đức công vụ của đội ngũ cán bộ lãnh đạo 56
Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO VĂN HOÁ PHÁP LÝ CỦA ĐỘI NGŨ CÁN BỘ LÃNH ĐẠO Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 64
3.1. Những phương hướng chủ yếu nhằm nâng cao văn hoá pháp lý của đội ngũ cán bộ lãnh đạo
64
3.2. Những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao văn hoá pháp lý của đội ngũ cán bộ lãnh đạo 78
KẾT LUẬN 89
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 92
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

suy yếu những quy tắc trật tự, nguyên tắc làm việc trong một số cơ quan, một số địa phương. Do đó, người cán bộ lãnh đạo bằng tấm gương "sống làm việc theo hiến pháp và pháp luật" là sự giáo dục quần chúng có ý nghĩa thuyết phục nhất.
Kết luận chương 1
Văn hóa pháp lý là một bộ phận cấu thành của một nền văn hóa, vừa là giá trị tinh thần trong lĩnh vực hoạt động chính trị - pháp lý, khái niệm văn hóa pháp lý đã có tác động lớn trong hoạt động pháp luật.
Trên cơ sở xác định quan niệm chung về bản chất, cấu trúc, chức năng của văn hóa pháp lý. Tác giả luận văn nêu lên vai trò quan trọng của văn hóa pháp lý trong đời sống tinh thần của xã hội hiện đại nói chung, trong hoạt động chính trị - pháp lý nói riêng. Luận văn nêu rõ cán bộ lãnh đạo là những cán bộ chủ chốt có ảnh hưởng đến toàn bộ hoạt động của tổ chức, cùng với đặc điểm cơ bản về văn hóa pháp lý của họ. Và từ đó nêu lên những yêu cầu về văn hóa pháp lý đối với đội ngũ cán bộ lãnh đạo trong sự nghiệp đổi mới hiện nay.
Chương 2
Thực trạng văn hóa pháp lý của đội ngũ cán bộ lãnh đạo ở Việt Nam hiện nay
Phông văn hóa pháp lý của cán bộ lãnh đạo, rộng hay hẹp, đậm hay nhạt, một mặt phản ánh thực trạng điều kiện kinh tế - xã hội, bản chất của chế độ chính trị, nền pháp luật, truyền thống văn hóa và văn hóa pháp lý của dân tộc; mặt khác, do chính sách đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng cán bộ và sự nỗ lực học tập, trau dồi, rèn luyện của mỗi người cán bộ lãnh đạo. Người cán bộ lãnh đạo có trình độ và năng lực vận dụng văn hóa pháp lý, có nhiệt huyết với sự nghiệp cách mạng của Đảng, của Nhân dân, sống có trách nhiệm và trọng danh dự, chắc chắn hiệu quả công tác sẽ cao. Thực tế trong những năm qua, cùng với việc xây dựng nhà nước pháp quyền, pháp luật đã được coi trọng đúng với vị trí, ý nghĩa của nó. Đó là một điều kiện quan trọng cho nền văn hóa pháp lý Việt Nam hiện đại hình thành và phát triển. Trong nền văn hóa đó, không thể bỏ qua một chủ thể là đội ngũ cán bộ lãnh đạo. Biết được thực trạng văn hóa pháp lý của cán bộ lãnh đạo là cơ sở để xác định phương hướng, giải pháp hoàn chỉnh nó.
2.1. Thực trạng về trình độ và năng lực vận dụng văn hóa pháp lý của đội ngũ cán bộ lãnh đạo ở nước ta hiện nay
2.1.1. Thực trạng về năng lực nhận thức và trình độ văn hóa pháp lý của cán bộ lãnh đạo ở nước ta hiện nay
Trong mối quan hệ giữa năng lực và trình độ thì năng lực là toàn bộ những thuộc tính độc đáo của cá nhân phù hợp với yêu cầu và bảo đảm cho một hoạt động nào đó có kết quả; còn trình độ là kết quả của quá trình nhận thức. Do đó, năng lực nhận thức văn hóa pháp lý là một cơ sở để đánh giá và xác định trình độ văn hóa pháp lý của cán bộ lãnh đạo.
Năng lực nhận thức văn hóa pháp lý là năng lực tư duy lý luận, loại tư duy mà nhiệm vụ được đề ra và giải quyết đòi hỏi phải sử dụng những khái niệm, tri thức lý luận để khái quát hóa, trừu tượng hóa. Vì vậy, việc xác định trình độ văn hóa pháp lý của cán bộ lãnh đạo, trước hết là tìm hiểu về những yếu tố ảnh hưởng tới năng lực nhận thức và trình độ của văn hóa pháp lý như: trình độ văn hóa, trình độ lý luận, trình độ hiểu biết pháp luật, trình độ chuyên môn được đào tạo, trình độ lý luận về quản lý nhà nướcv,v…của cán bộ lãnh đạo.
