Giáo dục thế giới quan duy vật biện chứng cho sinh viên ở Tây Nguyên hiện nay - pdf 18

Download miễn phí Luận văn Giáo dục thế giới quan duy vật biện chứng cho sinh viên ở Tây Nguyên hiện nay



MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương1: THẾ GIỚI QUAN DUY VẬT BIỆN CHỨNG VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC GIÁO DỤC THẾ GIỚI QUAN DUY VẬT BIỆN CHỨNG CHO SINH VIÊN Ở TÂY NGUYÊN HIỆN NAY 7
1.1. Thế giới quan và thế giới quan duy vật biện chứng 7
1.2. Tầm quan trọng của việc giáo dục thế giới quan duy vật biện chứng cho sinh viên ở Tây Nguyên hiện nay 16
1.3. Những nhân tố tác động đến thế giới quan và việc giáo dục thế giới quan duy vật biện chứng cho sinh viên ở Tây Nguyên hiện nay 29
Chương 2: GIÁO DỤC THẾ GIỚI QUAN DUY VẬT BIỆN CHỨNG CHO SINH VIÊN Ở TÂY NGUYÊN HIỆN NAY – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP 45
2.1. Thực trạng giáo dục thế giới quan duy vật biện chứng cho sinh viên ở Tây Nguyên hiện nay 45
2.2. Những vấn đề đặt ra trong việc giáo dục thế giới quan duy vật biện chứng cho sinh viên ở Tây Nguyên hiện nay 60
2.3. Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục thế giới quan duy vật biện chứng cho sinh viên ở Tây Nguyên hiện nay 69
KẾT LUẬN 86
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 88
PHỤ LỤC 93
 
