Những tác động của toàn cầu hóa truyền thông đại chúng đối với truyền thông đại chúng ở Việt Nam; những giải pháp hạn chế tiêu cực - pdf 18

Link tải luận văn miễn phí cho ae
I. Truyền thông và truyền thông đại chúng
Lịch sử loài người phát triển trải qua những hình thái kinh tế - xã hội khác
nhau. Theo đó, cách ứng xử, giao tiếp cũng vận động, biến đổi không ngừng theo
chiều hướng ngày càng hoàn thiện và hiện đại. Hoạt động giao tiếp ngày càng được
tăng cường và có vai trò vô cùng quan trọng, như là một điều kiện hàng đầu cho sự
tồn tại của loài người với tính chất là một xã hội. Nhờ đó sự giao tiếp mà con người
thiết lập và duy trì được các mối quan hệ xã hội với nhau, hiểu biết lẫn nhau, trao đổi
những kinh nghiệm sống và liên kết hợp tác với nhau trong lao động sản xuất, chinh
phục thiên nhiên, đấu tranh xã hội. Hoạt động giao tiếp ấy được gọi là truyền thông.
Như vậy, truyền thông là sự trao đổi thông điệp giữa các thành viên hay các nhóm
người trong xã hội nhằm đạt được sự hiểu biết lẫn nhau.
Trong quá trình của mình, truyền thông là một trong những yếu tố hàng đầu
làm cho con người tự nhiên trở thành con người xã hội và thúc đẩy xã hội phát triển
không ngừng. Xã hội càng phát triển, nhu cầu và quy mô giao tiếp trao đổi thông tin
càng lớn, đòi hỏi phải có sự trợ giúp của các phương tiện kỹ thuật thông tin mới. Khi
đó, các phương tiện thông tin đại chúng trở thành người điều khiển các quá trình giao
tiếp mang tính xã hội rộng rãi. Như vậy, truyền thông đại chúng là hoạt động giao tiếp
xã hội rộng rãi thông qua các phương tiện thông tin đại chúng.
Thực chất, truyền thông đại chúng là một cách biểu hiện mới của hoạt
động truyền thông trong xã hội với nhiều loại hình phương tiện khác nhau (sách, báo
in, điện ảnh, phát thanh, truyền hình, quảng cáo, internet, băng đĩa hình và âm thanh).
Truyền thông đại chúng ra đời và phát triển gắn liền với sự phát triển của xã
hội loài người và bị chi phối trực tiếp bởi hai yếu tố là nhu cầu thông tin giao tiếp và
kỹ thuật - công nghệ thông tin. Từ những kỹ thuật truyền thông sơ khai nhất là ngôn
ngữ, ký hiệu đến chữ viết, in, phát hành sách và ngày nay là sự bùng nổ của phát
thanh, truyền hình và đặc biệt là máy tính, mạng máy tính toàn cầu.
Sự ra đời của máy tính điện tử là sự mở đầu cho một kỷ nguyên mới - kỷ
nguyên công nghệ thông tin. Mạng máy tính toàn cầu mang đến cho xã hội một
cách mới mẻ về trao đổi thông tin, làm cho công chúng có quyền chủ động
trong việc lập ra và tiếp cận một thực đơn tin tức, tài liệu phù hợp với yêu cầu, mong
muốn của mình.
Cùng với máy tính, hệ thống vệ tinh nhân tạo và cáp quang đã hình thành,
phát triển và là cơ sở kỹ thuật cần thiết để các hãng tin tức, các đài phát thanh, truyền
hình, các tòa soạn báo liên kết với nhau, truyền tin tức cho nhau, hình thành những
hãng thông tin lớn có thể khai thác chung không gian địa lý, không còn cản trở
sự giao tiếp con người với
con người.
II. Toàn cầu hóa truyền thông đại chúng
Nằm trong xu thế vận động chung cũng như sự tác động lẫn nhau của nhiều
lĩnh vực như kinh tế, môi trường, khoa học và công nghệ, toàn cầu hóa truyền thông
đại chúng là một hiện tượng khách quan. Đó chính là quá trình quy chuẩn hóa và mở
rộng quy mô ra toàn cầu về phạm vi ảnh hưởng, nguồn tin, công chúng, phương tiện,
kỹ thuật, cách thức thông tin và tiếp cận thông tin của các loại hình hoạt động truyền
thông đại chúng. Có thể nói toàn cầu hóa truyền thông đại chúng bắt đầu từ giữa thế
kỷ XX và ngày nay đã trở thành một hiện thực không thể cưỡng nổi. Nó như một hệ
quả của sự vận động của một loạt lĩnh vực khác trong đời sống thực tiễn và đến lượt
mình, nó lại trở thành một điều kiện, một động lực thúc đẩy quá trình toàn cầu hóa
của các lĩnh vực khác.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa truyền thông đại chúng, sự giao lưu giữa các dân
tộc không chỉ mở ra theo chiều rộng mà mạnh mẽ cả về chiều sâu. Toàn cầu hóa
truyền thông đại chúng là kết quả tất yếu của việc mở rộng các hình thức giao lưu của
loài người, nó nhất định sẽ dẫn đến sự chuyển đổi về hình thức tư duy và quan niệm
giá trị. Nét nổi bật của quá trình toàn cầu hóa truyền thông đại chúng là sự mở rộng
quy mô ảnh hưởng, thu hẹp không gian và thời gian giao tiếp đã tạo ra cơ hội cho các
dân tộc, cộng đồng người có thể tiếp cận với các phương tiện truyền thông đại chúng.
Nhờ đó mà công chúng có thể tiếp cận thông tin từ các phương tiện truyền thông đại
chúng ngày càng dễ dàng hơn, thuận lợi hơn.

