Vấn đề nâng cao đạo đức cách mạng cho cán bộ lãnh đạo, quản lý nhà nước trong giai đoạn hiện nay ở nước ta - pdf 18

Download miễn phí Luận văn Vấn đề nâng cao đạo đức cách mạng cho cán bộ lãnh đạo, quản lý nhà nước trong giai đoạn hiện nay ở nước ta



MỤC LỤC
 
Trang
Mở đầu 1
Chương 1: ĐẠO ĐỨC CỦA CÁN BỘ LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC Ở NƯỚC TA HIỆN NAY - THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ NẢY SINH 5
1.1. Yêu cầu đạo đức của người cán bộ lãnh đạo, quản lý nhà nước trong giai đoạn hiện nay 5
1.2. Thực trạng đạo đức của cán bộ lãnh đạo, quản lý nhà nước và những nguyên nhân 32
Chương 2: NHỮNG GIẢI PHÁP CƠ BẢN NÂNG CAO ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG CHO CÁN BỘ LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC HIỆN NAY 50
2.1. Tăng cường công tác giáo dục đạo đức cách mạng và phát huy ý thức tu dưỡng phẩm chất đạo đức của người cán bộ lãnh đạo, quản lý nhà nước 50
2.2. Tăng cường hiệu lực quản lý, kiểm tra, giám sát đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý nhà nước 55
2.3. Lành mạnh hóa môi trường kinh tế - xã hội 62
Kết luận 65
Danh mục tài liệu tham khảo 67
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ảng viên hiện nay. Tuy nhiên, cũng phải có sự đổi mới nhận thức, không nên hiểu chữ "kiệm" với nghĩa hạn hẹp, đòi hỏi cán bộ quản lý phải "thắt lưng, buộc bụng", "nắm cơm với quả cà" để xây dựng CNXH, cán bộ không được mua sắm và sử dụng những phương tiện hiện đại... Cái chúng ta cần đấu tranh, giáo dục đối với cán bộ là lối sống gấp, sự xa xỉ, lãng phí chạy theo thị hiếu không lành mạnh về văn hóa và đạo đức.
"Liêm" là không tham ô, tôn trọng tài sản của công dân và của nhân dân. Chúng ta muốn xây dựng thành công CNXH thì trước hết đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý nhà nước phải là tấm gương về "liêm". Cán bộ lãnh đạo, quản lý không nghiêm, vi phạm các thói xấu như tham ô, móc ngoặc, hối lộ, tư lợi bất minh... thì không mang lại được niềm tin cho quần chúng, làm suy yếu xã hội. Đây chính là một trong những vấn đề nhức nhối hiện nay ở nước ta mà Chính phủ xem là một tệ nạn xã hội. Nhiều cán bộ lãnh đạo quản lý trở thành tội phạm chỉ vì danh lợi bất minh, bất "liêm".
"Chính" là việc phải thì dù nhỏ cũng làm, việc trái thì dù nhỏ cũng tránh. Tức là đòi hỏi cán bộ phải có tính thẳng thắn, trung thực, làm theo lẽ phải, đấu tranh chống sự giả dối, không trung thực, cơ hội, lợi dụng chức quyền làm việc bất minh. Đó chính là một trong những phẩm chất tư cách tốt của người cán bộ lãnh đạo quản lý nhà nước. Ngày nay, trong điều kiện kinh tế thị trường, cán bộ lãnh đạo quản lý nhà nước càng cần được giáo dục, rèn luyện phẩm chất đó.
"Chí công vô tư" trong điều kiện kinh tế thị trường được hiểu với nghĩa quyền lợi và nghĩa vụ của mọi người bao giờ cũng gắn với xã hội, không tách rời, cô lập một cách tuyệt đối khỏi lợi ích xã hội. Hoạt động của cá nhân phải trên cơ sở nền tảng của xã hội, vì xã hội trong đó có quyền lợi trực tiếp của bản thân mình. Trong từng nhiệm vụ cụ thể, mọi người phải lấy lợi ích chung của tập thể, của quốc gia, của dân tộc đặt lên trên lợi ích cá nhân mình. Cán bộ lãnh đạo quản lý không được vì quyền lợi (nhất là quyền lợi không chính đáng) của riêng bản thân mình mà vi phạm tới lợi ích tập thể, lợi ích quốc gia. Chí công vô tư với nghĩa như vậy vẫn phải là nội dung giáo dục và xây dựng đạo đức cho cán bộ lãnh đạo quản lý nhà nước ở nước ta hiện nay
