Văn hóa ứng xử của người Hà Nội trong thời kỳ đổi mới hiện nay - pdf 18

Download miễn phí Luận văn Văn hóa ứng xử của người Hà Nội trong thời kỳ đổi mới hiện nay



MỤC LỤC
 
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: QUAN NIỆM, ĐẶC ĐIỂM, VAI TRÒ VĂN HÓA ỨNG XỬ VÀ XÂY DỰNG VĂN HÓA ỨNG XỬ CỦA NGƯỜI HÀ NỘI TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI HIỆN NAY 6
1.1 Quan niệm, đặc điểm văn hóa ứng xử và xây dựng văn hóa ứng xử của người Hà Nội trong thời kỳ đổi mới hiện nay 6
1.2 Vai trò xây dựng văn hóa ứng xử của người Hà Nội trong thời kỳ đổi mới hiện nay 23
Chương 2: THỰC TRẠNG XÂY DỰNG VĂN HÓA ỨNG XỬ CỦA NGƯỜI HÀ NỘI TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY 29
2.1 Thực trạng xây dựng văn hóa ứng xử của người dân đô thị Hà Nội trong những năm gần đây
29
2.2 Thực trạng xây dựng văn hóa ứng xử của người dân nông thôn ngoại thành trong những năm gần đây 52
Chương 3: YÊU CẦU VÀ GIẢI PHÁP TIẾP TỤC XÂY DỰNG VĂN HÓA ỨNG XỬ CỦA NGƯỜI HÀ NỘI TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI HIỆN NAY 70
3.1 Yêu cầu tiếp tục xây dựng văn hóa ứng xử của người Hà Nội trong thời kỳ đổi mới hiện nay
70
3.2 Giải pháp tiếp tục xây dựng văn hóa ứng xử của người Hà Nội trong thời kỳ đổi mới hiện nay
85
KẾT LUẬN 102
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 105
 