Toàn cầu hóa nói chung và toàn cầu hóa truyền thông đại chúng nói riêng đã
tác động mạnh mẽ lên mọi mặt của đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa thế giới.
Về chính trị, chính trị là yếu tố quan trọng chi phối toàn cầu hóa truyền thông
đại chúng, bởi trong thời đại ngày nay ngày càng có nhiều vấn đề đặt ra với quy mô
tác động và phạm vi ảnh hưởng của nó trên toàn thế giới, đòi hỏi Liên hợp quốc, các
tổ chức quốc tế cần có sự tác động, ảnh hưởng hay can thiệp vào các vấn đề, sự kiện
của từng quốc gia, để tìm ra con đường, cách thức giải quyết, hay ít ra cũng nhằm tạo
sự chú ý, quan tâm của dư luận chung trong khu vực hay toàn thế giới.
Về kinh tế, trong những thập kỷ vừa qua, do sức ép cạnh tranh của thị trường
rộng lớn được tạo ra bởi sự tập trung tích tụ tư bản cùng với sự phát triển của khoa
học - kỹ thuật và công nghệ, đã dẫn tới sự ra đời của nhiều tập đoàn truyền thông
lớn có khả năng chi phối nhiều hoạt động trong lĩnh vực truyền thông đại chúng
trên phạm vi quốc gia, khu vực và toàn cầu. Đó là những hãng thông tấn UPI, AP ở
Mỹ, BBC, Roi-tơ ở Anh, AFP ở Pháp... Những thành tựu quan trọng của cuộc cách
mạng khoa học - kỹ thuật và công nghệ đã tạo điều kiện cho tiến trình toàn cầu hóa
trên các lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực truyền thông đại chúng. Đáng chú ý là những
thành tựu về điện tử, viễn thông, chinh phục vũ trụ, vật liệu mới, công nghệ máy
tính... có thể nói điện tử - thông tin là cơ sở kỹ thuật thúc đẩy toàn cầu hóa nói chung,
trong đó có toàn cầu hóa truyền thông đại chúng, ngược lại toàn cầu hóa lại tạo ra thị
trường cho điện tử - thông tin phát triển.
Ngoài các yếu tố về kinh tế, chính trị, khoa học kỹ thuật và công nghệ, còn có
các yếu tố khác như giao thông vận tải, dân số và di dân tự do, sự ô nhiễm môi
trường, dịch bệnh, các tệ nạn xã hội, khủng bố... cũng là những nguyên nhân, điều
kiện, góp phần tạo thành môi trường cho quá trình toàn cầu hóa truyền thông đại
chúng.
Toàn cầu hóa, nhất là toàn cầu hóa về kinh tế đang tạo ra những thời cơ phát
triển cho các quốc gia. Đó là các cơ hội để các nước đang phát triển phát huy lợi thế
so sánh, thu hút đầu tư về vốn, khoa học - kỹ thuật và công nghệ, nâng cao số lượng,
chất lượng nguồn nhân lực... để thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội, theo kịp các
nước phát triển. Ngoài ra còn là các cơ hội để giải quyết các vấn đề chính trị, xã hội


0dgmM04c9obn9KG
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status