Những vấn đề kinh tế, xã hội nảy sinh trong thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn ở Việt Nam hiện nay - pdf 18

Download miễn phí Luận văn Những vấn đề kinh tế, xã hội nảy sinh trong thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn ở Việt Nam hiện nay



MỤC LỤC
Số TT Nội dung Trang
1 Mở đầu 1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài 4
3. Mục tiêu của đề tài 7
4. Đối tượng và giới hạn nghiên cứu 7
5. Phương pháp nghiên cứu 7
6. Đóng góp khoa học của đề tài về lý luận và thực tiễn 8
7. Lực lượng nghiên cứu 8
8. Những công trình đã xã hội hóa 8
9. Nội dung 9
2 Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN XEM XÉT, ĐÁNH GIÁ KINH TẾ, XÃ HỘI TRONG THỰC HIỆN CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ Ở NÔNG THÔN 10
1.1. CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn 10
1.1.1. Quan niệm hiện đại về CNH 10
1.1.2. CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn bền vững 12
1.1.2.1.Tăng trưởng kinh tế bền vững 14
1.1.2.2. Xã hội bền vững 15
1.1.2.3. Bảo tồn môi trường thiên nhiên 21
1.2. Những nhân tố chi phối đến khả năng khắc phục những bức xúc kinh tế, xã hội ở nông thôn hiện nay 25
1.2.1. Cơ chế chất lượng cao là nhân tố quan trọng nhất chi phối đến khả năng khắc phục những bức xúc kinh tế, xã hội ở nông thôn Việt Nam hiện nay 25
2.2.2. Bình đẳng trong phân phối thu nhập là nhân tố quan trọng khắc phục bức xúc kinh tế, xã hội nông thôn theo hướng bền vững 29
1.3. Kinh nghiệm thực hiện CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn trong phát triển bền vững ở một số nước 31
1.3.1. Kinh nghiệm Trung Quốc 32
1.3.2. Kinh nghiệm Nhật Bản 35
1.3.3. Kinh nghiệm Hàn Quốc 40
1.3.4. Kinh nghiệm của Đài Loan 47
3 Chương II: THỰC TRẠNG KINH TẾ, XÃ HỘI Ở NÔNG THÔN VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ 53
2.1. Tình hình thực hiện CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở Việt Nam 53
2.1.1. Chủ trương CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn của ĐCS Việt Nam trong những năm qua 53
2.1.2. Thành quả thực hiện CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn 61
2.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế nông nghiệp cao và liên tục trong nhiều năm, đảm bảo phát triển ổn định kinh tế đất nước 61
2.1.2.2. Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo hướng hiện đại, tạo ra giá trị gia tăng ngày càng cao 68
2.1.2.3. Đời sống kinh tế, xã hội nông thôn có nhiều cải thiện 70
2.1.2.4. Văn hóa xã hội nông thôn Việt Nam biến đổi theo hướng tích cực 76
1/Về văn hóa phi vật thể làng, bản ở nông thôn Việt Nam 77
2/Về văn hóa vật thể 78
2.2. Thực trạng một số vấn đề kinh tế, xã hội bức xúc nảy sinh trong thực hiện công nghiệp hóa ở nông thôn Việt Nam 80
2.2.1.Tình trạng mất đất, thiếu việc làm ở nông thôn ngày càng nghiêm trọng, hiện tượng ly nông ra các đô thị kiếm sống rất lớn 80
2.2.1.1. Tình hình thu hồi đất nông nghiệp, ảnh hưởng đến việc làm ở nông thôn trong những năm gần đây 80
2.2.1.2. Việc làm và lao động di cư từ nông thôn Việt Nam 86
2.2.2. Phân hóa giàu – nghèo bất bình đẳng xã hội gia tăng 89
2.2.2.1. Tình hình 89
2.2.2.1. Nguyên nhân 93
2.2.3. Môi trường nông thôn bị ô nhiễm và suy thoát nghiêm trọng 94
2.2.3.1. Mức độ ô nhiễm nước ở các khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm công nghiệp tập trung là rất lớn 94