2.1.1.1. Thực trạng về những điều kiện để nâng cao năng lực nhận thức về văn hóa pháp lý
Chất lượng cán bộ lãnh đạo phản ánh chất lượng chung của toàn bộ đội ngũ cán bộ trong hệ thống chính trị ở nước ta hiện nay. Trước hết nói về tuổi. Cơ cấu tuổi của Đảng viên – lực lượng bổ xung đội ngũ các chức năng cán bộ chủ chốt - đang có xu hướng lão hóa. Điều tra xã hội học nhiều nơi cho thấy Đảng viên có tuổi cao (trên 50 tuổi) chiếm khoảng 40 – 60%. Qua điều tra tuổi Đảng viên ở cơ sở một số địa phương cho thấy, đảng viên cao tuổi chiếm gần 60%, đảng viên tuổi dưới 30 chỉ chiếm 11% (6,73). Tuổi cao có thuận lợi trong công tác lãnh đạo là giải quyết công việc chín chắn, giữ được "uy" của cán bộ lãnh đạo trước dân. Tuy nhiên, người cao tuổi giải quyết công việc theo kinh nghiệm, dễ bảo thủ, trì trệ, không có những bước đột phá trong công việc; một vấn đề nữa dễ phát sinh là quan hệ gia trưởng của người cán bộ lãnh đạo sẽ làm mất đi tính dân chủ trong quan hệ công tác…Trong cơ cấu lứa tuổi phải làm sao đảm bảo trẻ hóa đội ngũ cán bộ lãnh đạo, đồng thời kết hợp các độ tuổi bảo đảm tính liên tục, tính phát triển của đội ngũ cán bộ lãnh đạo để mọi lúc, mọi nơi trong tương lai không có sự hẫng hụt nguồn.
Cũng qua điều tra xã hội học, 350 xã thuộc 4 tỉnh ở Cà Mau, Bạc Liêu, Cần Thơ, Ninh Bình cho thấy, trình độ văn hóa, lý luận của cán bộ chủ chốt còn thấp (bảng 2.1):
Bảng 2.1: Trình độ của đội ngũ cán bộ chủ chốt chính quyền cơ sở ở 45 tỉnh [1, tr.117].
Trình độ
Bí thư xã
Chủ tịch xã
Chủ tịch HĐND
Bí thư thanh niên
Chủ tịch Hội PN
Chủ tịch mặt trận
Chủ tịch Hội ND
Trình độ HV
Cấp I
Cấp II
Cấp III
Đại học
Trình độ lý luận
Chưa học
Sơ cấp
Trung cấp
Cao cấp
7(2%)
120(34%)
202(58%)
21(6%)
0
66(19%)
220(63%)
64(18%)
12(3,4%)
148(42%)
185(52%)
5(1,4%)
0
102(29%)
240(69%)
8(2,3%)
10(2,8%)
134(38%)
200(57%)
6(!,7%)
4(1,1%)
98(28%)
210(60%)
38(11%)
7(2%)
70(20%)
269(77%)
4(1,2%)
32(9%)
161(46%)
157(44%)
0
55(16%)
161(46%)
133(38%)
1(0,29%)
75(21%)
185(53%)
89(25%)
1(0,3%)
24(17,5%)
188(55%)
133(27%)
5(0,3%)
20(17%)
202(57%)
119(26%)
0
68(6,9%)
188(53%)
93(38%)
1(1,4%)
9(5,7%)
195(58%)
88(34%)
0
Theo báo cáo của Bộ Nội vụ 12/2004, qua điều tra ở 45 tỉnh trình độ của đội ngũ cán bộ chủ chốt của chính quyền cơ sở (chủ tịch, phó chủ tịch Hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân và các chức danh chuyên môn khác), cho thấy: 7,11% có trình độ cấp I, 41,45% trình độ cấp II, 51,41% cấp III. Về trình độ học vấn của đại biểu Hội đồng nhân dân cũng qua điều tra xã hội học ở 4 tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, Cần Thơ, Ninh Bình có cơ cấu như sau: trình độ cấp I chiếm tỷ lệ còn rất cao 26,42%, ở một vài nơi khác chủ tịch, bí thư còn không biết chữ, chỉ biết ký; chủ yếu là cấp II chiếm 53,2%, trình độ cấp III chiếm 18,99%, đại học còn rất ít 1,39% (6,118). Trong tổng số 218.666 đại biểu Hội đồng nhân dân xã nhiệm kỳ 1999 – 2004 thì trình độ cấp I chiếm 11,92%, cấp II chiếm 48,84%, cấp III chiếm 36% và trình độ đại học 3,59% (7,44) nhưng phân bổ không đều giữa các vùng, các khu vực. Số có trình độ tập trung chủ yếu ở các xã vùng đồng bằng, ven đô. Một số đại biểu Hội đồng nhân dân ở miền núi còn không biết chữ. Thí dụ, cơ cấu trình độ học vấn đại biểu Hội đồng nhân dân ở một số địa phương như sau:
Bảng 2.2: Cơ cấu trình độ học vấn đại biểu Hội đồng nhân dân ở một số địa phương [1, tr.118]
Tỉnh
Cấp I
Cấp II
Cấp III
ĐH và trên ĐH
Hà Nội
TP. Hồ Chí Minh
Lai Châu
Gia Lai
0,86%
9,9%
56,94%
48,88%
36,32%
50,15%
33,2%
35,52%
46,18%
44,64%
9,34%
...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status