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

lịch - Hiện đại của người Hà Nội tại mỗi ngành, mỗi giới. Từ những người này sẽ nhân rộng hơn sự hiểu biết và do đó có ý thức hơn đối với việc trau dồi, bồi dưỡng nội dung: Văn minh - Thanh lịch - Hiện đại và thực hiện các quy ước văn hóa trong đa số cư dân nội thành.
- Kịp thời biểu dương người tốt - việc tốt, những điển hình tiên tiến, xuất sắc; kiên quyết phê phán những biểu hiện tiêu cực, lạc hậu, để phát triển các phong trào văn hóa sâu rộng nhằm mục tiêu: mọi người dân, mọi gia đình, mọi ngành, mọi đoàn thể đều biết và hưởng ứng, tham gia tích cực một (hay một số) phong trào văn hóa. Thông qua đó rút ra những kinh nghiệm tốt trong cách nghĩ, cách thực hiện, phối hợp các phong trào văn hóa ở các ngành, các đoàn thể. Đây là điều kiện thúc đẩy cuộc vận động TDĐKXDĐSVH đạt kết quả tốt hơn, trong đó có kết quả xây dựng văn hóa ứng xử.
- Căn cứ vào mục tiêu, nội dung cuộc vận động TDĐKXDĐSVH, các ngành, đoàn thể một mặt tập trung vào các nhiệm vụ cơ bản có tính xuyên suốt của cuộc vận động này là xây dựng người Hà Nội: Văn minh - Thanh lịch - Hiện đại và xây dựng các mô hình văn hóa (tổ dân phố văn hóa, khu dân cư văn hóa, ký túc xá văn hóa...); mặt khác, hướng các ngành, các đoàn thể vào việc thực hiện các quy chế, quy ước văn hóa như “Quy ước cưới: Trang trọng - Lành mạnh - Tiết kệm”, “Quy ước Tổ chức việc tang trên địa bàn Thành phố”, “Quy ước Tổ chức lễ hội” của Bộ Văn hóa - Thông tin, cũng như thực hiện các nhiệm vụ trọng điểm (lập lại trật tự kỷ cương trong giao thông và văn minh đô thị, chuẩn bị chu đáo và tổ chức thành công SEAGAMES 22 và PARAGAMES 2).
Việc xây dựng các mô hình văn hóa và phối hợp hoạt động của các ngành, đoàn thể vào việc thực hiện các nhiệm vụ văn hóa trọng điểm đã tạo ra môi trường và những hướng đột phá để xây dựng tốt hơn văn hóa ứng xử của người Hà Nội, trong đó có người dân đô thị.
2.1.3. Hạn chế và nguyên nhân hạn chế trong việc xây dựng văn hóa ứng xử của người dân đô thị Hà Nội trong những năm gần đây
2.1.3.1. Hạn chế trong việc xây dựng văn hóa ứng xử của người dân đô thị Hà Nội trong những năm gần đây
- Về thái độ ứng xử: Kinh tế thị trường với quy luật cạnh tranh tự do là miếng đất kích thích sự phát triển của chủ nghĩa cá nhân. Trong điều kiện phải cạnh tranh, mạo hiểm làm ăn theo nguyên tắc lời ăn, lỗ chịu cho nên không ít người nội thành phải dựa vào điểm tựa tinh thần dù chỉ có tác dụng rất mơ hồ - đó là tín ngưỡng, tôn giáo. Thế nên cùng với sự phát triển của chủ nghĩa cá nhân là tình trạng mê tín. Từ đó dẫn đến thái độ ứng xử phiến diện, có khi sai lầm, đối với các giá trị văn hóa truyền thống.
Song trong việc xây dựng văn hóa ứng xử vẫn chưa tìm được những biện pháp điều chỉnh thái độ ứng xử của người nội thành, để khắc phục có hiệu quả những biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân thực dụng, khắc phục niềm tin không lành mạnh và thái độ ứng xử có khi phiến diện đối với những giá trị văn hóa truyền thống.
- Về xây dựng văn hóa ứng xử với môi trường thiên nhiên: ở đô thị chưa được chú ý đúng mức. Hiện vẫn còn những hiện tượng chặt trộm cây để mở rộng không gian của một vài gia đình nào đó; nhất là tình trạng đổ trộm đất đá bê tông ra ao hồ, ra sông Hồng. Trong khi đó nội dung xây dựng văn hóa ứng xử với môi trường thiên nhiên chưa được chú ý đúng mức trong các phong trào văn hóa. Việc tổ chức Tết trồng cây hàng năm thường đuợc chú ý tổ chức ở ven đô, ngoại thành, mà chưa thấy tổ chức tại các đường phố nội thành.
- Cách thức ăn, ở, đi lại, sử dụng thời gian rỗi có những hạn chế sau:
+ Cơm bụi trên vỉa hè đã bộc lộ những nét thiếu văn hóa, như ăn, uống xô bồ ngay trên vỉa hè, cống rãnh bụi bặm, mất vệ sinh; thức ăn thừa, giấy lau mồm, lau tay, thìa, đũa, bát ngổn ngang trên bàn, dưới ghế. Đây rõ ràng là cách ăn làm xấu môi trường đô thị và không thanh lịch.
+ Việc đi lại ở nội thành chưa thành nếp “văn hóa tham gia giao thông”. Chẳng hạn tại những phố chưa có hệ thống đèn tín hiệu giao thông, việc điều chỉnh các dòng xe máy, xe đạp, ô tô, người đi bộ là rất hạn chế. Ngay tại lòng đường một số tuyến phố trung tâm, người ta đã in những chữ to nổi bật quy định các làn đường dành riêng cho từng loại phương tiện giao thông, song các chủ phương tiện giao thông và khách lữ hành vẫn không chú ý đến quy định đó. Nhiều người tùy nghi “tạt ngang, tạt ngửa”, do đó, rất dễ gây tình trạng ùn tắc hay tai nạn giao thông.
+ Việc sử dụng thời gian nhàn rỗi thể hiện tính tự chủ bản thân, thể hiện tính trưởng thành của văn hóa ứng xử. Và chính ở phương diện này đang phát sinh nhiều tệ nạn xã hội (đua xe trái phép, cờ bạc, ma túy, mại dâm...). Không ít người tìm cách tiêu khiển bằng những vật phẩm phi văn hóa trong thời gian rỗi. Thế nhưng cho đến nay, vẫn chưa chú ý thích đáng đến việc định hướng và tuyên truyền, giáo dục sử dụng thời gian rỗi sao cho bổ ích.
- Trong xây dựng quan hệ ứng xử với gia đình, bạn bè, đồng nghiệp và người lớn tuổi: vẫn chưa khắc phục có hiệu quả tính hình thức trong xây dựng “Gia đình Văn hóa”và cả xây dựng một số mô hình văn hóa khác. Cho nên vẫn chưa hình thành đuợc những cách thức điều chỉnh lời nói, hành vi ứng xử thiếu văn hóa, nhất là quy ước ngăn chặn và giải quyết những hành động tranh chấp, xung đột, hiềm khích trong gia đình, trong tổ dân phố, khu tập thể (bên cạnh việc phát huy vai trò của các tổ hòa giải).
- Cách thức tổ chức xây dựng văn hóa ứng xử: còn thiếu sự phối hợp giữa ngành văn hóa - thông tin và các ngành đoàn thể do nhận thức chưa rõ về vai trò có tính đột phá của văn hóa ứng xử đối với cuộc vận động TDĐKXDĐSVH. Chưa cụ thể hóa được tiêu chí “Người Hà Nội: Văn minh - Thanh lịch - Hiện đại” phù hợp với môi trường lao động, sản xuất, kinh doanh của mỗi cộng đồng (tổ dân phố, cơ quan, doanh nghiệp...). Cách thức cụ thể hóa, triển khai, thực hiện tiêu chí này chưa xuất phát từ ngay các cộng đồng, cho nên sức sống, sức phát triển của nó chưa lớn.
Ban chỉ đạo cuộc vận động TDĐKXDĐSVH ở một số ngành, đoàn thể còn coi nhẹ hay chưa chú ý xây dựng chương trình thực hiện phối hợp trong nội bộ mỗi ngành, đoàn thể. Do đó việc phối hợp liên ngành, đoàn thể thực hiện cuộc vận động TDĐKXDĐSVH, trong đó có văn hóa ứng xử, chưa thường xuyên và không hiếm trường hợp còn mang tính hình thức.
Việc tổ chức hội nghị đại biểu nhân dân các cấp bàn về cuộc vận động TDĐKXDĐSVH còn mang tính hình thức. Một số nơi chưa chú ý đến ý kiến của đại biểu các tổ dân phố, ý kiến của các cơ quan, doanh nghiệp, trường học đóng trên địa bàn. Vì thế, việc huy động các nguồn lực của khối đại đoàn kết toàn dân trong cuộc vận động này còn yếu và chưa thường xuyên; dẫn đến việc triển khai thực hiện một số nội dung của cuộc vận động còn chậm, như thực hiện nếp sống văn minh nơi công cộng, xây dựng tuyến ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status