Thực tế cho thấy, sự hiểu biết kết hợp với nhiệt tình cách mạng là cơ sở, điều kiện tạo nên hành động đúng đắn của người cán bộ. Chính bằng hành động, bằng những việc làm cụ thể, bằng tấm gương của mình về cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư cán bộ sẽ thuyết phục, quy tụ, tổ chức được mọi người xung quanh thực hiện tốt chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Sẽ là giả dối và lý thuyết suông khi cán bộ "nói một đằng làm một nẻo", nói những điều viển vông trừu tượng mà không chú ý giải quyết những công việc đời thường. Có người thường dạy dỗ người khác những điều to tát nhưng khi phải ủng hộ lẽ phải, bảo vệ lợi ích chân chính cho một con người cụ thể, mà việc đó đụng chạm đến lợi ích, địa vị của mình thì họ lại né tránh, làm như vậy họ tự đánh mất mình và làm mất đi lòng tin và sự tín nhiệm của mọi người. Người Việt Nam giàu tình cảm và rất thực tế, họ coi một tấm gương sáng của người cán bộ, có giá trị gấp trăm, gấp nghìn lần lời lẽ tuyên truyền đẹp đẽ nhưng lại không thực tế. Phẩm chất đạo đức có sức thuyết phục nhất của người cán bộ hiện nay là tấm gương, là hành vi gương mẫu, là lòng trung thực của họ. Khi người cán bộ không còn trong sáng, phẩm chất đạo đức giảm sút, hành động không xuất phát từ trách nhiệm phục vụ nhân dân, mà đặt quyền lợi của cá nhân lên trên hết, thì tất yếu dẫn đến hành vi tham nhũng, vụ lợi, vị kỷ, vô trách nhiệm...
Thứ tư, Cán bộ có tinh thần nỗ lực học tập, cần cù, có chí tiến thủ. Công cuộc đổi mới của đất nước ta là sự nghiệp to lớn và khó khăn, đòi hỏi mọi cán bộ phải học hỏi nắm vững kiến thức, mà trước hết là kiến thức trong lĩnh vực hoạt động của mình, khắc phục được chủ nghĩa giáo điều và chủ nghĩa kinh nghiệm. Đảng ta coi việc nỗ lực học tập, cầu tiến bộ của cán bộ cũng là một phẩm chất đạo đức cách mạng. Đảng ta cho rằng: "Học tập là nghĩa vụ bắt buộc đối với mọi cán bộ, đảng viên và phải được quy định thành chế độ. Lười học tập, lười suy nghĩ, không thường xuyên tiếp nhận những thông tin mới, những hiểu biết mới, cũng là biểu hiện của sự thoái hóa" [5, 141]. Nếu người cán bộ ngại học tập, thỏa mãn với những trí thức đã có thì sẽ dẫn đến sự lạc hậu, không tiên phong về trí tuệ, do đó không đủ khả năng để lãnh đạo quần chúng nhân dân vượt qua những thử thách mới.
Thứ năm, Người cán bộ phải có ý thức tổ chức kỷ luật nghiêm, có ý thức tự phê bình và phê bình, giữ gìn sự thống nhất trong Đảng và liên hệ mật thiết với nhân dân, biết lắng nghe những ý kiến của nhân dân. Người cán bộ có đạo đức cách mạng là người có ý thức tổ chức kỷ luật cao, không độc đoán cá nhân, tự cho phép mình cao hơn tổ chức, tự cho phép mình đứng ngoài kỷ luật. ý thức tổ chức kỷ luật của người cán bộ phải được thể hiện cả trong suy nghĩ lẫn trong hành động, cả trong cách nói năng lẫn trong giao tiếp ứng xử hàng ngày; đồng thời phải được thể hiện ở ý thức tự phê bình và phê bình cao. Có như vậy mới đảm bảo cho Đảng không những thống nhất về tư tưởng, quan điểm mà còn thống nhất về tổ chức và hành động, làm cho toàn Đảng là một khối thống nhất. Trong điều kiện đổi mới hiện nay, Đảng đòi hỏi người cán bộ phải nêu cao tinh thần sáng tạo, song điều đó không có nghĩa là vượt qua các nguyên tắc, vi phạm các quy chế của Đảng. Cán bộ phải chấp hành nghiêm các chính sách, pháp luật của Nhà nước, tôn trọng các quy định của cơ quan Nhà nước, gắn bó và quan hệ mật thiết với quần chúng nhân dân, khéo léo tổ chức và lãnh đạo nhân dân; thành tâm học hỏi quần chúng nhân dân, kiên trì dựa vào quần chúng, giáo dục và phát động quần chúng thực hiện mọi chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, phải luôn chăm lo đến đời sống của quần chúng.
Thứ sáu, Phẩm chất đạo đức của người cán bộ còn được biểu hiện ở lòng trung thành với quyền lợi của giai cấp công nhân quốc tế và phong trào cách mạng thế giới.
Cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới; cách mạng của các nước có ảnh hưởng, tác động lẫn nhau trong mối quan hệ tương hỗ, các nước đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau trên cơ sở bình đẳng, cùng có lợi và tôn trọng các điều ước quốc tế.
Ngày nay, trước những biến động phức tạp của tình hình quốc tế, thì sự trung thành với chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công nhân và phong trào cách mạng thế giới được coi như là một phẩm chất cao quý của người cán bộ cách mạng. Các cán bộ lãnh đạo quản lý nhà nước phải thể hiện được phẩm chất đạo đức đó bằng hành động cách mạng như phấn đấu th...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status