Quảng cáo trên truyền hình Việt Nam – Từ lý luận đến thực tiễn - pdf 18

Download miễn phí Luận văn Quảng cáo trên truyền hình Việt Nam – Từ lý luận đến thực tiễn



MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN 1
BẢNG CÁC CHỮ VIẾT TẮT, THUẬT NGỮ TRONG LUẬN VĂN 2
PHẦN MỞ ĐẦU 3
1. Lý do chọn đề tài 3
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 4
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5
4. Phương pháp nghiên cứu 5
5. Ý nghĩa đóng góp của đề tài 6
6. Bố cục luận văn 7
Chương II: ĐẶC TRƯNG PHIM QUẢNG CÁO VÀ CÁC THỂ LOẠI QUẢNG CÁO TRÊN TRUYỀN HÌNH 7
PHẦN MỞ ĐẦU 8
Chương I 8
VAI TRÒ CỦA QUẢNG CÁO TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI 8
1.1. Quảng cáo - Những khái niệm 8
1.2 Vai trò của quảng cáo: 10
1.3. Nhiệm vụ- Mục đích của quảng cáo: 11
1.4. Các hình thức quảng cáo 12
1.5. Khái niệm về người viết kịch bản quảng cáo. 13
1.6. Khái niệm về phim quảng cáo trên truyền hình. 14
1.7. Lịch sử phát triển ngành quảng cáo trên thế giới: 16
1.8. Lịch sử phát triển ngành quảng cáo ở Việt Nam 21
Chương II 24
ĐẶC TRƯNG PHIM QUẢNG CÁO VÀ CÁC THỂ LOẠI QUẢNG CÁO TRÊN TRUYỀN HÌNH 24
2.1. Đặc trưng phim quảng cáo: 24
2.2 Nhân vật trong phim quảng cáo 39
2.3. Cốt truyện và chủ đề trong phim quảng cáo 39
2.4 Cấu trúc một bộ phim quảng cáo. 41
2.4. Các thể loại quảng cáo trên truyền hình: 45
2.5. Quy trình sản xuất TVC 51
Tiểu kết: 56
Chương III: 59
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG PHIM QUẢNG CÁO TRÊN TRUYỀN HÌNH CỦA VIỆT NAM 59
3.1. Những thành công đã đạt được 59
3.2. Hạn chế của phim quảng cáo trên truyền hình Việt Nam 71
3.3. Giải pháp nâng cao chất lượng phim quảng cáo trên truyền hìnhViệt Nam 85
Tiểu kết: 107
PHẦN KẾT LUẬN 108
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 115
DANH MỤC PHIM THAM KHẢO 117
 
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ỷ lệ 75% người sử dụng thích sử dụng bột giặt Ariel. Họ đưa ra lý do bột giặt Ariel khác với bột giặt thông thường vì chỉ cần bôi trực tiếp nước giặt lên vết bẩn rồi cho vào máy giặt, vết bẩn sẽ được giặt sạch, và đặc biệt không để lại cặn bám trên áo quần.
Ngoài ra cũng có những quảng cáo sữa cho trẻ em đã nêu lên được những thành phần thiết yếu chứa trong sữa đem đến sức khoẻ và trí tuệ cho trẻ. Những phim quảng cáo này thuyết phục được đối tượng người tiêu dùng sử dụng lý trí để mua hàng.
Quảng cáo đánh vào cảm xúc: Ngược lại với cách quảng cáo hướng tới đối tượng khách hàng lý trí, thì cách quảng cáo đánh vào cảm xúc lại có tác dụng không kém. Đây là cách khá khôn ngoan khi chỉ trong một phim ngắn chừng 30s – 60s mà các nhà làm phim quảng cáo đã lấy được nước mắt và sự đồng cảm của khán giả. Với những phim ngắn khơi gợi nên nỗi nhớ nhà, nỗi nhớ quê hương dịp Tết đến xuân về, bột nêm Krorr đã thực sự gây ấn tượng mạnh mẽ với hình ảnh bữa cơm gia đình đầm ấm mong chờ đứa con nơi phương trời xa. Hay phim quảng cáo của Coca-cola về sự chia sẻ đồng cảm của em bé trong gia đình khá giả với em bé cùng kiệt thiếu thốn gia đình. Hay quảng cáo của sữa Cô gái Hà Lan; sữa Vinammilk với những hình ảnh giàu tính nhân văn “Chung tay giúp trẻ em nghèo”, mang sữa đến với trẻ em vùng sâu vùng xa …
Quảng cáo dạng đánh vào cảm xúc này như một phim ngắn thực sự, có tác dụng gây ấn tượng đặc biệt với người xem.
