Một số giải pháp nhằm tăng cường hiệu lực quản lý của Nhà nước đối với sự phát triển kinh tế ở nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào - pdf 18

Download miễn phí Luận văn Một số giải pháp nhằm tăng cường hiệu lực quản lý của Nhà nước đối với sự phát triển kinh tế ở nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào



MỤC LỤC
 
 
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: MỘT SỐ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ VÀ TÍNH TẤT YẾU PHẢI TĂNG CƯỜNG VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC LÀO ĐỐI VỚI KINH TẾ 5
1.1. Lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin về vai trò của Nhà nước đối với nền kinh tế 5
1.2. Kinh nghiệm quản lý kinh tế và phát triển kinh tế của một số nước trong khu vực 29
1.3. Thực trạng tình hình quản lý của Nhà nước Lào đối với kinh tế trong những năm qua 37
Chương 2: CÁC GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC LÀO ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ TRONG GIAI ĐOẠN MỚI 66
2.1. Phương hướng nâng cao hiệu lực quản lý kinh tế của nhà nước cộng hòa dân chủ nhân dân Lào hiện nay 67
2.2. Các giải pháp tăng cường hiệu lực quản lý của Nhà nước đối với kinh tế 73
KẾT LUẬN 122
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 123
 
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ên tinh thần kiên định thực hiện đường lối đổi mới; tăng cường tổng kết thực tiễn và không ngừng hoàn chỉnh lý luận về con đường xây dựng CNXH [32, tr.115-116].
1.3.4.1. Nhà nước quản lý các thành phần kinh tế
Trong quá trình phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, điều hết sức quan trọng là mang nội dung định hướng XHCN trong đó kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể là nền tảng của nền kinh tế cho sự định hướng tiến lên CNXH, đồng thời là cơ sở của chế độ mới nền tảng của thượng tầng kiến trúc chính trị và tư tưởng.
Như vậy, sự cần thiết phải quản lý nhà nước đối với các thành phần kinh tế hiện nay ở Lào là: Nhà nước phải thống nhất quản lý nền kinh tế quốc dân bằng pháp luật, kết hoạch chính sách phân công trách nhiệm và phân cấp quản lý nhà nước, giữa các ngành, các cấp kết hợp lợi ích của cá nhân của tập thể với lợi ích của Nhà nước. Trong đó có sự quản lý nhà nước với các doanh nghiệp là trách nhiệm của các cơ quan nhà nước.
Đối với doanh nghiệp nhà nước, Nhà nước ban hành chính sách, cơ chế quản lý đối với từng loại doanh nghiệp nhà nước, chính sách khuyến khích, chế độ trợ cấp, trợ giá và chế độ ưu tiên đối với các sản phẩm và dịch vụ hoạt động công ích.
Quyết định các biện pháp bảo hộ và hỗ trợ các doanh nghiệp nhà nước giữ vị trí quan trọng đối với nền kinh tế quốc dân; tổ chức xây dựng quy hoạch và chiến lược phát triển doanh nghiệp nhà nước trong tổng thể quy hoạch và chiến lược phát triển ngành, lãnh thổ; tổ chức xây dựng quy hoạch và đào tạo cán bộ quản lý và cán bộ điều hành doanh nghiệp nhà nước; tổ chức kiểm tra, thanh tra việc thực hiện pháp luật, chủ trương, chính sách, chế độ nhà nước tại các doanh nghiệp.
Đối với thành phần kinh tế tập thể, Nhà nước phải bảo hộ quyền lợi hợp pháp của hợp tác xã, quyền bình đẳng trước pháp luật trong sản xuất kinh doanh, ban hành các văn bản pháp luật để khuyến khích hợp tác xã phát triển trong một số ngành nghề về giao đất, cho thuê đất, được miễn giảm thuế, tạo điều kiện vay vốn của các ngân hàng; phải xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược quy hoạch, kế hoạch phát triển hợp tác xã; ban hành các chính sách ưu đãi hỗ trợ cho hợp tác xã về đất đai, thuế, tín dụng, đầu tư xuất nhập khẩu; đào tạo bồi dưỡng cán bộ, thông tin khoa học công nghệ.