2.2.3.2. Về tình trạng ô nhiễm nước ở nông thôn và khu vực sản xuất nông nghiệp 97
2.2.3.3. Ô nhiễm môi trường ở các làng nghề 98
2.2.3.4. Nguyên nhân 99
2.2.4. Đời sống văn hóa xã hội có nhiều biểu hiện xuống cấp 100
2.2.4.1. Thực trạng 100
2.2.4.2. Nguyên nhân 102
4 Chương III: MỘT SỐ QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC NHỮNG BỨC XÚC KINH TẾ, XÃ HỘI NÔNG THÔN VIỆT NAM THEO HƯỚNG CÔNG HIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA BỀN VỮNG 105
3.1. Một số quan điểm khắc phục những bức xúc kinh tế, xã hội nông thôn theo hướng hiện đại hóa bền vững 106
3.1.1. Cần khẳng định công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn là con đường tất yếu hiện đại hóa đất nước 107
3.1.2. Nhận thức rõ tầm quan trọng và bản chất của phát triển kinh tế, xã hội nông thôn bền vững 107
3.1.3. CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn bền vững phải là cơ sở của các giải pháp khắc phục những bức xúc kinh tế, xã hội 108
3.1.4. Phải xuất phát từ nhu cầu nội tại của bản thân các địa phương, tìm những giải pháp ở trong nông thôn Việt Nam mà CNH, HĐH bằng con đường tất yếu kinh tế 108
3.1.4. Phải có cách nhìn mới về quá trình tiến hoá 110
3.2. Một số nhóm giải pháp cơ bản 110
3.2.1. Nhóm giải pháp chung, đổi mới và hoàn thiện hơn nữa môi trường pháp lý và môi trường kinh tế 111
3.2.1.1. Hoàn thiện cơ chế là nguồn lực quan trọng khắc phục những bức xúc kinh tế, xã hội nông thôn theo hướng HĐH bền vững 113
3.2.1.2. Đổi mới hơn nữa sự điều hành của Chính phủ và chính quyền các cấp cũng là một nguồn lực HĐH nông nghiệp, nông thôn bền vững 115
3.2.2. Nhóm giải pháp khắc phục bức xúc về kinh tế, văn hóa xã hội, môi trường 123
3.2.2.1. Phát huy những nhân tố thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và giải pháp khắc phục chênh lệch và bất bình đẳng kinh tế ở nông thôn 123
3.2.2.1.1. Phát huy những nhân tố thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 126
3.2.2.1.2. Giải pháp khắc phục chênh lệch và bất bình đẳng kinh tế, thực hiện công bằng xã hội trong phân phối thu nhập 128
3.2.2.2. Giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn 129
3.2.2.2.1. Một số đặc điểm lao động nông nghiệp 129
3.2.2.2.2. Giải pháp chung 130
3.2.2.2.3. Giải pháp mở rộng cầu lao đông ở nông thôn thực hiện ly nông bất ly hương 133
3.2.2.2.4. Giải pháp nâng cao chất lượng cung lao đông ở nông thôn trong hội nhập TWO 136
3.2.2.3. Một số giải pháp khắc phục ô nhiễm và bảo vệ môi trường 142
3.2.2.4. Giải pháp giữ gìn và phát triển bản sắc văn hóa truyền thống nông thôn Việt Nam 146
5 Kết luận 151
6 Danh mục tài liệu tham khảo 154
a) Tài liệu tiếng Việt 154
b) Tài liệu nước ngoài 162
c) Tài liệu trên mạng INTERNET 163
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

g một tháng giữa nhóm 20% người giàu nhất (top) và nhóm 20 % người cùng kiệt nhất (bottom) tại nông thôn Việt Nam (80/20) tương đối thấp so với nhiều nước láng giềng, chỉ kém một số nước như, Malaysia (120/30), Thailand (25/20)… xen thêm biểu đồ 2.4. Kinh tế phát triển, mức thu nhập và tiêu dùng của người dân được cải thiện và nâng cao rõ rệt. Trong lĩnh vực phân phối thu nhập đã khắc phục một bước quan trọng chủ nghĩa bình quân, tăng cường cơ chế kích thích, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
(Arikoko 2008)
Biểu đồ 2.4:chênh lệch tiêu dùng tháng giữa nhóm giàu nhất và nhóm cùng kiệt nhất ở Việt Nam và một số nước
Nguồn: Đặng Kim Sơn IPSARD.
