Đề cương Phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh công tác xây dựng làng văn hóa ở Quảng Nam trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa - pdf 18

Download miễn phí Đề cương Luận văn Phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh công tác xây dựng làng văn hóa ở Quảng Nam trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa



5. Cái mới của luận văn
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận chung về xây dựng LVH trong thời kỳ CNH, HĐH.
- Góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luận về văn hóa làng.
- Thuyết minh có căn cứ khoa học về sự tiếp nối biện chứng từ di sản văn hóa làng đến việc xây dựng làng văn hóa trong bối cảnh hiện nay.
- Đề xuất thêm một số kiến nghị với các cấp nhằm hoàn thiện Quy ước làng văn hóa và đẩy mạnh công tác xây dựng làng văn hóa.
- Nêu ra giải pháp cơ bản có tính khả thi góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả cuộc vận động xây dựng LVH ở nước ta nói chung và ở Quảng Nam nói riêng hiện nay.
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

Phần mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Trong chiến lược phát triển đất nước, vấn đề nông nghiệp - nông thôn có một vị trí đặc biệt. Các Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, VII, VIII của Đảng đều xác định quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) đất nước phụ thuộc rất lớn vào quá trình CNH, HĐH nông nghiệp - nông thôn. Giải quyết tốt vấn đề nông nghiệp - nông thôn và nông dân đã và vẫn sẽ là bài toán then chốt tạo tiền đề cơ bản cho chúng ta bước vào kỷ nguyên CNH, HĐH. Với khoảng 80% dân số sinh sống trên địa bàn nông thôn, các chiến lược phát triển kinh tế - xã hội quốc gia hay từng khu vực đã đặt nông nghiệp - nông thôn như một khu vực kinh tế - xã hội trọng điểm và giàu tiềm năng, có tính quyết định cho sự phát triển. Trong bối cảnh đó, nếu giải quyết tốt các vấn đề văn hóa ở nông thôn là chúng ta đã có những tiền đề và điều kiện cơ bản để giải quyết các vấn đề văn hóa khu vực, bởi đây là một bộ phận quan trọng trong cơ cấu văn hóa tổng thể, xét ở cả bình diện lịch sử cũng như cơ cấu văn hóa đương đại.
Trong bối cảnh chung đó, văn hóa nông thôn nằm ở đâu trên con đường phát triển của nông nghiệp - nông thôn? Nó đã và phải được gắn kết với quá trình phát triển kinh tế - xã hội chung như thế nào, đồng thời trong bối cảnh đẩy mạnh quá trình CNH, HĐH hoạt động văn hóa ở nông thôn phải có mục tiêu, nội dung; các biện pháp và bước đi ra sao để nó thực sự đóng vai trò là động lực của sự phát triển nông nghiệp - nông thôn? Đây là những vấn đề có tính chiến lược mà nếu giải quyết tốt sẽ là những cơ sở lý luận quan trọng cho sự phát triển văn hóa ở nước ta nói chung và Quảng Nam nói riêng trong giai đoạn sắp tới.
Cuộc vận động xây dựng làng văn hóa (LVH) của Đảng và Nhà nước ta đã và đang phát động nằm trong chiến lược lâu dài và đặc biệt quan trọng ở nông thôn nước ta trong giai đoạn hiện nay.
Nông thôn là một khu vực bao gồm hai thực thể xã hội cơ bản: làng - xã và các thị tứ, thị trấn; trong đó làng xã là thực thể xã hội cơ bản tiêu biểu cho xã hội nông thôn, là một khu vực tụ cư lâu đời của cư dân nông thôn. Trong biến thiên lịch sử, làng - xã và văn hóa làng - xã có một vị trí đặc biệt. Do đó, nói đến nông thôn trước hết là phải nói đến làng - xã, từ làng - xã ta có thể có một bức tranh khá toàn diện về xã hội nông thôn trong quá trình phát triển.
Làng - xã có thể hình dung như một quốc gia thu nhỏ, có sức sống vật chất và tinh thần bền vững. Vì vậy, trong bối cảnh CNH, HĐH đất nước hiện nay; phát huy những giá trị văn hóa làng, kết hợp với những yếu tố hiện đại qua cuộc vận động xây dựng LVH thực chất là quá trình "tiếp kiến biến văn hóa", là quy luật vận động tất yếu.
