Lý luận của C.Mác về giá trị thặng dư trong điều kiện của thế giới hiện nay - pdf 18

Link tải luận văn miễn phí cho ae


MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1. HỌC THUYẾT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ CỦA C. MÁC - NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN 13
1.1. Lý luận giá trị lao động cơ sở nền tảng khoa học của lý luận giá trị thặng dư 13
1.1.1. Những vấn đề cơ bản về lý luận giá trị lao động của C.Mác 13
1.1.2. Sự phát triển lý luận giá trị thặng dư trên cơ sở lý luận giá trị của Mác 23
1.2. Lý luận cơ bản về sản xuất và bóc lột giá trị thặng dư 27
1.2.1. Lý luận cơ bản về hàng hoá sức lao động 27
1.2.2. Lý luận cơ bản về quá trình sản xuất giá trị thặng dư 35
1.2.3. Về sự phân chia tư bản thành tư bản bất biến và tư bản khả biến 44
1.2.4. Về vấn đề tiền công trong chủ nghĩa tư bản 47
1.2.5. Về tích luỹ tư bản 55
CHƯƠNG 2. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM MỚI VỀ LÝ LUẬN GIÁ TRỊ THẶNG DƯ TRONG THỜI ĐẠI NGÀY NAY - BẢN CHẤT CỦA VẤN ĐỀ 68
2.1. Những đặc điểm mới về sản xuất giá trị thặng dư 68
2.1.1. Về lý luận hàng hoá sức lao động 68
2.1.2. Về sự phân chia thành tư bản bất biến và tư bản khả biến 74
2.1.3. Mối quan hệ giữa các loại lao động với việc tạo ra giá trị thặng dư 86
2.1.4. Tác động của kinh tế tri thức tới sản xuất và phân phối giá trị thặng dư 100
2.2. Về phân phối giá trị thặng dư trong điều kiện của thế giới hiện nay 106
2.2.1. Bóc lột giá trị thặng dư trong chủ nghĩa tư bản hiện đại 106
2.2.2. Vấn đề bóc lột giá trị thặng dư trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam 119
CHƯƠNG 3. Ý NGHĨA LÝ LUẬN CỦA C.MÁC VỀ GIÁ TRỊ THẶNG DƯ ĐỐI VỚI QUÁ TRÌNH ĐẨY MẠNH CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ GẮN VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRI THỨC Ở VIỆT NAM 136
3.1. Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn với phát triển kinh tế tri thức 136
3.2. Vận dụng lý luận giá trị thặng dư, đề xuất những vấn đề để đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế quốc dân gắn với phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam 142
3.2.1. Phát triển nguồn nhân lực cho công nghệ cao và phát triển kinh tế tri thức 142
3.2.2. Xây dựng đồng bộ thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa 146
3.2.3. Xây dựng cơ sở hạ tầng công nghệ hiện đại, trước hết là cơ sở hạ tầng cho công nghệ thông tin 148
KẾT LUẬN 161
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 162
Mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài
Học thuyết giá trị thặng dư (m) là "hòn đá tảng" trong lý luận kinh tế của chủ
nghĩa Mác - Lênin. Trên nền tảng thế giới quan, phương pháp luận triết học mácxít,
với niềm tin xây dựng xã hội mới, tiến bộ của chủ nghĩa cộng sản khoa học mà kinh
tế chính trị mácxít đã kiên trì xây dựng và phát triển lý luận thông qua kế thừa có
phê phán các học thuyết kinh tế, những phân tích của C.Mác đối với quá trình sản
xuất tư bản chủ nghĩa cho thấy giá trị thặng dư được hình thành khi sản xuất hàng
hoá đã phát triển tới một trình độ nhất định và trở thành cơ sở vận động và phát
triển của chủ nghĩa tư bản với tư cách là một cách sản xuất xã hội cụ thể. Lý
luận giá trị thặng dư trong bộ "Tư bản" đã luận giải rõ các điều kiện hình thành,
nguồn gốc và bản chất của giá trị thặng dư, các phương pháp sản xuất giá trị thặng
dư, sự chuyển hoá giá trị thặng dư thành tư bản, sự vận động và biểu hiện của giá trị
thặng dư...
Lý luận giá trị thặng dư là phát kiến vĩ đại của Mác, nhờ phát hiện này, cuộc
cách mạng của kinh tế chính trị học mới được hình thành, xây dựng lên kinh tế
chính trị học của chủ nghĩa Mác - Lênin. Tính khoa học của lý luận giá trị thặng dư
được phát triển trên cơ sở lý luận giá trị lao động, trong đó phát kiến có tính mấu
chốt từ tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hoá. Nhờ sức mạnh của
phương pháp trừu tượng hoá khoa học biện chứng, đi sâu vào bản chất của hiện
tượng, Mác phát hiện ra hàng hoá có hai thuộc tính giá trị sử dụng và giá trị vì lao
động của sản xuất hàng hoá cũng gồm hai mặt lao động cụ thể và lao động trừu
tượng. Do đó, quá trình sản xuất hàng hoá cũng gồm hai mặt quá trình tạo ra giá
trị sử dụng và là quá trình làm tăng giá trị. Phải đứng vững trên phát minh này
của C.Mác thì mới có thể hiểu được lý luận giá trị thặng dư, mới khẳng định
được chính lao động sống xét về mặt lao động trừu tượng là nguồn gốc duy nhất
của giá trị thặng dư. Bước quyết định của sự phát triển nhận thức chính là ở chỗ xem xét tính chất hai mặt của một quá trình lao động sống. Lao động cụ thể của