2.1.2.4. Văn hóa xã hội nông thôn Việt Nam biến đổi theo hướng tích cực
“Trong hệ thống các mối quan hệ, bất cứ người nào cũng tìm thấy vị trí của mình trong một mảng của cộng đồng và có thể thỏa mãn nhu cầu về mặt này hay mặt khác” Phan H. L. : Làng xã cổ truyền của người Việt, tiến trình lịch sử và kết cấu kinh tế xã hội, Hà nội, năm 1996, tr. 136-137.
. Trong quan hệ ứng sử giữa người với người ở nông thôn Việt Nam, các hành vi của cá nhân vẫn được đặt trong các thiết chế xã hội (gia đình, dòng họ, làng xã) làm cho vai trò của cộng đồng vẫn giữ được. Đến nay, nông dân Việt Nam về cơ bản vẫn giữ được kết cấu xã hội đa dạng, có khả năng thích nghi cao với quá trình lịch sử đầy biến động. Chính vì vậy, trong nông thôn Việt Nam đã xuất hiện nhiều cách tổ chức và ứng sử vừa uyển chuyển, vừa bền bỉ để tự vệ mình. Đặc điểm này đã tạo nên sức sáng tạo và tinh thần ủng hộ đổi mới của Đảng.
Song kết cấu chặt chẽ và đóng kín của cộng đồng làng xã Việt Nam cổ truyền là nhân tố cản trở sự kết hợp với nhau quy mô lớn. Đó là đặc điểm có tính phổ biến của người nông dân ở phần lớn các nước châu Á, trong đó có Việt Nam. Tiếp biến đặc điểm này, các nước Nhật bản, Đài Loan, Hàn Quốc đã tổ chức các hợp tác xã nông nghiệp, hợp tác xã tín dụng, hợp tá xã khuyến nông trên cơ sở huyết thống, lãnh thổ, nghề nghiệp rất thành công, có thể là bài học quý cho Việt Nam…
Nếp sống làng, tĩnh, hài hòa giữa con người với con người, giữa vật chất và tinh thần, giữa thiên nhiên và con người là phần quan trọng của văn hóa làng Việt phần lớn vẫn giữ được, có tác dụng điều chỉnh sự ứng xử trong mọi quan hệ của con người trong xã hội hiện đại và tạo nên sự cân bằng, sự vững bền của mỗi con người trong mọi biến động của xã hội và tự nhiên.
1/Về văn hóa phi vật thể làng, bản ở nông thôn Việt Nam. Dưới ánh sáng đổi mới của Đảng, văn hóa phi vật thể ở nông thôn Việt Nam dần dần khôi phục và hoạt động trở lại. Giá trị văn hóa của xóm làng Bắc bộ vẫn giữ được và gói gọn trong mấy chữ “trọng”: “trọng tĩnh, trọng tình, trọng tước, trọng hoan, trọng mẫu…” Vũ Hữu Sự (2008): Cần một khoán mười nữa cho nông thôn,
. Các giá trị văn hóa này được các hương ước duy trì và dư luận xã hội là chế tài bảo vệ. Các vị thành hoàng được thờ trong đình là những danh nhân lịch sử, văn hóa, người có công với làng hay có công lập làng. Đình hiện nay vẫn là nơi diễn ra lễ hội, mà lễ hội mở vào ngày giỗ thành hoàng của làng là để tưởng nhớ các vị thành hoàng. Hiện vẫn có tác dụng quan trọng giáo dục, quy tụ nhân tâm, giữ gìn nếp làng rất cao.
