Vai trò Mặt trận Lào xây dựng Tổ quốc trong việc thực hiện quyền lực chính trị của nhân dân các bộ tộc Lào hiện nay - pdf 18

Download miễn phí Luận văn Vai trò Mặt trận Lào xây dựng Tổ quốc trong việc thực hiện quyền lực chính trị của nhân dân các bộ tộc Lào hiện nay



MỤC LỤC
 
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: MẶT TRẬN LÀO XÂY DỰNG TỔ QUỐC TRONG VIỆC THỰC HIỆN QUYỀN LỰC CHÍNH TRỊ CỦA NHÂN DÂN CÁC BỘ TỘC LÀO 6
1.1. Vị trí, vai trò, tầm quan trọng của Mặt trận Lào xây dựng Tổ quốc trong hệ thống chính trị ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào 6
1.2. Đặc điểm tổ chức của Mặt trận Lào xây dựng Tổ quốc 20
Chương 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA MẶT TRẬN LÀO XÂY DỰNG TỔ QUỐC TRONG VIỆC THỰC HIỆN QUYỀN LỰC CHÍNH TRỊ CỦA NHÂN DÂN CÁC BỘ TỘC LÀO 35
2.1. Một số nét về tình hình kinh tế - xã hội và đổi mới chính trị có liên quan đến sự hình thành và hoạt động công tác Mặt trận Lào 35
2.2. Các hoạt động của Mặt trận Lào xây dựng Tổ quốc 47
Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG CƠ BẢN VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU CỦA MẶT TRẬN LÀO TRONG VIỆC THỰC HIỆN QUYỀN LỰC CHÍNH TRỊ CỦA NHÂN DÂN CÁC BỘ TỘC LÀO 64
3.1. Những phương hướng cơ bản của Mặt trận Lào xây dựng Tổ quốc trong việc thực hiện quyền lực chính trị của nhân dân lao động 64
3.2. Những giải pháp chủ yếu 70
KẾT LUẬN 81
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 84
PHỤ LỤC 88
 