tuỳ từng trường hợp vào mỗi loại sản phẩm được quảng cáo, tuỳ từng trường hợp vào đối tượng tiêu dùng sản phẩm mà các nhà sản xuất phim quảng cáo chọn cho phim của mình một hình thức thể hiện. Tuy nhiên, không phải mỗi bộ phim quảng cáo chỉ sử dụng một hình thức thể hiện, mà có thể trong một bộ phim quảng cáo chừng 30s thôi, cũng có sự pha trộn của rất nhiều hình thức thể hiện
2.5. Quy trình sản xuất phim quảng cáo
2.5.1. Nhận đặt hàng: Những thông tin về sản phẩm được quảng cáo.
Đơn đặt hàng này còn gọi là Creative Brief – thông tin sáng tạo. Trong Bảng thông tin sáng tạo có đủ các thông tin và yêu cầu của khách hàng doanh nghiệp. Người viết kịch bản dựa vào đó để sáng tạo ý tưởng và kịch bản.
Thông tin bao gồm: Tên doanh nghiệp hay sản phẩm; đặc điểm của doanh nghiệp hay đặc tính của sản phẩm; Đối tượng khách hàng tiềm năng sử dụng sản phẩm; Mục đích của chiến dịch quảng cáo; Mục tiêu sáng tạo; Nội dung chủ đề của phim quảng cáo; Thông điệp chính; Điểm độc đáo của doanh nghiệp, sản phẩm hay dịch vụ; Thời lượng; ngân sách… Mọi thông tin trên, người sáng tạo ý tưởng phải nắm rõ. Ngân sách làm phim cũng là một thông tin thiết yếu, nó giúp người viết kịch bản định hình được “khuôn khổ sáng tạo”. Là nhà văn, hay nhà thơ có thể tha hồ tưởng tượng về những điều cao siêu, kỳ vĩ xứng tầm vũ trụ. Nhưng là người viết kịch bản quảng cáo, họ phải làm quen với những khái niệm liên quan đến vấn đề kinh tế: như kinh phí làm phim, nó có thể giới hạn khả năng sáng tạo của người viết kịch bản. Bởi với một hợp đồng làm phim kinh phí thấp, thì không thể thoả sức mà sáng tạo. Người viết phải sáng tạo ra ý tưởng sao cho bối cảnh đơn giản, dễ thực hiện, số lượng nhân vật không quá nhiều, kỹ xảo không quá phức tạp hay thậm chí ít dùng kỹ xảo để tiết kiệm kinh phí. Ngược lại, với một hợp đồng “hạng sang”, người viết lại có thể tha hồ tưởng tượng: kỹ xảo 3D, bối cảnh phức tạp, diễn viên chuyên nghiệp thậm chí cả hoa hậu, ca sỹ nổi tiếng… là điều hoàn toàn có thể.
Việc sáng tạo ý tưởng phụ thuộc vào mức kinh phí sản xuất phim quảng cáo cũng chỉ là một công việc “bếp núc” của người viết kịch bản quảng cáo mà thôi. “Khéo ăn thì no, mà khéo co thì ấm”.
2.5.2. Hình thành ý tưởng
Lúc này là công việc của một nhóm sáng tạo hay công việc độc lập của người viết ý tưởng quảng cáo.