Tất cả các làng, bản Việt Nam đều ẩn chứa một kho tàng lớn văn hóa phi vật thể quý như các chuyện cổ tích, chuyện ngụ ngôn, ca dao tục ngữ, trường ca, dân ca…. Trong các dịp lễ hội, ma chay cưới xin… hiện nay, các hoạt động văn hóa được tiến hành với sự tham gia của toàn cộng đồng tạo nên không khí gắn bó và sự kết nối giữa các thế hệ. Trong văn hóa của làng, tôn giáo, sinh hoạt tâm linh, sinh hoạt cộng đồng, giải trí văn hóa gắn với nhau một cách hài hòa. Thông qua các hoạt động văn hóa cộng đồng, các khía cạnh khác nhau của văn hóa ẩm thực, văn nghệ…. được khôi phục và phát triển. Chính nó đã ẩn chứa đằng sau vẻ đẹp của văn hóa phi vật thể làng truyền thống Việt Nam. Đó là sự hài hòa với thiên nhiên và các giá trị khoa học của kiến thức bản địa được đúc kết trong lịch sử. Đó là tính hiệu quả của hệ thống sản xuất “vườn ao chuồng“ của nông thôn Đồng bằng sông Hồng; hay “văn minh mượt vườn” của Đồng bằng sông Cửu Long.
Nhìn chung, phần lớn các làng bản ở nông thôn Việt Nam hiện về cơ bản vẫn giữ được mối quan hệ cộng đồng gắn bó chặt chẽ, tạo nên cơ chế ràng buộc tự nhiên, giám sát các cá nhân về đạo đức, tâm lý, hình thành nên kỷ luật chung trong làng bản và tạo ra sự thống nhất trong hành động.
2/Về văn hóa vật thể: Hiện nay, các công trình văn hóa vật thể truyền thống về cơ bản vẫn được bảo tồn, đồng thời đã xuất hiện hệ thống điện, hệ thống cấp nước sinh hoạt, hệ thống thông tin liên lạc, hệ thống đường giao thông. Trường học, bệnh viện, nhà văn hóa - bưu điện đã và đang trở thành công trình công cộng mới đem lại cuộc sống văn minh cho người dân nông thôn từ miền suôi đến vùng cao. Trong các gia đình nông dân hiện nay, công trình vệ sinh, nguồn nước sạch… đã trở thành nếp sinh hoạt mới.
Cùng với mức cải thiện điều kiện sinh hoạt, được sự quan tân đầu tư của Đảng và Chính quyền các cấp, các công trình văn hóa vật thể làng như đền, chùa, đình, miếu…được bảo vệ và tôn tạo. Các sinh hoạt lễ hội được khôi phục và phát triển, hoạt động tôn giáo được tôn trọng, các làng nghề truyền thống được bảo tồn và phát triển. Nhiều công trình văn hóa làng vật thể như: Hội An, Bát Tràng, Chùa Hương…hoạt động tôn giáo vật thể và phi vật thể đã gắn liền với dịch vụ du lịch. Sự hoạt động ấy đang trở thành hoạt động kinh tế, xã hội quan trọng của các địa phương.
Trong kho tàng văn hóa vật thể của làng Việt Nam, các công trình công cộng đóng vai trò tâm linh và sinh hoạt cộng đồng quan trọng về cơ bản vẫn được bảo tồn. Trung tâm của các làng ở Đồng bằng sông Hồng là đình làng ( 90%). Làng ở Bắc Bộ có đình thờ thành hoàng. Đình còn là nơi sinh hoạt cộng đồng. Ngoài ra còn có tới 60% làng có chùa thờ Phật hay điên thờ Mẫu. Đình thường gắn với cây đa như một biểu tượng trường tồn về thời gian không gian, bên cạnh thường có ao làng hay hồ lớn tạo cảnh quang yên tĩnh và hài hòa cho nơi quy tụ tam linh của cả làng. Các ngả vào làng đều được giới hạn bằng cổng làng.
Văn hóa làng vật thể Tây Nguyên về cơ bản vẫn được bảo tồn: có nguồn nước chung, một nghĩa địa chung, một khu săn bắn chung, một khu đất đai chung, mà mọi thành viên đều có quyền khai thác và canh tác. Các Nhà Rông của người Xơđăng, Bana cao vút và kiên cố, nhà Âng hay căn phòng dài nhà khách của người Êđê làm nơi tụ họp cộng đồng, tiến hành các lễ thức tôn giáo, vui chơi giải trí.
Tuy nhiên, do sự tàn phá của chiến tranh, thiên tai, chủ trương, nhận thức sai lạc trong các giai đoạn phát triển đã làm mất đi nhiều vốn quý của văn hóa vật thể ở nông thôn Việt Nam như đền chùa, nh...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status