quá trình lao động sống là quá trình chuyển dịch và bảo tồn lao động quá khứ
vào sản phẩm (c). Xét về mặt trừu tượng của quá trình đó thì là quá trình tạo ra
và làm tăng giá trị hay quá trình tạo ra giá trị mới (v + m)...
Trải qua 142 năm từ khi xuất bản quyển I - Bộ Tư bản (1867), học thuyết giá
trị thặng dư đã luôn trở thành vũ khí lý luận sắc bén của giai cấp công nhân được ví
như "Tiếng sét nổ giữa bầu trời quang đãng" của Chủ nghĩa tư bản.
Ngày nay, với sự phát triển nhảy vọt về chất của lực lượng sản xuất nhờ
những thành tựu vượt bậc của cách mạng khoa học - công nghệ trong nhiều lĩnh vực
đã tạo ra những tiền đề vật chất - kỹ thuật cho nền kinh tế tri thức ra đời ở các nước
tư bản chủ nghĩa phát triển. Dưới tác động của cách mạng khoa học - công nghệ
hiện đại, lực lượng sản xuất đã có những biến đổi sâu sắc và kéo theo những thay
đổi nhất định trong quan hệ sản xuất - xã hội. Sự chuyển hoá của khoa học thành
lực lượng sản xuất trực tiếp theo dự báo của C.Mác đã trở thành hiện thực. Cơ sở
vật chất kinh tế mới về chất đã có tác động với những mức độ và phương hướng
khác nhau đến nền sản xuất tư bản chủ nghĩa và thế giới. Trước hết, với tư liệu sản
xuất hiện đại, cách sản xuất sản phẩm tiên tiến, chủ nghĩa tư bản đạt được
năng suất lao động cao, tăng trưởng kinh tế và tạo ra một khối lượng của cải khổng
lồ có chất lượng cao. Đồng thời, kéo theo sự biến đổi về chất lượng, số lượng và
cơ cấu trong đội ngũ những người lao động. Đội ngũ những người lao động làm
thuê, lực lượng sản xuất cơ bản cũng có sự biến đổi cả về trình độ nghiệp vụ, cơ
cấu và các yếu tố cấu thành giá trị hàng hoá sức lao động để phù hợp với bước
nhảy vọt mang tính chất cách mạng của tư liệu sản xuất. Đây là một đòi hỏi
khách quan do chính quá trình sản xuất đặt ra v.v..
Sự phát triển này làm nảy sinh nhiều khía cạnh khác vừa cơ bản, vừa vận dụng
trong điều kiện mới, lại vừa phải đấu tranh phê phán các tư tưởng hoài nghi, mơ hồ,
thậm chí lợi dụng để xuyên tạc của các thế lực thù địch. Điều đó, đã và đang đặt ra
những vấn đề mới cần được luận giải về lý luận như: sản xuất giá trị thặng dư có còn cơ sở tồn tại và phát triển trong điều kiện của thế giới hiện đại hay không, nếu có thì
điều đó được biểu hiện ra như thế nào ? Vấn đề bóc lột giá trị thặng dư trong điều kiện
cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại và nền kinh tế tri thức ra sao ? Nguồn gốc
duy nhất của giá trị thặng dư là lao động sống của công nhân làm thuê và những vấn đề
về bần cùng hoá giai cấp công nhân trong điều kiện thế giới hiện đại được thể hiện như
thế nào v.v.. Vì vậy, vấn đề "Lý luận của C.Mác về giá trị thặng dư trong điều kiện
của thế giới hiện nay" được chọn làm đề tài nghiên cứu.
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài
Tác phẩm "Tư bản" thiên tài của C.Mác là một công trình nghiên cứu kinh tế
hết sức vĩ đại, đồng thời có ý nghĩa to lớn về mặt triết học và thời đại. Trong tác
phẩm này, C.Mác đã xây dựng và luận chứng tất cả các luận điểm và khái niệm cơ
bản của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Ông đã phân
tích khoa học và triệt để chủ nghĩa tư bản với tư cách là một hình thái kinh tế - xã
hội, đã vạch ra được các quy luật ra đời, phát triển và diệt vong của nó. Lý luận giá
trị thặng dư trong Bộ Tư bản cũng vậy, từ phân tích nguồn gốc và bản chất giá trị thặng
dư, C.Mác đồng thời đã khái quát sự phát triển của chủ nghĩa tư bản dưới góc độ lịch sử
thông qua ba giai đoạn phát triển của chủ nghĩa tư bản trong công nghiệp và luận giải xu
hướng lịch sử của tích luỹ tư bản... một cách toàn diện. Các dẫn liệu và số liệu minh chứng
cho các kết luận của Mác là tổng kết lịch sử vận động và phát triển chủ nghĩa tư bản đồng
thời là hoàn toàn hợp lý, dễ hiểu và thuyết phục.
Từ đó đến nay, trải qua hơn một thế kỷ, nền kinh tế - xã hội thế giới có
những đổi thay. Chủ nghĩa tư bản do thích ứng với những tác động của cách mạng
khoa học - công nghệ đang phát triển như vũ bão, do sự chi phối của lực lượng sản
xuất đang phát triển ở trình độ cao đã đạt được năng suất lao động cao, tạm thời kìm
giữ được những mâu thuẫn kinh tế - xã hội ở một giới hạn nhất định nên hiện nay
chủ nghĩa tư bản hiện đại vẫn còn tiềm năng để phát triển. Trong khi đó, chủ nghĩa
xã hội là một chế độ xã hội tiến bộ, là tương lai của loài người, phù hợp với quy luật
phát triển của lịch sử bị sụp đổ, thất bại bởi duy trì một mô hình kinh tế kế hoạch



43G08Ai73Fv4cJO
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status