Vấn đề xây dựng đạo đức mới cho sinh viên Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay - pdf 18

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thanh niên - sinh viên là một lực lượng đông đảo trong xã hội, là nguồn lực quan
trọng trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh
đã chỉ rõ: "Một năm khởi đầu từ mùa xuân. Một đời khởi đầu từ tuổi trẻ. Tuổi trẻ là mùa
xuân của xã hội". Nếu không có thế hệ trẻ, sẽ không có sự phát triển nối tiếp lịch sử của
mỗi quốc gia, dân tộc, cũng như không có sự phát triển của nhân loại. Chính vì vậy,
trong các thời kỳ cách mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn coi trọng công tác đào tạo,
bồi dưỡng thế hệ trẻ, đặc biệt là sinh viên cả về trình độ học vấn, chuyên môn đến lý
tưởng cách mạng, bản lĩnh chính trị v.v.. để sinh viên trở thành người chủ tương lai của
dân tộc vừa “hồng” vừa “chuyên”, là lớp người xứng đáng kế tục sự nghiệp cách mạng
của Đảng, của dân tộc vì mục tiêu “độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội”.
Từ năm 1986, Việt Nam chính thức bước vào thời kỳ đổi mới, xoá bỏ chế độ bao cấp và
chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, từng bước tham gia vào
quá trình toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế thế giới. Đây vừa là thời cơ, vừa là thách thức
đối với quá trình phát triển của cách mạng Việt Nam. Bên cạnh mặt tích cực, quá trình toàn
cầu hoá cũng bộc lộ không ít hạn chế, mâu thuẫn với bản chất của chủ nghĩa xã hội, tác
động tiêu cực đến nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội, nhất là lĩnh vực đạo
đức.
Sinh viên là một tầng lớp xã hội “đặc thù”, năng động, sáng tạo trong học tập, có ý
chí vươn lên, thích tìm tòi cái mới và dễ thích nghi với cái mới v.v. nhưng do kinh
nghiệm và vốn sống còn hạn chế, sự trải nghiệm chưa nhiều… nên sinh viên cũng dễ bị
ảnh hưởng từ mặt tiêu cực của kinh tế thị trường, từ những phức tạp của xu thế toàn cầu
hoá.
Thực tế cho thấy, bên cạnh đại bộ phận sinh viên say mê trong học tập, chịu khó
trong trau dồi, rèn luyện đạo đức, phẩm chất nhân cách để trở thành những chủ nhân
tương lai của đất nước, vẫn còn một bộ phận không nhỏ sinh viên sống thực dụng, xa
hoa, lãng phí, thậm chí có lối sống “thác loạn”, xa rời truyền thống đạo lý của dân tộc.
Tại đại hội X, Đảng ta chỉ rõ: “Tình trạng suy thoái, xuống cấp về đạo đức, lối sống, sự
gia tăng tệ nạn xã hội và tội phạm đáng lo ngại, nhất là trong lớp trẻ” [17, tr.172 - 173]
Để khắc phục sự suy thoái về đạo đức trong một bộ phận sinh viên, để không
ngừng nâng cao phẩm chất đạo đức cách mạng, bồi dưỡng thế giới quan, nhân sinh quan
cộng sản cho sinh viên, đào tạo các thế hệ sinh viên Việt Nam kế tục và phát huy
nguyên khí quốc gia, lực lượng bổ sung quan trọng cho đội ngũ trí thức trong tương lai,
nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ đắc lực sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá
đất nước, thì “Vấn đề xây dựng đạo đức mới cho sinh viên Việt Nam trong bối cảnh
toàn cầu hoá hiện nay” càng trở nên cấp thiết.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Trong thời gian qua đã có nhiều công trình, bài viết, nhiều tác giả đi sâu nghiên cứu
về công tác giáo dục đạo đức, lối sống và lý tưởng cách mạng cho thanh niên - sinh viên
trong bối cảnh toàn cầu hoá. Tiêu biểu là một số công trình sau đây:
- Nhóm các đề tài và luận văn viết về đạo đức thanh niên - sinh viên, có:
+“Giáo dục lý tưởng cách mạng cho thế hệ trẻ Việt Nam trong điều kiện mới”, Báo
cáo khoa học của Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh (1996-1997).