Đối với thành phần kinh tế tư bản nhà nước, thành phần kinh tế này có vai trò quan trọng trong việc phát triển lực lượng sản xuất, động viên tiềm năng to lớn về vốn, công nghệ, khả năng tổ chức quản lý của các nhà nước tư bản vì lợi ích của bản thân họ, cũng như công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Muốn thu hút và khai thác thế mạnh của thành phần kinh tế này, Nhà nước cần xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách đầu tư nước ngoài; ban hành các văn bản pháp luật và hoạt động đầu tư nước ngoài; hướng dẫn các ngành địa phương trong việc thực hiện các hoạt động liên quan nhà nước trong việc quản lý đầu tư, kiểm tra thanh tra và giám sát các hoạt động hợp tác đầu tư kinh doanh của các nhà đầu tư nước ngoài; quy định việc phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc quản lý đầu tư; kiểm tra thanh tra và giám sát các hoạt động hợp tác đầu tư kinh doanh của các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Đối với kinh tế tư nhân, cá thể thành phần kinh tế này có vị trí quan trọng lâu dài, là một bộ phận hợp thành của kinh tế hiện nay ở CHDCND Lào. Giúp đỡ thành phần kinh tế này góp phần giải quyết các khó khăn về vốn, về khoa học và công nghệ, về thị trường tiêu thụ sản phẩm. Hướng dẫn thành phần kinh tế này, vì lợi ích thiết thân và nhu cầu phát triển của sản xuất từng bước đi vào làm ăn hợp tác một cách tự nguyện. Nhà nước phải hướng dẫn các cá nhân, pháp nhân, tổ hợp tác, hộ gia đình có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật được hoạt động thương mại sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực tại các địa bàn mà pháp luật không cấm.
Để đảm bảo lợi ích quốc gia, Nhà nước độc quyền kinh doanh thương mại trong một số lĩnh vực, tại một số địa bàn đối với một số mặt hàng dịch vụ theo danh mục do Chính phủ công bố: Nhà nước bảo hộ quyền hoạt động thương mại sản xuất kinh doanh hợp pháp và tạo điều kiện thuận lợi cho người thương nhân trong hoạt động thương mại; Nhà nước bảo đảm quyền bình đẳng trước pháp luật của người sản xuất kinh doanh thuộc các thành phần kinh tế hoạt động thương mại.
Tóm lại, việc sử dụng và phát huy sức mạnh cũng như hạn chế những mặt tiêu cực, tính tự phát của các thành phần kinh tế hiện nay ở Lào dưới sự quản lý của Nhà nước sẽ góp phần quan trọng trong việc phát triển lực lượng sản xuất chuyển nền kinh tế tự nhiên sang nền kinh tế hàng hóa hiện nay ở Lào.
1.3.4.2. Xây dựng quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa
Đối với CHDCND Lào phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước từng bước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Xét về bản chất là một kiểu tổ chức nền kinh tế, vừa dựa trên những nguyên tắc và quy luật của kinh tế thị trường, vừa dựa trên nguyên tắc và mục tiêu của CNXH. Nói cách khác, nó là một kiểu tổ chức kinh tế được kết hợp giữa cái chung của kinh tế thị trường và cái đặc thù là XHCN, trong đó cái đặc thù quy định tính chất tổ chức kinh tế đó.
Bản chất kinh tế thị trường định hướng từng bước đi lên CNXH đã quy định việc tổ chức nền kinh tế thị trường theo 4 nguyên tắc cơ bản như sau:
Một là, nguyên tắc sở hữu: với tính cách đa dạng về hình thức, trong đó sở hữu Nhà nước giữ vai trò trụ cột.
Hai là, nguyên tắc cơ chế vận hành: cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước bằng pháp luật, kế hoạch, chính sách và các công cụ khác.
Ba là, nguyên tắc về phân phối thu nhập: thực hiện sự kết hợp chặt chẽ nguyên tắc phân phối XHCN (phân phối theo lao động phân phối thông qua phúc lợi xã hội) và nguyên tắc phân phối của kinh tế thị trường như phân phối theo giá trị sức lao động, phân phối theo vốn theo tài sản.
Bốn là, kết hợp hài hòa giữa văn hóa truyền thống dân tộc và văn hóa hiện đại có chọn lọc trong đó lấy văn hóa dân tộc gốc.
Trong thực tế hiện nay,CHDCND Lào là một nước kém phát triển, kinh tế thị trường mới bắt đầu hình thành lại diễn ra trong bối cảnh thời đại mới khác nhiều so với trước. Để nắm bắt "cơ hội" vượt qua thách thức rút ngắn khoảng cách lạc hậu "tụt hậu" xa so với các nước, phải giữ vững định hướng XHCN, nên lựa chọn mô hình phát triển kinh tế thị trường trong đó phải:
Một là, phát triển trong sự kết hợp hài hòa giữa quy luật phát triển theo tuần tự với quy luật phát triển nhảy vọt.
Hai là, phát triển theo ba trình độ phát triển của kinh tế hàng hóa như: kinh tế hàng hóa giản đơn, kinh tế hàng hóa tự do và kinh tế hàng hóa hỗn hợp. Tất nhiên trong từng thời điểm tính trội của mỗi trình độ có khác nhau.
Ba là, tập trung phát triển kinh tế nô...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status