Ý tưởng được khơi gợi từ chính những thông tin trong bản thông tin sáng tạo (Creative Brief). Thông thường, trong một kịch bản quảng cáo, người viết sẽ phải trình bày tóm tắt nội dung ý tưởng của bộ phim quảng cáo. Trong phần này, nội dung được trình bày ngắn gọn, nêu lên được nội dung truyền tải, hình thức thể hiện và thông điệp mà phim quảng cáo hướng tới. Việc sáng tạo ý tưởng sẽ được đề cập cụ thể hơn ở chương III của luận văn.
Tiếp theo, mới đến phần trình bày kịch bản. Khác với cách trình bày kịch bản điện ảnh, cách trình bày kịch bản quảng cáo lại chia ô, chia cột rõ ràng. Thường bao gồm các cột thông tin: Số thứ tự cảnh - Cỡ cảnh - Nội dung hình ảnh - Nội dung âm thanh (lời bình, âm nhạc) - Thời lượng.
Kịch bản quảng cáo chuyên nghiệp đã khá gần với kịch bản phân cảnh của đạo diễn. Bởi với một kịch bản phim quảng cáo 30giây chỉ có chừng hơn 10 cảnh, nên các hình ảnh xuất hiện với thời lượng không nhiều và phải thật chính xác như một bản phân cảnh kỹ thuật. Đôi khi, trong người viết kịch bản quảng cáo còn sáng tác cả lời hát cho phim dưới dạng một bài thơ có vần điệu.
2.5.3. Dựng Storyboad
Storyboad là bản phân cảnh bằng hình vẽ phác hoạ. Storyboad được vẽ theo các cỡ cảnh và góc máy. Với phim truyện, việc vẽ Storyboad đóng vai trò quan trọng, giúp đạo diễn và quay phim khi ra hiện trường dễ dàng định hình được bối cảnh, góc máy, cách bố trí thiết bị quay. Tuy nhiên, không phải đạo diễn nào cũng sử dụng kịch bản storyboad.
Với phim quảng cáo, Storyboad là một khâu không thể thiếu. Bởi số lượng hình ảnh của phim quảng cáo không nhiều, storyboad có vai trò như một phân cảnh kỹ thuật của đạo diễn và quay phim, giúp cho việc làm phim trở nên chuyên nghiệp, hạn chế việc thiếu cảnh, thừa cảnh khi quay đồng thời giúp hoạ sỹ thiết kế hình dung được bối cảnh và chuẩn bị đạo cụ đúng như trong kịch bản đã nêu ra.
Quảng cáo là thuyết phục người tiêu dùng mua hàng, sử dụng dịch vụ và qui trình sản xuất phim quảng cáo cũng là qui trình thuyết phục bắt đầu từ chủ quảng cáo. Sau khi kịch bản storyboad đã hoàn thành, thì đây là lúc nhà sản xuất phim thuyết phục chủ quảng cáo. Một hội đồng duyệt sẽ được thành lập, ở đó có thể có ban lãnh đạo của doanh nghiệp và đặc biệt là giám đốc kinh doanh. Khi qua được “cửa ải” khắt khe, nhiều ý kiến khác nhau này, nếu suôn sẻ, bộ phim trên giấy mới bắt đầu được đưa ra trường quay.
2.5.4. Sản xuất phim (quay phim)
Quá trình này cũng giống như làm phim truyện. Với phim quảng cáo, yêu cầu sự đồng bộ và chuyên nghiệp tới từng bộ phận làm phim. Mỗi cảnh quay đòi hỏi sự chuẩn bị công phu về bối cảnh, ánh sáng, thiết bị kỹ thuật. Đạo diễn phải tìm ra những hình ảnh xúc tích nhất để diễn đạt một ý tưởng nào đó. Với một clip có thời lượng ngắn, nhưng được đầu tư khá lớn về kinh phí, cầu kỳ về bối cảnh, phục trang, dàn cảnh, cũng như thiết bị kỹ thuật để dàn dựng nên có rất nhiều phim quảng cáo hoành tráng, đạt chất lượng cả về nội dung lẫn nghệ thuật ngang với một bộ phim truyện nhựa.
2.5.5. Hậu kỳ
...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status