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

lên 26,1%.
Với sự tăng trưởng ổn định và khá cao trong nhiều năm nên mức sống của nhân dân đã được nâng lên đáng kể: năm 1975 GDP bình quân đầu người chỉ đạt 70 USD/ người/ năm, năm 1995 là 260,6 USD/ người/ năm, năm 2005 là 440USD/ người/ năm.
Nhờ có chính sách mở cửa và luật đầu tư nước ngoài hợp lý nên đến năm 2002 đã thu hút được nhiều dự án đầu tư nước ngoài có tác động mạnh đến phát triển kinh tế - xã hội đất nước (102 dự án với số vốn đầu tư 132.318.200 USD) [56, tr. 78].
Tóm lại, nền kinh tế của CHDCND Lào hiện nay là nền kinh tế phát triển theo định hướng XHCN, nền kinh tế dựa trên sự phát triển cơ cấu kinh tế nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, kinh tế hợp tác và các thành phần kinh tế khác cùng phát triển. Yêu cầu số một của việc phát triển kinh tế là phải tập hợp được mọi lực lượng xã hội vào trong một tổ chức sản xuất nhất định và Mặt trận Lào xây dựng Tổ quốc đã có thành tích rất lớn trong việc huy động và tập hợp các lực lượng xã hội vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Đặc trưng về xã hội Lào
Lào là một nước có nhiều thành phần dân tộc. Đơn vị cơ sở của mỗi thành phần dân tộc ở Lào được gọi là "phầu" tương đương với bộ tộc. Cả nước Lào có 49 phầu [29, tr. 1]. Số lượng đông đảo các phầu và đặc điểm cư trú xen cài chặt chẽ giữa các phầu trên bình diện toàn quốc, thậm chí có nơi đến từng mường (huyện), bản (làng) tạo nên một bức khảm dân tộc hết sức phong phú và đa dạng.
Cách mạng Lào đã thành công trong việc diễn đạt tiếng nói chung của cộng đồng dân tộc Lào bằng cách gọi các phầu Lào theo ba khối: Khối thứ nhất là các phầu Lào ở dưới thấp, chiếm lĩnh khu vực đồng bằng, thung lũng ven sông hay thung lũng ven chân núi, "tức là nhóm Lào Lùm đa số chiếm 64% dân số; khối thứ hai là nhóm Lào Thơng ở các cao nguyên và đồng bằng, chiếm 22% dân số; khối thứ ba là nhóm Lào Xủng sống ở đỉnh núi, chiếm 14% dân số" [8, tr. 26]. Hiện nay, sau khi đất nước được giải phóng năm 1975, do chính sách của Đảng và Nhà nước Lào, nhân dân các bộ tộc Lào (các phầu) đã tiến hành sản xuất phát triển kinh tế làm cho các khu vực kinh tế gắn chặt với nhau từ Bắc đến Nam, từ đỉnh núi đến đồng bằng, từ thành phố đến nông thôn, làm cho ba khối Lào ngày càng đoàn kết, gắn bó chặt chẽ với nhau, cùng nhau xây dựng Tổ quốc.
Ngay từ thời xa xưa, việc nhận thức sâu sắc đoàn kết dân tộc là nguyện vọng sống còn của nhân dân các bộ tộc Lào (từ huyền thoại quả bầu đến hiện thực đó là đại đoàn kết của các bộ tộc Lào sinh động). Người Lào vốn có một ý thức cộng đồng cao, sống chan hòa trong cộng đồng "như hình thức công xã nông thôn"; họ luôn mong mọi người sống tốt đẹp, gặp nhiều may mắn để hưởng hạnh phúc, đồng thời đòi hỏi một sự đối xử công bằng cho tất cả mọi người.
Xã hội Lào trước khi thực dân Pháp vào xâm lược là một xã hội phong kiến (phong kiến phân tán yếu ớt, chưa tập quyền). Cơ sở kinh tế của xã hội Lào lúc bấy giờ là nền nông nghiệp trồng lúa nước và làm rẫy ở trình độ lạc hậu, tự cung tự cấp khép kín, phân tán, ít giao lưu. Trên cái nền kinh tế thấp kém đó, hình thành lên một cấu trúc xã hội theo kiểu thiết chế phong kiến phương Đông: Vua - quan - thần dân. Khi thực dân Pháp nhảy vào xâm lược, tuy ít nhiều có làm thay đổi bộ mặt nền kinh tế- xã hội ở nước Lào. Song về cơ bản xã hội Lào lúc này vẫn là một xã hội thuộc địa lệ thuộc, dựa trên thiết chế có tính chất quan liêu, quân phiệt để duy trì ách áp bức, nô dịch của bọn đế quốc bên ngoài và phong kiến tay sai ở trong nước. Trong một xã hội như thế, con người Lào tất yếu còn chịu ảnh hưởng khá sâu đậm của những tư tưởng, tập tục phong kiến xa lạ với các thiết chế dân chủ, xa lạ với những nhu cầu về các quyền cơ bản của con người.
Xã hội Lào trước khi giải phóng là một xã hội phong kiến - nửa thuộc địa. Quá trình phát triển của nó được diễn ra một cách chậm chạp với một số đặc điểm như: trình độ phân hóa giai cấp chưa cao, chưa sâu sắc vì nhiều nguyên nhân do lịch sử, địa lý và kinh tế, hơn nữa, lại bị chế độ phong kiến sơ kỳ thống trị nhiều thế kỷ, tiếp theo là chế độ thực dân cũ và mới.
Sau khi đất nước được giải phóng năm 1975, Lào đã xây dựng và phát triển chế độ CHDCND để tạo tiền đề vững chắc đi lên chủ nghĩa xã hội. Đảng và Chính phủ đã cố gắng tạo mọi điều kiện để biến đổi nhiều mặt trong xã hội và phát triển kinh tế.
- Đặc trưng chính trị và tình hình hệ thống chính trị ở CHDCND Lào hiện nay
Chính trị là một hiện tượng xã hội đặc biệt, xuất hiện khi giai cấp ra đời, ngay từ đầu đã là một vấn đề nổi bật trong đời sống xã hội. "Chính trị" theo nguyên nghĩa của nó là những công việc nhà nước hay xã hội, là phạm vi hoạt động gắn với những quan hệ các giai cấp, các dân tộc và các nhóm xã hội khác nhau mà hạt nhân của nó là vấn đề giành, giữ và sử dụng quyền lực nhà nước [24, tr. 61].
Chính trị là phạm trù rộng lớn. Cái quan trọng nhất trong chính trị, theo Lênin, là "Tổ chức chính quyền nhà nước", Vì vậy, "chính trị là sự tham gia vào những công việc của Nhà nước, là việc vạch hướng đi cho Nhà nước, việc xây dựng những hình thức, nhiệm vụ, nội dung hoạt động của Nhà nước [10, tr. 404].
Theo Lênin, chính trị là biểu hiện tập trung của kinh tế, là kinh tế được cô đọng lại. Điều đó có nghĩa là chính trị của một giai cấp là do địa vị thống trị trong kinh tế sẽ trở thành giai cấp thống trị xã hội về mặt chính trị. Sự thống trị về kinh tế chỉ được thực hiện một cách đầy đủ bằng quyền lực của Nhà nước và Nhà nước là công cụ chủ yếu để đảm bảo quyền lợi cho giai cấp thống trị, trong đó lợi ích kinh tế là cái cơ bản nhất.
Xuất phát từ luận điểm trên của chủ nghĩa Mác - Lênin, Đảng NDCM Lào từ khi mới ra đời đã vận dụng, tuyên truyền, giáo dục nhân dân các bộ tộc Lào tham gia làm cách mạng dân tộc dân chủ, từng bước tiến hành đập tan bộ máy nhà nước của bọn phong kiến - thực dân cũ và mới, giải phóng đất nước, giành chính quyền về tay giai cấp công nhân và nhân dân lao động.
Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đã làm thay đổi tình hình chính trị ở Lào. Sau hơn 30 năm đấu tranh giành chính quyền của nhân dân các bộ tộc Lào, đến ngày 2-12-1975, cách mạng Lào đã thành công, toàn bộ chính quyền đã chuyển về tay giai cấp công nhân và nhân dân lao động, dưới sự lãnh đạo của Đảng NDCM Lào. Nhân dân các bộ tộc Lào đã trở thành người làm chủ đất nước, làm chủ xã hội. Trong Báo cáo chính trị Đại hội V của Đảng NDMC Lào đã nhấn mạnh: "Trong chế độ dân chủ nhân dân, Nhà nước là của dân, do dân và vì dân; mọi hoạt động của Nhà nước đều nhằm đem lại cơm no, áo ấm cho nhân dân và làm cho đất nước giàu mạnh" [38, tr. 42]. Đó là bản chất của chế độ dân chủ nhân dân ở Lào. Trong Chương 1, Điều 2 Hiến pháp đầu tiên của nước CHDCND L
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status