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

êng của chúng. Mỗi điều may rủi xẩy ra với từng người, từng nhà, từng buôn làng đều có mối liên hệ giữa người với người, giữa người với thiên nhiên. Tất tả những mối quan hệ ấy đều trên thế bình đẳng, là quan hệ anh em, người Tây Nguyên đi tìm thần như là đi tìm người đồng minh, tìm “bạn tình” như Đam San đi tìm nữ thần Mặt trời... Trên thực tế chúng ta có thể khẳng định rằng, con người Tây Nguyên tự tin vào mối quan hệ bền vững, tốt đẹp của mình với môi trường. Phải chăng cái vẻ hoang sơ, huyền thoại trong cuộc sống khiến cho con người Tây Nguyên còn giữ được những phẩm chất “bản thiện” của người và “chưa bị tha hoá” bởi xã hội có giai cấp. Và chính cuộc sống mà trong đó hội tụ cả mọi miền thời gian, mọi nẻo không gian, cả hiện thực và huyền thoại, đã là mảnh đất màu mỡ cho trí tưởng tượng bay bổng và cho sức sáng tạo nghệ thuật.
Kiến trúc nhà mồ cũng là một nét văn hoá đặc trưng của Tây Nguyên. Nhà mồ là sản phẩm kết tinh của nhiều loại nghệ thuật, là tác phẩm nghệ thuật tổng hợp. Theo quan niệm của người Tây Nguyên, chết không phải là hết mà là sự tiếp tục của cuộc sống ở dạng khác để rồi sẽ trở lại làm người, cho nên nhà mồ cùng với lễ hội bỏ mả hợp thành biểu tượng, hợp thành bài ca đề cao cuộc sống, sự bất diệt của con người, chứ nó không phải là đền, miếu mạo để thờ người chết như ta thấy ở các vùng khác. Qua nhà mồ, hình ảnh sống động tốt đẹp của thế giới bên này được trao cho người chết để họ sống thanh thản ở thế giới bên kia. Sự tái sinh cuộc sống in đậm nét trong kiến trúc nhà mồ - một dạng kiến trúc mang đầy tính nhân văn. Giá trị văn hoá phi vật thể thành văn và không thành văn ở Tây Nguyên trong lĩnh vực nghệ thuật chủ yếu ở đây là các giá trị văn hoá dân gian khuyết danh và truyền miệng, đó là Folklore Tây Nguyên. Folklore là một thực thể sống và là một yếu tố cấu thành của tổng thể nền văn hoá dân tộc đậm đà, nó là cuốn sử thi của dân tộc Tây Nguyên. Mặc dù bản sắc của từng dân tộc biểu hiện những sắc thái riêng của mình, nhưng có thể nói đến ở Tây Nguyên từ sử thi ÊĐê đến các trường ca BaNa, GiaiRai, M’Nông,…đều nói về các anh hùng thuở khai sáng và khát vọng của con người Tây Nguyên hướng về cội nguồn tổ tiên, về cội nguồn dân tộc. Tất cả những yếu tố ấy có ảnh hưởng đến việc hình thành thế giới quan, góp phần trong việc tạo dựng phẩm chất khoan dung, lối ứng xử hài hoà, ý thức cộng đồng của con người Tây Nguyên.
Về giáo dục - đào tạo và khoa học - công nghệ: Do có nhận thức đúng tầm quan trọng của vấn đề giáo dục - đào tạo nên sau ngày Miền Nam hoàn toàn giải phóng, Đảng bộ và nhân dân các tỉnh Tây Nguyên đã đẩy mạnh cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa trên lĩnh vực tư tưởng và văn hoá, đưa cuộc cách mạng này đi trước một bước để tạo ra tiền đề cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Mục đích chủ yếu của cuộc cách mạng này là phát triển giáo dục - đào tạo, phát triển khoa học - công nghệ để nâng cao trình độ dân trí, xây dựng tiềm lực trí thức ở Tây Nguyên.
Qua hơn 30 năm xây dựng tiềm lực trí thức cho Tây Nguyên đã thu được thành tựu khá to lớn. Nếu như trước ngày Miền Nam chưa giải phóng, trình độ dân trí các dân tộc Tây Nguyên còn rất thấp, tiềm lực khoa học hầu như chưa có gì, dân cư phần lớn chưa biết đọc, chưa biết viết thì hiện nay thì nay đa số trẻ em đã được đến trường, có 99,24% số xã đạt chuẩn phổ cập tiểu học và chống tái mù chữ, gần 32% số xã đạt chuẩn phổ cập trung học cơ sở. Số trường, lớp đến năm học 2005 - 2006 tăng 39% so với năm học 2001 - 2002, cơ bản xoá được tình trạng học ca ba. Đặc biệt Đại học Tây Nguyên (hơn 30 năm qua đã đào tạo khoảng 1.600 sinh viên dân tộc thiểu số, hiện nay tỷ lệ sinh viên dân tộc thiểu số chiếm 20% trong tổng số sinh viên hệ chính quy), Đại học Đà Lạt (tỷ lệ sinh viên dân tộc thiểu số chiếm 7% trong tổng số sinh viên hệ chính quy) trở thành trung tâm đào tạo lớn của toàn vùng. Ở một số vùng đồng bào dân tộc thiểu số có hình ảnh rất sinh động là nếu như trước đây nhà trường và giáo viên đi tìm học sinh thì nay học sinh đã tìm đến trường, tìm đến giáo viên để học tập. (Nguồn số liệu của Ban chỉ đạo Tây Nguyên cung cấp).
Những thành tựu trong giáo dục - đào tạo tạo ra những điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế, xã hội, tạo điều kiện trực tiếp cho việc nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân Tây Nguyên nói chung và sinh viên nói riêng. Cùng với những thành tựu trong giáo dục - đào tạo, những thành tựu trong phát triển kinh tế đã ảnh hưởng tích cực đến việc giáo dục và tiếp thu thế giới quan duy vật biện chứng cho sinh viên ở Tây Nguyên hiện nay.
Trong đời sống xã hội, những nhân tố duy vật từng bước được khẳng định, và đang dần dần đẩy lùi những quan niệm thần bí, mê tín, những hủ tục, tập quán lạc hậu; Lối tư duy mang tính trực quan, cảm tính, tư duy kinh nghiệm từng bước bị phá vỡ thay vào đó là trình độ tư duy lý luận ngày càng được nâng cao. Đây là một nhân tố cực kỳ quan trọng của thế giới quan duy vật biện chứng.
1.3.2.4. Ảnh hưởng của yếu tố tâm lý và truyền thống
Các dân tộc Tây Nguyên quan niệm truyền thống là những di tồn xã hội, sức mạnh của tập quán được hình thành từ “khai thiên lập địa” và được truyền từ đời này sang đời khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác cho đến hôm nay.
Tâm lý của người Tây Nguyên không tách rời truyền thống của họ, nó in đậm trong các phong tục tập quán, trong lễ hội, trong sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo và các yếu tố tâm lý ấy cũng ảnh hưởng đến thế giới quan và việc giáo dục thế giới quan duy vật biện chứng cho sinh viên.
Sống trên một vùng cao nguyên rộng lớn, các dân tộc Tây nguyên từ ngàn xưa đã biết phát rừng, đốt rẫy, trồng lúa, trồng ngô…, biết đấu tranh với thiên nhiên để tồn tại và phát triển. Với núi cao rừng thẳm, đất rộng người thưa, trình độ làm chủ của con người còn hạn chế đã hình thành tập quán du canh, du cư, tập quán đó cứ tồn tại và truyền từ đời này sang đời khác, tạo nên tâm lý “ỷ lại” núi rừng, “nay đây mai đó”.
Xã hội Tây Nguyên cổ truyền tổ chức theo chế độ mẫu hệ và đã in đậm vào truyền thống, tâm lý, phong tục tập quán của người Tây Nguyên. Trong hội mùa, đồng bào thường gọi thần núi, thần sông, thần nương rẫy, thần lúa, thần ngô…đều là bà Pap Pôm. Phong tục của người GiaRai, BaNa, ÊĐê… con cái tính theo dòng mẹ, lấy họ mẹ. Trong hôn nhân, con gái đóng vai trò chủ động. Nếu như ở người Kinh trước đây con gái phải thực hiện “tam tòng” thì ở đồng bào các dân tộc Tây Nguyên thì ngược lại, con gái bắt chồng, cưới chồng, cưới xong thì con trai xuất giá, rời bỏ cha mẹ, anh em; và nếu vợ chết thì lấy em gái vợ làm vợ. Trong cuộc sống, vai trò của người phụ nữ trở thành chính yếu, từ việc nắm giữ kinh tế, đến nuôi dạy con cái, tổ chức cuộc sống đều đặt lên vai người phụ nữ. Người đàn ông chủ yếu lo nươ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status