Xây dựng LVH là sự kết thừa và phát triển làng - xã Việt Nam trong điều kiện mới phù hợp với sự tiến bộ văn hóa. Làng là cái nôi văn hóa được ví như tấm gương phản chiếu sinh động nhất truyền thống tốt đẹp trong việc phát huy chủ nghĩa yêu nước, đoàn kết cộng đồng, xây dựng thuần phong mỹ tục, mối quan hệ xóm giềng, mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình, kết thành tinh hoa văn hóa dân tộc, tạo nên bản lĩnh văn hóa Việt Nam không bị đồng hóa bởi các thế lực xâm lược đô hộ. Tinh hoa ấy cần được phát huy mạnh mẽ biến thành động lực tinh thần của nông thôn mới - xây dựng LVH sẽ tạo ra được môi trường văn hóa lành mạnh để giữ gìn và phát huy BSVHDT, tiếp thu tinh hoa và văn hóa nhân loại.
Chính vì vậy, LVH chính là mảnh đất màu mỡ nuôi dưỡng và phát triển các giá trị đạo đức, tình cảm, lối sống của cộng đồng... Và, đây cũng chính là mảnh đất có khả năng tiềm tàng trong việc kìm hãm các nhân tố vừa có màu sắc thị trường vừa chưa phải là quan hệ thị trường trong xã hội hiện đại đã và đang tác động khá dữ dội đến mọi mặt của đời sống xã hội và gây ra những thay đổi đáng kể trong thang giá trị xã hội ở thời điểm hiện nay.
Mặt trái của kinh tế thị trường đang tạo ra sự đối lập giữa truyền thống và hiện đại; BSVHDT có những lúc, những nơi bị khống chế bởi các sức mạnh tự phát ghê gớm của nó như: khuyến khích chủ nghĩa cá nhân, lối sống thực dụng... Kinh tế thị trường phát triển, lũy tre làng không còn là vành đai cát cứ. Tuy nhiên, tính cục bộ, địa phương chủ nghĩa, "phép vua thua lệ làng", tệ cường hào ở nông thôn lại trỗi dậy - khi sức lao động và đất đai thành hàng hóa thì tình trạng giành đất, giành đồng nổi lên - Đây chính là nguyên nhân dẫn đến sự xáo trộn trong mối quan hệ giữa các làng và nảy sinh hàng loạt vấn đề về ý thức đoàn kết cộng đồng, diện mạo văn hóa...
Mặt khác, CCTT đang len lỏi ở những miền quê xa xôi nhất và đã phá vỡ nét thanh bình của làng - xã xa xưa. Cây đa, bến nước, sân đình; các di tích lịch sử - văn hóa đang bị hoang phế. Các tệ nạn xã hội đang có cơ hội và điều kiện chuyển dịch về nông thôn. Ma chay, cưới xin vẫn có xu hướng quay lại với tập tục rườm rà, tốn kém, xen lẫn cả mê tín dị đoan.
Chính vì vậy, xây dựng LVH là cơ hội để văn hóa làng sống lại, phát huy tính tích cực của nó. Văn hóa làng một khi đã hình thành vừa là kết quả hoạt động của những con người ở làng, đồng thời là môi trường, động lực làm cho từng thành viên trong cộng đồng làng tiếp tục tạo những giá trị văn hóa mới. Và, chỉ khi đó LVH mới thực sự khẳng định vai trò góp phần điều chỉnh các quan hệ xã hội trong CCTT, làm động lực phát triển nông thôn ở nước ta hiện nay.
Trong sự vận động tất yếu đó, Quảng Nam cũng như nhiều địa phương khác trong cả nước đã và đang thực hiện chủ trương xây dựng LVH. Cuộc vận động xây dựng LVH ở Quảng Nam tuy mới (1997) song đã đóng góp một phần tích cực vào nhiệm vụ chính trị của địa phương, được đông đảo quần chúng nhân dân đồng tình hưởng ứng. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện đã bộc lộ nhiều vướng mắc về lý luận và thực tiễn, chưa tạo ra được những mô hình đảm bảo chắc chắn và phù hợp với từng miền, vùng dân cư, diện của phong trào còn hạn chế... Xác định tầm quan trọng và tính bức thiết hiện nay của cuộc vận động LVH, tác giả chọn đề tài nghiên cứu: "Xây dựng LVH trong quá trình CNH, HĐH" nhằm góp thêm một số phương hướng và giải pháp thiết thực vào việc giải quyết có hiệu quả cuộc vận động xây dựng LVH.
2. Tình hình nghiên cứu: Lý luận và thực tiễn xây dựng làng văn hóa không hoàn toàn mới xét ở bình diện trên cả nước. Tuy nhiên, đối với tỉnh Quảng Nam đây là vấn đề tương đối mới vì cuộc vận động xây dựng làng văn hóa ở Quảng Nam chỉ mới được phát động vào ngày 12/7/1997 với chỉ thị 04/CT-TV của Ban thường vụ Tỉnh ủy. Do vậy, chưa có công trình nghiên cứu có hệ thống dưới dạng một luận văn khoa học giải quyết một cách thỏa đáng giữa lý luận và thực tiễn nhằm đẩy mạnh cuộc vận động xây dựng làng văn hóa ở tỉnh Quảng Nam.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
Mục đích nghiên cứu: góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luận...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status