+ Nguyễn Trọng Chuẩn - Nguyễn Văn Huyên (2002): “Giá trị truyền thống trước
thử thách toàn cầu hoá” Nxb Chính trị Quốc gia.
+ “Đạo đức sinh viên trong quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam - thực trạng, vấn đề và giải pháp”, đề tài cấp Đại
học Quốc Gia Hà Nội (năm 2003).
+ “Giáo dục ý thức đạo đức cho sinh viên Việt Nam hiện nay” của TS Võ Minh
Tuấn (2003).
+ “Xây dựng lối sống có văn hoá của thanh niên Thành phố Hồ Chí Minh trong
công cuộc đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa", Luận án TS của Đặng Thành
Quang (2005).
+ “Bồi dưỡng lý tưởng cách mạng cho thanh niên trong giai đoạn hiện nay”, Kỷ
yếu hội thảo của Đảng uỷ khối cơ quan Trung ương về công tác tư tưởng (2005); “Xây
dựng bản lĩnh thanh niên hiện nay” do TS Hồ Bá Thâm (chủ biên) (2006).
+ “Định hướng giá trị cho sinh viên trong giai đoạn hiện nay”,Báo cáo khoa học
chuyên đề Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tháng 10 năm 2007.
+ Lê Hữu Nghĩa, Trần Khắc Việt, Lê Ngọc Tòng (đồng chủ biên) “ Xu thế toàn cầu
hoá trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 2007.
+ “Đạo đức sinh viên trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay ở Việt Nam - thực
trạng và giải pháp (qua khảo sát một số trường Đại học và Cao đẳng ở Hà Nội)”, luận văn
thạc sỹ triết học của Vũ Thanh Hương ( 2004).
+ “Vấn đề giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho sinh viên Việt Nam hiện nay (qua
thực tế một số trường Đại học và Cao đẳng ở thành phố Hà Nội)”, luận văn thạc sỹ triết
học của Doãn Thị Chín (2004); v.v..
- Nhóm các bài trên các tạp chí viết về đạo đức trong xu thế toàn cầu hoá hiện
nay:
+ Đặng Cảnh Khanh (2000): “Vấn đề toàn cầu hoá và thế hệ trẻ Việt Nam hiện
nay” Tạp chí Cộng sản; Vương Thị Bích Thuỷ (2000)
+ “Kế thừa và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống ở nước ta trong bối cảnh
toàn cầu hoá”, Tạp chí nghiên cứu lý luận.
+ “Toàn cầu hoá: lợi và hại”, Thông tấn xã Việt Nam, Hà Nội năm 2000; Lê Thị
Tuyết Ba (2003) “Chuẩn mực đạo đức trong bối cảnh của nền kinh tế thị trường ở nước
ta hiện nay”, Tạp chí Triết học.
+ Nguyễn Trọng Chuẩn (1995) “Đôi điều suy nghĩ về giá trị và sự biến đổi của
các giá trị khi nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường”.
+ Tạp chí triết học; Đỗ Huy (1998) “Định hướng xã hội chủ nghĩa về quan hệ đạo
đức cơ chế thị trường ở nước ta hiện nay”.
+ Tạp chí Triết học; Nguyễn Trọng Chuẩn (2001) “Kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay và những biến động trong lĩnh vực đạo đức”.
+ Tạp chí Triết học; Đỗ Huy (2002) “Cơ chế, chuẩn mực đạo đức xã hội và những
hành vi đạo đức cá nhân”.
+ Tạp chí Triết học; Nguyễn Thế Kiệt (1996) “Quan hệ giữa đạo đức và kinh tế
trong việc định hướng các giá trị đạo đức hiện nay”.



0Ludu6foL3t5RU7
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status